Cách thức, điều kiện thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức

Thành phần hội đồng xét tuyển viên chức cấp huyện? Quy chế xét tuyển viên chức? Điều kiện thi xét tuyển viên chức biên chế? Điều kiện để được xét tuyển công chức không qua thi tuyển?

Có thể nói qua công cuộc đổi mới của đất nước, công chức, viên chức đã phần nào khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong phát triển kinh tế – xã hội, cải cách hành chính nhà nước. Chính vì vậy, Nhà nước ngày càng chú trọng đến việc tuyển dụng và xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới. Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật viên chức 2010 được ban hành đã quy định cụ thể về điều kiện, cách thức cho công dân tham gia dự tuyển vào các chức danh, vị trí việc làm.  Vậy theo quy định mới nhất hiện hành, công dân muốn đăng ký dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện nào và việc tham gia thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức được thực hiện theo cách thức như thế nào?

thi-tuyen-xet-tuyen-cong-chuc-vien-chuc-cach-thuc-dieu-kien-du-tuyen-moi-nhat

thi-tuyen-xet-tuyen-cong-chuc-vien-chuc-cach-thuc-dieu-kien-du-tuyen-moi-nhat

Tư vấn về điều kiện, cách thức thi tuyển công chức, viên chức: 1900.6568

1. Điều kiện đăng ký dự tuyển đối với công chức, viên chức hiện nay:

Pháp luật hiện hành không giới hạn về đối tượng tham gia dự tuyển công chức, viên chức. Theo đó, mọi công dân không phân biệt về dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng hay tôn giáo đều có thể thuộc trường hợp được tham gia dự tuyển. Tuy nhiên, để được đăng ký dự tuyển công chức, viên chức, họ phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 36 Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Điều 22 Luật viên chức 2010, theo đó:

– Phải là người quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam.

– Người dự tuyển phải từ đủ 18 tuổi trở lên, riêng trường hợp dự tuyển viên chức trong một số lĩnh vực đặc thù như văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, độ tuổi này có thể thấp hơn nhưng phải đủ từ 15 tuổi trở lên và có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật thể hiện bằng văn bản. (Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2012/TT-BNV).

– Người dự tuyển công chức, viên chức phải có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ và có đơn đăng ký dự tuyển.

– Đáp ứng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ: Theo đó, người dự tuyển phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với chức danh, vị trí việc làm tuyển dụng không phân biệt loại hình đào tạo (chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, từ xa, theo niên hạn hay tín chỉ), trường công lập hay ngoài công lập.

Tuy nhiên, ngoài những điều kiện này, người dự tuyển còn phải đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Lưu ý: Công dân không được đăng ký dự tuyển công chức, viên chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Xem thêm: Thế nào là cán bộ? Thế nào là viên chức? Thế nào là công chức?

– Được xác định là người bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Theo Bộ luật dân sự 2015, đây là những người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi; Người nghiện ma túy, các chất kích thích khác. Việc xác định dựa trên cơ sở giám định pháp y tâm thần, xét nghiệm ma túy của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định hình sự, đã chấp hành nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính  đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (đối với người dự tuyển viên chức dưới 18 tuổi)

2. Người dự tuyển công chức, viên chức có thể tham gia thông qua hai hình thức sau: 

Theo quy định tại Điều 37 Luật cán bộ, công chức 2008Điều 23 Luật viên chức 2010, có hai hình thức dự tuyển là thi tuyển và xét tuyển, cụ thể như sau:

– Về hình thức thi tuyển: Người đủ điều kiện thực hiện thi tuyển với 4 bài thi gồm: Kiến thức chung; Chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành; Ngoại ngữ và Tin học văn phòng. Tuy nhiên cần lưu ý:

+ Nếu trường hợp Ngoại ngữ là môn nghiệp vụ chuyên ngành, hoặc không phải là môn nghiệp vụ nhưng người dự tuyển có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ, hoặc được đào tạo ở nước ngoài, cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam thì được miễn thi. Riêng đối với viên chức dự tuyển vào vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc ít người, việc thi ngoại ngữ được thay thế bằng tiếng dân tộc ít người.

+ Nếu người dự thi có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên được miễn thi đối với môn Tin học.

– Trường hợp dự tuyển bằng hình thức xét tuyển: Việc tuyển dụng công chức, viên chức theo hình thức xét tuyển được thực hiện với 2 nội dung xét kết quả học tập và phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.

