Cách thức gia tăng giá bán sản phẩm trong sự hài lòng của khách hàng

Giá bán sản phẩm là một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của cả doanh nghiệp. Bởi vì, giá bán sản phẩm là yếu tố chính quyết định mức độ tăng giảm của lợi nhuận doanh nghiệp từng thời kỳ, đồng thời giá bán sản phẩm còn thể hiện trình độ tổ chức và quản lý các yếu tố sản xuất của các nhà quản trị. Mặt khác, giá bán sản phẩm là thước đo thể hiện giá trị của sản phẩm do vậy nó ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của chính doanh nghiệp trên thương trường.

Giá bán sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm là tất cả các chi phí mà doanh nghiệp phải chịu để tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và chi phí này được thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho kỳ mà chúng trở thành bộ phận giá vốn của hàng hóa được bán bởi doanh nghiệp.

Các loại chi phí cấu thành giá bán sản phẩm

Chi phí cố định

Cho dù khối lượng bán ra là bao nhiêu, các chi phí này phải được đáp ứng hàng tháng. Chi phí cố định bao gồm tiền thuê nhà hoặc trả tiền thế chấp, khấu hao tài sản cố định (chẳng hạn như ô tô và thiết bị văn phòng), tiền lương, bảo hiểm, tiện ích,…. Các chi phí này không thay đổi, bất kể doanh thu của doanh nghiệp tăng hay giảm.

>>> Xem thêm: Chi phí cố định trong doanh nghiệp

Chi phí biến đổi

Đây là những khoản chi phí có thể bán được biến động từ tháng này sang tháng khác liên quan đến doanh số bán hàng và các yếu tố khác, chẳng hạn như chi phí dành cho khuyến mại, sự thay đổi giá của vật tư, tiền hoa hồng, đồ dùng văn phòng, in ấn, quảng cáo,…. Khi ước tính chi phí biến đổi, hãy sử dụng số liệu trung bình dựa trên ước tính của tổng hàng năm.

>>> Xem thêm: Chi phí biến đổi

Giá vốn hàng bán

Là chi phí nhập sản phẩm để bán lại hoặc chi phí sản xuất sản phẩm. Phí vận chuyển và giao hàng thường được bao gồm trong giá vốn. Giá vốn là chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính vì nó cung cấp thước đo tỷ suất lợi nhuận gộp khi so sánh với doanh thu. Đây là một thước đo quan trọng để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu.

Thời điểm nào thích hợp để định giá sản phẩm?

Việc định giá đòi hỏi thời gian và nghiên cứu thị trường kỹ lượng. Tuy nhiên nhiều chủ doanh nghiệp coi việc định giá là một lần và “hy vọng giá của mình tốt nhất”. Cách làm như vậy khiến rủi ro khó nắm bắt hoặc lợi nhuận không cao như kỳ vọng.

Hãy cân nhắc việc định giá lại sản phẩm khi nhà quản lý gặp các trường hợp sau:

  • Giới thiệu một sản phẩm hoặc dòng sản phẩm mới
  • Chi phí thay đổi
  • Tham gia một thị trường mới
  • Đối thủ cạnh tranh thay đổi giá
  • Nền kinh tế đang trải qua thời kỳ lạm phát hoặc suy thoái kinh tế
  • Chiến lược bán hàng thay đổi
  • Khách hàng kiếm được nhiều tiền hơn nhờ sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà quản lý.

Quyết định giá bán sản phẩm như thế nào để có được lợi nhuận?

Giá vốn cộng thêm lợi nhuận

Việc quyết định giá bán sản phẩm và dịch vụ chính là nhân tố quan trọng nhất trong việc tối đa hóa doanh thu.

Nếu giá bán sản phẩm quá cao so với số tiền khách hàng có thể chi trả được thì cho dù giá trị sản phẩm có lớn đến mấy cũng khó có thể làm khách hàng hai lòng. Ngược lại nếu giả bản sản phẩm thấp hơn giá gốc, nhà quản lý sẽ bị thua lỗ, không thể tiếp tục công việc kinh doanh. Thế nên nhà quản lý cần đưa ra được một giá bán sản phẩm hợp lý, làm sao để khách hàng thỏa mãn với giá cả và giá trị của sản phẩm đó, đồng thời cũng cân bằng giữa cung và cầu của sản phẩm đó. Nên có thể nói việc quyết định giá bán sản phẩm là vấn đề liên quan đến sự sống còn của một doanh nghiệp.

