Cách tính thâm niên nhà giáo mới nhất 2022

Thâm niên nhà giáo là một trong những loại phụ cấp ưu đãi cho viên chức, người lao động công tác trong lĩnh vực giáo dục nhằm bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoạt tính chưa đầy đủ trong mức lương theo chức danh.

Do đó, phụ cấp thâm niên là khoản tiền được nhiều người quan tâm. Để giải đáp các thắc mắc về phụ cấp thâm niên nhà giáo, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Cách tính thâm niên nhà giáo chúng tôi.

Điều kiện và thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên?

Điều kiện và thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP Nghị định quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Theo đó, nhà giáo để được hưởng phụ cấp thâm niên cần đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định như sau:

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

– Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).

– Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm:

– Thời gian tập sự.

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.

– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

– Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

Vậy, mức phụ cấp thâm niên của nhà giáo như thế nào. Để tìm hiểu mời theo dõi phần tiếp theo của bài viết Cách tính thâm niên nhà giáo.

Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo?

Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo?

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Năm 2022 nhà giáo có tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên?

Bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung là một trong những nội dung cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW. Đến lượt mình, điều 76 Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 cũng đã bỏ phụ cấp thâm niên khỏi các chế độ dành cho nhà giáo. Theo quy định hiện hành, giáo viên được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định.

Tuy nhiên, tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII từ ngày 5 – 9/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tán thành với kiến nghị của Ban cán sự đảng Chính phủ về thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 1/7/2022 đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Do đó, trong năm 2021 nhà giáo vẫn tiếp tục được phụ cấp thâm niên theo quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP.

Việc điều chỉnh như vậy là hợp lý và phù hợp với tình hình diễn biến covid kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng tại Việt Nam thời gian qua.

Thông qua bài viết Cách tính thâm niên nhà giáo, quý bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích về điều kiện, thời gian tính hưởng cũng như cách tính thâm niên nhà giáo. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được tư vấn.