Cách thức quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non

1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 2 số 1

Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế xã hội đã đem đến cho quá trình sống, học tập và rèn luyện của học sinh ngày càng nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi đối với sự phát triển nhân cách của các em. Vì vậy, việc trang bị những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc sống rất cần thiết với các em những chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh khi được trang bị những kĩ năng sống cần thiết sẽ giúp các em phát triển toàn diện, ứng phó với những tình huống của cuộc sống, vững vàng đối diện với mọi hoàn cảnh. Bên cạnh những kĩ năng giúp phát triển nhận thức, tư duy thì kĩ năng quản lý cảm xúc là một trong những kĩ năng quan trọng giúp các em làm chủ bản thân, vượt qua những cám dỗ, những thói hư tật xấu để hoàn thiện nhân cách, để dễ dàng lấy được chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa thành công.

Theo từ điển Tiếng Việt: Cảm xúc là sự rung động trong lòng về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào đó của hiện thực, với người khác và với bản thân.

Quản lý cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ những cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó, hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đó đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.

Đôi khi con người không hành động theo lí trí mà hành động theo cảm xúc. Cảm xúc tích cực sẽ giúp con người lạc quan và hạnh phúc. Còn cảm xúc tiêu cực sẽ dễ dàng phá hủy những mối quan hệ xung quanh và đôi khi làm tổn thương đến chính bạn. Vì vậy, chúng ta rất cần quản lý tốt cảm xúc để chúng ta có thể cân bằng và đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Một số kĩ năng cơ bản giúp quản lý tốt cảm xúc:

Nhận thức cảm xúc:

Bản thân chúng ta phải cảm nhận được chính cảm xúc của mình, phải hiểu mình, hiểu được những gì người khác nói về mình, cảm xúc của mình ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Thay đổi suy nghĩ của mình:

Học cách quản lý cảm xúc là học cách thay đổi suy nghĩ về vấn đề mà chúng ta đang gặp phải và tìm một việc hay một hành động nào đó thay thế.

Ghi lại suy nghĩ của bản thân:

Viết ra giấy những gì bản thân cảm nhận được. Đó có thể là những cảm xúc tiêu cực, khó chịu về bạn bè, học hành hay những mối quan hệ có mâu thuẫn khác, Đây cũng là một cách giải tỏa tâm lý. Sau khi chúng ta bình tâm trở lại hãy xem lại những gì mình mới vừa viết, chúng ta sẽ có cách giải quyết vấn đề.

Một số kĩ năng quản lý cảm xúc tiêu cực:

1. Cảm xúc tức giận:

Biểu hiện
Hậu quả
Cách kiềm chế

  • Tim đập nhanh, thở dồn dập.
  • Nắm chặt tay thành nắm đấm.
  • Mặt đỏ bừng, cau mày và nheo mắt lại.
  • Các cơ cứng lại.
  • Cãi nhau, xúc phạm nhau.
  • Đánh nhau.
  • Đập phá đồ đạc.
  • Bỏ nhà đi.
  • Trầm cảm.
  • Uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.
  • Hít thở sâu, đừng vội phản ứng.
  • Xác định nguyên nhân tức giận.
  • Miêu tả trạng thái tức giận của mình cho người kia biết.
  • Chơi thể thao/ đi gặp bạn bè/ nghe nhạc.
  • Tìm đến người thân hoặc người tin cậy để tâm sự và tư vấn.

2. Cảm xúc căng thẳng:

Biểu hiện
Tác hại
Cách kiểm soát

  • Đau đầu, tức ngực, khó thở.
  • Luôn lo lắng, ấm ức, khó chịu, buồn bã, hay cáu gắt vô cớ.
  • Dễ xúc động
  • Não kém linh hoạt, kém minh mẫn.
  • Tim: mệt mỏi
  • Mắt: giảm thị lực, thâm quầng hoặc sưng húp mắt.
  • Đơ, đau nhức lưng, cổ.
  • Dạ dày: đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: trầm cảm
  • Bình tĩnh, luôn lạc quan, nghĩ về hướng tích cực.
  • Nói không trước áp lực của người khác.
  • Chia sẻ, giải tỏa với người thân.
  • Tập thể dục, nghe nhạc,
  • Cười nhiều hơn.
  • Dừng ngay việc làm mình căng thẳng (uống 1 ly nước lọc)

3. Cảm xúc sợ hãi:

Biểu hiện
Cách kiểm soát

  • Tinh thần hoảng loạn.
  • Đau đầu, nhịp tim đập mạnh.
  • Khó thở, chóng mặt, ra mồ hôi.
  • Cảm thấy lạc lõng
  • Phân tích nỗi sợ hãi.
  • Hít thở thật sâu.
  • Suy nghĩ tích cực, nghĩ đến điều hài hước.
  • Tự tin khi hành động.(kế chuyện chú chim én con tin vào chiếc lá thần kỳ nên đã có thể tự bay xa được Hãy cố gắng và tin vào chính bản thân mình, ta sẽ vượt qua nỗi sợ hãi.