Trong việc nấu ăn, người đứng bếp cần có cho mình những cách hâm nóng riêng, phát huy được tối đã hương vị của các nguyên liệu. Để tạo ra được phương pháp đó, người đầu bên đã phải thử đi thử lại rất nhiều lần. Và việc điều chỉnh giá bán sản phẩm ở mức cân bằng cũng cũng tương tự như vậy.

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp cần làm gì để tăng doanh thu và lợi nhuận?

Vậy làm thế nào để quyết định giá bán sản phẩm?

Đầu tiên, đối với bên bán, giá bán của sản phẩm được quyết định dựa trên cấu trúc lãi lỗ (cơ cấu lợi nhuận). Trong trường hợp này, phương pháp định giá thường là tổng của giá vốn và lợi nhuận mục tiêu (Mark-up pricing – phương pháp định giá cộng phí).

Ví dụ: Doanh Nghiệp A đưa ra sản phẩm dầu gội đầu B sau 3 tháng. Giá vốn sản phẩm 200ml là 100.000vnd, khi đó cộng thêm 50.000vnd lãi ta sẽ có được giá bán là 150.000vnd.

Tỷ suất mark-up (mark-up percentage) là chỉ số được dùng khi định giá bán sản phẩm dựa trên giá vốn hàng bán. Nó được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho giá vốn hàng bán.

Ở ví dụ dưới đây, con số này là 50%. Tương ứng với nó, tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng (tỷ lệ tổng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên tổng doanh thu) là chỉ tiêu thể hiện mức tổng lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được. Nó được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận bán hàng chia cho tổng doanh thu. Giá bán (tổng doanh thu) là 150.000vnd, tổng lợi nhuận là 50.000vnd nên ta có tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng là 33,33%

phuong-phap-dinh-gia-chi-phi

Bảng phương pháp định giá cộng chi phí (mark-up pricing)

Cơ cấu lợi nhuận của công việc kinh doanh là tỷ lệ cấu thành của lãi lỗ trong kinh doanh, và nó phản ảnh mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được và các chi phí sản xuất. Ví dụ, ta có doanh thu là 100, giá vốn hàng bản là 70, chi phí quản lý bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 20, lợi nhuận kinh doanh là 10. Để đảm bảo mức lợi nhuận kinh doanh là 10 ta cần đạt được tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng là 30% (lợi nhuận 30 / doanh thu 100, nên mức tối thiểu cho tỷ suất mark-up sẽ là 42,9% (lợi nhuận bán hàng 30 / giá vốn hàng bán 70).

Tuy nhiên, đôi khi cũng có những trường hợp không thể vận dụng hoàn hảo phương pháp công thêm lợi nhuận vào giả vốn như thế này. Nhà quản lý sẽ rất khi định giá sản phẩm khác biệt hẳn so với mức chung của thị trường nếu có sự xuất hiện của những yếu tố như tình hình thị trường của sản phẩm đó, gia chung trên thị trường, thời giá trong ngành, thời gia của thị trưởng liên quan. Vì thế cho dù nhà quản lý có tính theo cách này, nhà quản lý cũng sẽ khó có thể cộng thêm được lợi nhuận mong muốn, và đành phải bán ra với giá thấp hơn giá vốn. Lúc đó, nhà quản lý sẽ phải xem xét lại nguyên vật liệu đang sử dụng và thay đổi phương thức sản xuất để có thể hạ bằng được chi phí xuống.

Tùy vào các ngành nghề khách nhau, tỷ suất mark-up sẽ có sự chênh lệch rất lớn.

