Cách tính nồng độ mol để giải các dạng bài tập hóa học liên quan
Nồng độ mol là gì? Cách tính nồng độ mol như thế nào? Áp dụng công thức tính nồng độ mol để giải toán
Biết được cách tính nồng độ mol sẽ giúp bạn dễ dàng giải các bài tập hóa học. Vậy bạn đã nắm được phần kiến thức này hay chưa? Theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây để có thể “xử gọn” các bài toán hóa học khó nhé.
Nồng độ mol là gì?
Trước khi tìm hiểu về nồng độ mol là gì cũng như công thức nồng độ mol thì các bạn cần phải biết mol là gì và làm thế nào để tính được số mol. Mol là một đơn vị đo lường được sử dụng trong hóa học. Số mol được kí hiệu là n và để tính số mol bạn có thể áp dụng những công thức sau:
Công thức tính số mol
Trong hóa học, nồng độ mol hay còn gọi là nồng độ phân tử gram. Nồng độ mol cho biết số mol của chất tan có trong 1 lít dung dịch. Như vậy khi căn cứ vào nồng độ mol sẽ giúp xác định được mức độ đậm đặc của dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Công thức tính nồng độ mol
Nồng độ mol thể hiện mối liên hệ giữa số mol của chất tan với thể tích của dung dịch. Nồng độ mol được kí hiệu là Cm và có công thức tính như sau:
Nồng độ mol = Số mol chất tan / Số lít dung dịch
Ký hiệu:
Cm=nV
Trong đó:
- n là số mol của chất tan (đơn vị: mol).
- V là thể tích dung dịch (đơn vị: lít)
Công thức tính nồng độ mol rất đơn giản và dễ nhớ
Trong quá trình giải các bài tập hóa học để tính nồng độ mol các bạn có thể áp dụng những công thức sau:
- Tính nồng độ mol từ số mol và thể tích: Với cách tính này bạn có thể áp dụng công thức chúng tôi chia sẻ ở trên.
- Tính nồng độ mol từ khối lượng và thể tích: Với cách tính này bạn cần tính được số mol của chất tan. Sau khi đã biết số mol bạn tính nồng độ mol theo công thức thông thường.
Như vậy, nếu muốn tính được nồng độ mol của dung dịch, đầu tiên bạn cần phải tính được số mol chất tan và xác định được thể tích dung dịch. Sau khi đã biết được 2 thông số này thì việc giải toán sẽ không quá khó khăn.
Nắm được cách tính nồng độ mol sẽ giúp bạn giải bài tập dễ dàng hơn
Một số bài tập
Dưới đây là một số bài tập minh họa về cách tính nồng độ mol các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về những công thức này:
Ví dụ 1: Hãy tính nồng độ mol của 0,5 mol MgCl2 trong 1, 5 lít dung dịch
Giải: Áp dụng công thức tính nồng độ mol, ta có:
Cm=0,51.5= 0,33 (mol)
Ví dụ 2: Tính nồng độ mol của một dung dịch có chứa 0,5 mol NaCl có trong 5 lít dung dịch.
Giải: Nồng độ mol sẽ được tính như sau:
Cm=0,5/5= 0,1 (mol)
Ví dụ 3: Tính nồng độ mol của dung dịch khi hòa tan 15,8g KMnO4 trong 7,2 lít nước.
Giải:
Số mol của KMnO4 là: nKMnO4 =15,8/158=0,1 (mol)
Nồng độ mol của dung dịch: Cm=0,1/7,2=0,0139
Ví dụ 4: Tính khối lượng chất tan có trong 600ml dung dịch CuSO4 có nồng độ mol là 1,5 mol/lít
Giải:
Ta có V = 600 ml = 0,6 lít
Áp dụng công thức Cm=n/V => nCuSO4 =V.Cm=0,6.1,5=0,9 (mol)
Khối lượng CuSO4: mCuSO4 = 0,9. 160=144 (gam)
Nồng độ mol là gì, cùng với những chia sẻ về cách tính nồng độ mol của dung dịch VOH online vừa cung cấp hy vọng có thể giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này. Mong rằng với những kiến thức đã chia sẻ có thể giúp các bạn nắm vững và áp dụng hiệu quả trong quá trình giải toán. Những bài toán liên quan đến nồng độ mol cách giải không quá khó nếu các bạn ghi nhớ được những kiến thức, công thức cơ bản. Vậy nên hãy trang bị cho mình những nền tảng cơ bản nhất để học tốt bộ môn này nhé.