Đồng thời, giáo viên có thể kể cho học sinh nghe những câu chuyện có liên quan đến kĩ năng quản lý tốt cảm xúc. Ví dụ như mẫu chuyệnĐừng hành động khi đang giận dữ;Hai hạt mầm;giá trị của lời động viên;

2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 2 số 2

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bạo hành trẻ, và một trong những nguyên nhân sâu xa là giáo viên (GV) thiếu các kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân.

Phương pháp để quản lý cảm xúc còn hạn chế

GV mầm non là người quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo ở bậc học đầu tiên này. Mỗi đứa trẻ sau này sẽ là ai, sẽ trở thành người như thế nào, nhân cách của trẻ sẽ phát triển ra sao? Một phần trách nhiệm thuộc về các cô nuôi dạy trẻ, người mẹ hiền thứ hai của các em.

ThS. Trần Thị Thảo, khoa tâm lý Giáo dục Trường ĐH Thủ đô Hà Nội cho rằng, kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân là yếu tố quan trọng trong hoạt động sư phạm, đặc biệt GV mầm non phải có được kỹ năng này ở mức cao.

GV mầm non rất dễ phải đương đầu với các tình huống liên tục quấy khóc, nghịch phá, la hét, không nghe lời, không chịu ănở trẻ cộng với cả núi công việc chuyên môn khác. Tình trạng này nếu kéo dài khiến họ rơi vào trạng thái căng thẳng về tâm lý, dẫn đến mất kiểm soát về nhận thức, cảm xúc, hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập của trẻ.

Từ những năm cuối thế kỷ XX trở lại đây, những nghiên cứu về cảm xúc đã ngày càng được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các trường học. Hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về cảm xúc cũng chỉ ra những biểu hiện cảm xúc và nguyên nhân có những cảm xúc đó một cách chung chung, họ chưa đưa ra những phương pháp để quản lý cảm xúc.

Ở Việt Nam, nghiên cứu vấn đề cảm xúc nói chung, kỹ năng quản lý cảm xúc nói riêng đang trên bước đường hình thành và phát triển, còn là một lĩnh vực mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn. Những nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GV mầm non còn chưa nhiều và các nghiên cứu mới chỉ xoay quanh thực trạng nhu cầu, hạn chế của hoạt động này ở tầm khái quát.

Chính vì vậy phải có nhiều công trình nghiên cứu ở tầm sâu hơn về lĩnh vực này để góp phần nâng cao, phát triển hoàn thiện và phong phú hơn về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GV mầm non, tạo môi trường học tập lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng GD.

Hiểu được cảm xúc của chính mình

Hiện nay tình trạngbạo hành trẻở các có sở GD mầm non có chiều hướng gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nhiều trẻ bị bạo hành đã để lại những sang chấn tâm lý nặng nề, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Điều đáng ngại nhất là đối tượng có hành vi bạo hành với các em lại chính là những người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng các em. Theo các nhà tâm lý, bên cạnh yếu tố nghề nghiệp, năng lực giáo dục thì căng thẳng tâm lý trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các hành vi bạo lực.

Giáo viên căng thẳng, áp lực, liệu học sinh có được thoải mái, vui vẻ? Hay cảm xúc tiêu cực đó sẽ lan truyền tới chính học sinh của mình? Và, lớp học liệu có hạnh phúc hay không khi giáo viên trong tâm thái lo lắng, căng thẳng như vậy?

Theo ThS. Hoàng Thế Hải, khoa Tâm lý GD, Trường ĐHSP, ĐH Đà Nẵng, GV mầm non cũng là một trong những đối tượng dễ bị những tác động gây stress, bởi họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức trong cuộc sống và trong hoạt động nghề nghiệp.

Trong khi đó, đây là đối tượng chủ yếu là nữ, có tính nhạy cảm cao, dễ xúc động, dễ tổn thương. Những đặc điểm đó khiến giáo viên mầm non dễ nhạy cảm với những thay đổi và trong những hoàn cảnh nhất định, họ dễ chịu tác động của các nhân tố gây stress. Khi không vượt qua được, họ dễ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, mức độ nặng hơn có thể là rối nhiều hành vi, bạo hành với trẻ.

Từ câu chuyện bạo hành trẻ ở Trường Mầm non Ecokids, một điều kiện tiên quyết, cần thiết đối với thực tiễn của người giáo viên đó là hiểu được cảm xúc của chính mình. Làm thế nào để tích hợp yếu tố cảm xúc với việc áp dụng kiến thức chuyên môn của mình trong giảng dạy cũng là một câu hỏi cần sự giải đáp của mỗi giáo viên.

Cảm xúc của giáo viên có quan hệ mật thiết trong hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó việc người giáo viên biết kiểm soát cảm xúc của mình mỗi khi lên lớp là rất cần thiết. Đây cũng là bài học dành cho những giáo viên đã và đang, sẽ trở thành GV mầm non người mẹ hiền thứ hai của các em.