Các mặt hàng như kim loại quý hay đồ gia dụng thường có thời gian lưu kho dài, và nếu không phải nhân dịp nào đó, thì chỉ thỉnh thoảng chúng mới được bản. Vì thế tỷ suất mark-up cho các sản phẩm này thường cao. Ngoài ra, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp cũng khiến tỷ suất này được tăng thêm.

Hơn nữa, trong các ngành cần nhiều chi phí cho việc nghiên cứu phát triển, và quảng cáo như dược phẩm, mỹ phẩm cũng có tỷ suất mark-up cao, vì thế tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng cũng cao.

Tương tự, tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng trong ngành sản xuất kính mắt cũng cao. Tuy giá vốn của sản phẩm thấp nhưng do sản phẩm thường chỉ bán được vào những ngày cuối tuần và ngày lễ nên người ta thường phải bỏ ra nhiều chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng như tiền thuê nhà, phí nhân sự… Vì vậy tỷ suất mark-up sẽ cao.

Mặt khác, ngành hàng tiêu dùng nhanh buôn bán các vật dụng hàng ngày thường có tỷ suất mark- up thấp. Sự cạnh tranh giá bán sản phẩm khốc liệt khiến doanh nghiệp phải thay đổi giá bán sản phẩm từng ngày. Ví dụ ở đây chính là siêu thị, cửa hàng thuốc (drug store), bán hàng trực tuyến… Trong trường hợp bán hàng online, có nhiều trang web áp dụng các loại phần mềm khảo sát giá để định mức giá thấp nhất cho sản phẩm của mình.

Mọi chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng nếu nhầm lẫn giá bán?

Phương pháp quyết định giá bán sản phẩm rất quan trọng nếu chi phí nguyên liệu tăng lên mà nhà quản lý lại không tăng giá bán sản phẩm chủ doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được lợi thuận thu về cho doanh nghiệp. Điều quan trọng là làm thế nào để khách hàng chấp nhận việc tăng giá thành sản phẩm.

Trong trường hợp khách hàng không chỉ không hiểu được lý do tăng giá sản phẩm mà còn công nhận rằng cùng với việc tăng giá bán sản phẩm, cả chất lượng và giá trị sản phẩm cũng tăng, thì tình hình buôn bán sau khi tăng gia sẽ hầu như không gì khác so với trước. Chính vì thế, nhà quản lý cũng cần phải chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ngược lại, khi phải hạ giá thành sản phẩm, sẽ có lúc nhà quản lý phải bán thấp hơn giá vốn, vì vậy nhà quản lý cần phải thận trọng cần nhắc thời điểm giảm giá, số tiền có thể giảm…

Có rất nhiều hình thức giảm giá khác nhau, ví dụ như “giảm nửa giá sau 5 giờ chiều” của các của hàng bán đồ tươi sống, giảm giá vào cuối tuần và các ngày lễ giảm giá khi điều chỉnh giá… Sẽ có lúc nhà quản lý phải quyết định bán hết sản phẩm cho dù phải bán với giá thấp hơn giá vốn thay vì để sản phẩm tồn kho và bỏ đi.

Ví dụ: Gần đây có doanh nghiệp bị nhà thầu ép giá trong suốt nhiều năm liền hay mặc dù giá bán sản phẩm được quyết định lúc tình hình ngoại hối ổn định nhưng hiện tại lại bị thua lỗ. Nhưng cho dù ở vị trí yếu thế hơn so với các nhà thầu nhưng nhà quản lý cũng nên định kì xem lại giá hợp đồng. Nhà quản lý tuyệt đối không để tuột mất thời điểm đàm phần thích hợp.

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất X chuyên chế tạo các loại mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng. Một hôm có người khách đến và đặt hàng “Tôi muốn các vị làm cho tôi một sản phẩm có thiết kế như thế này với số tiến 5 triệu vnd”. Doanh nghiệp này đã chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, thế nhưng đến gần ngày giao hàng, vị khách đó vẫn chưa hài lòng với sản phẩm.

Vậy liệu số tiến 5 triệu vnd có phải là cái giá thích đáng?

