Cách tính giá bán sản phẩm để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp – Theadvancedmanager

Giá sản phẩm chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Bạn vẫn đang bâng khuâng không biết cách tính giá sản phẩm như thế nào cho hợp lý? Hãy tham khảo ngay các cách tính giá bán sản phẩm theo 2 hình thức sỉ và lẻ dưới đây của Theadvancedmanager để tìm ra giá bán phù hợp cho sản phẩm của mình nhé! 

cách tính giá bán sản phẩm

Tầm quan trọng của việc tính giá bán sản phẩm 

Như đã nói, giá bán chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp. Bạn không thể quyết định giá bán theo sở thích của cá nhân. Để có thể đưa ra một mức giá phù hợp cho một sản phẩm bạn cần lưu ý đến một số yếu tố quyết định. Dưới đây là một số vai trò mà một mức giá phù hợp có thể mang lại cho doanh nghiệp như: 

+ Tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

+ Tiết kiệm được thời gian bán hàng. Khách hàng sau khi nhìn giá sản phẩm có thể đoán biết được đây có phải là sản phẩm phù hợp với họ hay không 

+ Là một trong những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 

+ Là yếu tố quan trọng giúp định vị thương hiệu của doanh nghiệp bạn trong mắt khách hàng 

+ Giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý được doanh thu và lợi nhuận của mình. 

Để có thể đưa ra bảng tính giá sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo một số yếu tố sau: 

Các yếu tố bên ngoài 

+ Bản chất của thị trường: Một sản phẩm trong thị trường nhất định sẽ có cách định giá riêng, tuy vào tính chất của thị trường. 

+ Tính cạnh tranh: Bạn cần nắm được thông tin giá bán sản phẩm của đối thủ, so sánh sản phẩm của mình với họ để tìm ra được nhưng ưu nhược điểm của sản phẩm. Từ đó, xóa bỏ những nhược điểm của sản phẩm doanh nghiệp và đưa ra mức giá phù hợp để lấy lợi thế cạnh tranh. 

+ Một số yếu tố khác: Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến một số yếu tố khác trên thị trường như: Lạm phát, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ thất nghiệp,… để có thể đưa ra cách tính giá bán sản phẩm phù hợp. 

Các yếu tố bên trong 

+ Mục tiêu Marketing: Giá là một cũng những yếu tố quan trọng để quyết định được chiến lược Marketing đã đề ra có thành công hay không. 

+ Chi phí để tạo ra sản phẩm: Tất cả các chi phí để đưa sản phẩm đến tay của khách hàng chính là yếu tố cốt lõi để bạn quyết định mức giá bán của mình. Nếu chi phí tạo ra sản phẩm của bạn cao hơn đối thủ và bạn không muốn hi sinh phần lợi nhuận của doanh nghiệp thì bắt buộc giá bán sản phẩm của bạn sẽ phải cao hơn đối thủ của mình. Điều này sẽ làm cho lợi thế cạnh tranh về giá của bạn bị mất đi. 

+ Chiến lược bán hàng: Tùy thuộc với doanh nghiệp mong muốn tiếp cận thị trường như thế nào để quyết định mức giá bán phù hợp cho sản phẩm. Bạn có thể định giá sản phẩm của mình thấp hơn đối thủ nếu muốn đi theo chiến lược thâm nhập thị trường. Nếu bạn muốn đi theo chiến lược “hớt ván” thì mức giá của bạn có thể sẽ cao hơn đối thủ, song song với đó chất lượng sản phẩm của bạn cũng cần cao hơn. 

Ngoài ra, nếu bạn sợ rằng việc giảm giá đột ngột của mình sẽ khiến cho giá trị thương hiệu bị giảm xuống, bạn có thể tận dụng các chương trình khuyến mãi. Đây chính là lý do để bạn có thể vừa thu hút được khách hàng, vừa có thể giảm giá bán sản phẩm như mong muốn của doanh nghiệp. 

cách tính giá bán sản phẩm

Cách tính giá bán sản phẩm 

Bạn có thể tham khảo một số cách tính giá bán lẻ sản phẩm dưới đây để tìm ra được mức giá phù hợp với sản phẩm của mình: 

Tính giá vốn cho sản phẩm 

Giá vốn sản phẩm được hiểu là giá gốc của sản phẩm. Nó là tất cả các chi phí để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng như: Chi phí nguyên vật liệu, nhân công, Marketing,… 

Công thức tính: 

Giá gốc sản phẩm = Giá nguyên vật liệu + Các chi phí khác (Marketing, nhân công,…) 

Tìm hiểu thị trường và vẽ chân dung khách hàng 

Bạn cần xác định được sản phẩm mình đang bán trước khi bán lẻ các sản phẩm. Một số thông tin mà bạn cần lưu ý như: Bạn đang bán sản phẩm nào? Sản phẩm đó thuộc lĩnh vực nào? Đối tượng mục tiêu của bạn là ai? … 

Để có thể phân khúc đúng khách hàng của sản phẩm, bạn nên xác định rõ thói quen mua hàng, nhu cầu sản phẩm cũng như tính năng sản phẩm mà khách hàng mong muốn có. Đây chính là các yếu tố đầu vào để bạn tạo nên sản phẩm. 

Hãy nghiên cứu thật kỹ thị trường và nhóm khách hàng của bạn trước khi quyết định mức giá mà bạn sẽ bán ra. 

Xác định biên độ lợi nhuận mong muốn 

Biên độ lợi nhuận, tức là lợi nhuận mà bạn mong muốn khi bán một sản phẩm. Các thương hiệu lớn đã và đang tận dụng lợi thế giá thấp để tăng lợi nhuận của họ và chiếm lĩnh thị trường. Mục tiêu của các công ty lớn thường là kiếm được 30 – 50% lợi nhuận khi bán ra một sản phẩm. Họ tận dụng lợi thế quy mô sản xuất để có thể giảm chi phí tạo ra sản phẩm xuống là lựa chọn một mức giá theo đúng như biên độ lợi nhuận mà họ mong muốn. 

Chính vì vậy, biên độ lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng để bạn có thể xác định được mứa giá sản phẩm cho sản phẩm của công ty. 

Đặt giá niêm yết cho sản phẩm 

Sau khi đã có được những thông tin cần thiết về chi phí, thị trường cũng như biên độ lợi nhuận mà bạn mong muốn. Đây là lúc bạn có thể tính ra được mức giá phù hợp cho sản phẩm của mình theo công thức: 

Giá bán lẻ = [(Giá vốn) / (100 – % lợi nhuận mong muốn)] x 100

Ví dụ: Tất cả chi phí để bạn tạo ra sản phẩm là 1 triệu vnđ và biên độ lợi nhuận mà bạn mong muốn là 50% thì mức giá sản phẩm của bạn sẽ là:  [(1.000.000) / (100 – 50)] x 100 = 1.500.000 vnđ

Kết luận 

Trên đây là cách tính giá bán sản phẩm cơ bản và đơn giản nhất mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng cần phải biết. Ngoài ra bạn có thể định giá sản phẩm của mình theo đối thủ cạnh tranh, theo cảm nhận của khách hàng … Hi vọng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp bạn có thể tối đa hóa được lợi nhuận của mình và đưa doanh nghiệp phát triển hơn. Chúc bạn ngày càng thành công, buôn may bán đắt hơn nhé.