Doanh nghiệp này tuy có hệ thống tính toán giá vốn, thế nhưng việc điền vào bảng chấm công hàng ngày lại không được thực hiện đầy đủ. Nên việc tính toán phân chia chi phí nhân công cũng bị làm qua loa. Vì thế, họ không thể biết chính xác giá vốn của sản phẩm trên.

Tuy nhiên, sau đó bằng việc can thận nhập báo cáo chấm công hàng ngày, họ đã biết được tương đối chính xác giá vốn. Trong trường hợp trên, giá vốn lên tới 5,5 triệu vnd. Ban đầu, họ dự toán chi phi sản xuất 4,3 triệu vnd, lợi nhuận kỳ vọng là 700 nghìn vnd, nên đã nhận thầu với giá 5 triệu vnd. Nhưng sau rất nhiều lần chỉnh sửa sản phẩm, chi phi nhân công bị đội lên, khiến doanh nghiệp lỗ 500 nghìn vnd.

Nếu cứ tiếp tục như thế này, doanh nghiệp chắc chắn sẽ phá sản. Ví dụ ở trên cho thấy được tầm quan trọng của việc tỉnh toán giá vốn và việc lập dự thảo ngân sách khi quyết định giá nhận thầu (doanh thu).

6 cách tăng giá bán sản phẩm trong sự hài lòng của khách hàng

Như vậy từ những hân tích trên, Taca sẽ đề xuất cho bn đọc 6 cách tăng giá bán sản phẩm như sau:

Cách 1: Giữ nguyên giá và giảm số lượng hàng bán so với trước đây

Đây là 1 trong những hình thức khá là khéo léo dù có tăng giá mà vẫn luôn giữ chân được khách hàng. Thay vì trước kia nhà quản lý bán cùng mức giá đó với số lượng 5 – 7 chiếc thì giờ đây nhà quản lý vẫn giữ nguyên mức giá đó và bằng cách giảm đi 1 – 2 sản phẩm, nếu khách hàng nào có nhu cầu mua thêm thì sẽ tính riêng mức giá đó bên ngoài, như vậy doanh thu đảm bảo vẫn như mong muốn, mà lại giúp mang lại lợi nhuận cao hơn hẳn, cũng như không khiến khách hàng khó chịu.

Cách 2: Giữ nguyên mức giá và giảm đi khối lượng

Cũng tương tự như cách vừa rồi, thay vì những sản phẩm được bán với số lượng từng chiếc, cái thì đây sẽ là giảm đi khối lượng, như trước đây khách hàng mua bánh sinh nhật với kích thước 80 cm sẽ có giá 200.000vnd, thì bây giờ nhà quản lý vẫn giữ nguyên mức giá 200.000vnd nhưng kích thước của bánh sẽ chỉ cón 75cm. Vậy là khách hàng sẽ không cảm thấy khó chịu khi cửa hàng nhà quản lý tăng giá như vậy.

Cách 3: Ghi rõ giá khuyến mãi

Tuyệt chiêu bán hàng online đắt là đây chứ đâu. Đây là cách mà các siêu thị thường áp dụng nhất, thường các hãng sản phẩm hay đưa ra các chương trình khuyến mại giảm giá từ 10 – 20 – 50% tùy thuộc vào sản phẩm và thời điểm khác nhau, thường khách hàng sẽ luôn chú ý đến các sản phẩm khuyến mãi. Nếu nhà quản lý đang muốn tăng giá một sản phẩm nào đó, thay vì với mức giá cũ nhà quản lý hãy đưa ra mức giá mới và giảm đi 10% – 20% bằng với mức giá nhà quản lý muốn tăng sau đó, như vậy sau khi hết chương trình khuyến mãi giảm giá, khách hàng sẽ không cảm thấy lạ khi sản phẩm của nhà quản lý lại ở mức giá cao hơn so với trước đây.

Cách 4: Áp dụng nguyên tắc 80 – 20

Các nhà quản lý hiểu đơn giản như sau 20 là giữ nguyên giá 20% các sản phẩm tại cửa hàng đang được bán chạy hoặc có độ cạnh tranh cao trên thị thị trường, hoặc có thể giảm hơn 1 chút, nhưng thay vào đó lại tăng 80% các mặt hàng khác. Với nguyên tắc này sẽ tạo cảm giác cho khách hàng thấy được các sản phẩm trong cửa hàng không hề tăng giá, nhưng nếu họ có thể lựa chọn thêm các sản phẩm khác thì mình lại thu được lợi nhuận từ những sản phẩm đó.

Cách 5: Ghi mức tăng giá rõ ràng

Cùng với mức tăng giá nhưng bên cạnh đó nhà quản lý có thể đưa ra một câu bên cạnh mức tăng đó là “ đây là sản phẩm rẻ nhất tại Hà Nội hoặc Thành Phố Hồ Chí Minh… Đối với những người chưa từng biết đến sản phẩm của cửa hàng nhà quản lý thì chắc chắn sẽ tin đó là sản phẩm có mức giá tương đối tốt nên họ mới cam kết mức giá rẻ nhất tại đó, còn với những người đã từng mua sản phẩm tại cửa hàng nhà quản lý dù có tăng nhưng dù sao họ thấy khẩu hiệu sản phẩm rẻ nhất, thì họ cũng sẽ tin dù cao hơn 1 chút, nhưng chắc đây cũng sẽ là nơi bán sản phẩm rẻ nhất tại thành phố đó rồi.

Cách 6: Tăng giá và kèm theo các chương trình khuyến mại đặc biệt

Khi tăng giá nhưng nhà quản lý có thể đưa ra thêm nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác như, miễn phí ship nội thành, hay mua nhiều sản phẩm có thêm một phần quà nhỏ nào đấy, hoặc áo dụng voucher giảm giá cho các lần mua hàng lần sau, hay sử dụng thẻ tích điểm… như vậy dù sản phẩm có tăng giá thì khách hàng vẫn vui vẻ lựa chọn mua sản phẩm tại cửa hàng nhà quản lý.

Và điều cuối cùng các nhà quản lý cũng đừng quên kèm theo lời cảm ơn dành cho khách hàng đã luôn ủng hộ và tin dùng sản phẩm tại cửa hàng của nhà quản lý.

Trên vừa là 6 cách tăng giá bán sản phẩm mà đảm bảo khách vẫn vui vẻ chấp nhận. Nhà quản lý có thể tham khảo và mang về áp dụng cho shop của mình. Tuy nhiên, hãy vận dụng những phương pháp này một cách nhẹ nhàng và linh hoạt, tránh thay đổi quá nhiều (Ví dụ thay vì giảm số lượng di 1/10 lại giảm 4/10, thay vì tăng giá nhẹ lên 1,3 lại tăng gấp 3…) sẽ rất dễ gây ra hiệu ứng ngược cho cửa hàng.

>>Xem thêm: Mời bạn đọc tham khảo thêm một số giải pháp chuyên sâu dưới đây:

21 giải pháp tối ưu hóa chi phí trong doanh nghiệp

Đánh giá doanh nghiệp hiệu quả

Doanh nghiệp cần làm gì để tăng doanh thu và lợi nhuận?

Chiến lược tài chính của doanh nghiệp toàn diện

Giải pháp cắt giảm chi phí trong mỗi doanh nghiệp

Kết luận

Như vậy, TACA đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin chi tiết và hữu ích về giá bán sản phẩm, từ đó đề xuất tới nhà quản lý thời điểm thích hợp để điều chỉnh giá bán cũng như tăng giá bán sản phẩm mà vẫn làm hài lòng khách hàng. Hy vọng bài viết này sẽ là nên tảng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về giá bán sản phẩm cũng như giúp bạn đọc đưa ra giải pháp đúng đắn hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các chính sách điều chỉnh giá phù hợp với tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để được tư vấn sâu hơn và giúp doanh nghiệp có giải pháp thiết thực hơn trong việc quyết định giá bán sản phẩm nói riêng, nhằm định hình cho doanh nghiệp những bước tiến đột phá nâng cao doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ tới chúng tôi theo thông tin sau:

  • Địa chỉ: Trụ sở chính Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0982 518 586.
  • Email: [email protected]
  • Website: https://taca.com.vn/

 

Taca Business Consulting,