Lưu ý:

Xem thêm: Cán bộ công chức, viên chức có được góp vốn thành lập doanh nghiệp?

– Hình thức xét tuyển chỉ áp dụng với tuyển dụng công chức trong trường hợp có cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên của người đăng ký dự tuyển tại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hoặc vùng đặc biệt khó khăn.

– Hình thức xét tuyển đối với viên chức ở vòng phỏng vấn có thể được thực hiện thông qua việc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Cách thức tham gia dự tuyển  công chức, viên chức:

Sau khi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng thông báo về thông tin tuyển dụng như tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển. Người dự tuyển chuẩn bị hồ sơ và nộp đúng thời gian và địa điểm đã quy định.

 Một số điểm mới về điều kiện, phương thức tham gia thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức kể từ ngày 15/1/2019:

Kể từ ngày 15/12019 khi Nghị định 161/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành sẽ có một số thay đổi đáng chú ý về điều kiện, phương thức tham gia thi tuyển, xét tuyển của công chức, viên chức như sau:

– Khi tuyển dụng công chức, viên chức, người dự tuyển không còn bị phân biệt về loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, công lập hay ngoài công lập.

– Mở rộng điều kiện được miễn thi đối với môn Ngoại ngữ và môn Tin học trong thi tuyển công chức, viên chức, theo đó:

+ Trường hợp người dự thi là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì khi dự thi vào công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số cũng sẽ được miễn thi môn Ngoại ngữ

Xem thêm: Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã

+ Đối với trường hợp miễn thi môn tin học: Ngoài trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, người tốt nghiệp tin học hoặc toán – tin từ trung cấp trở lên cũng sẽ được miễn thi.

4. Thành phần hội đồng xét tuyển viên chức cấp huyện:

Tóm tắt câu hỏi:

Kính thưa Công ty Luật TNHH Dương Gia, xin Công ty tư vấn cho tôi một việc như sau: Hội đồng xét tuyển viên chức ngành Giáo dục cấp huyện gồm những thành phần nào?- Những người là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên của Hội đồng xét tuyển thì con, cháu, người thân, vv… có được dự xét tuyển không? Kính mong Công ty Luật TNHH Dương Gia, xin Công ty tư vấn cho tôi. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn./.

Luật sư tư vấn:

Điều 9 Luật viên chức 2010 quy định: Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập

“1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

Xem thêm: Quy định các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức

b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).”

Điều 22 Luật viên chức 2010: Điều kiện đăng ký dự tuyển

“1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

c) Có đơn đăng ký dự tuyển;

d) Có lý lịch rõ ràng;

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

Xem thêm: Thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.”

5. Điều kiện thi xét tuyển viên chức biên chế:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là giáo viên hợp đồng huyện từ năm học 2008-2009 đến nay. Năm học 2015-2016 huyện tổ chức thi xét tuyển vào biên chế. Sau khi tôi nộp hồ sơ để thi xét tuyển thì UBND huyện thông báo: Tôi đủ điều kiện để thi xét tuyển vào biên chế. Sau khi thi xong tôi đã trúng tuyển vào biên chế và nhận quyết định công tác. Làm việc gần nửa năm nay thì Thanh tra UBND huyện lại gửi thông báo yêu cầu tôi đưa hồ sơ hợp đồng gốc đến kiểm tra.

Tôi đưa hồ sơ đến (tất cả giáo viên trong đợt xét tuyển dụng này phải đưa hồ sơ đến kiểm tra) kiểm tra thì đoàn thanh tra nói tôi không đủ điều kiện thi xét tuyển (Điều kiện thi xét tuyển là giáo viên hợp đồng huyện 3 năm trở lên) trong lúc đó tôi đã đi làm đến nay đã 5 năm rồi. 

Xem thêm: Công chức, viên chức sinh con thứ 3

Hồ sơ hợp đồng của tôi gồm: Tờ trình,hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng của các năm và các giấy tờ khác.Khi làm việc đoàn thanh tra chỉ xem tờ trình để kết luận ( trên tờ trình của tôi ghi năm học 2008-2009) dựa vào đây đoàn kết luận tôi chỉ tính được 1 năm nên không đủ điều kiện thi xét tuyển mà không xem hợp đồng lao động của tôi. (Hợp đồng lao động của tôi là hợp đồng không xác định thời hạn được tính từ năm học 2008-2009).

Tôi thấy vô lý ở chỗ: Trong báo cáo phòng tài chính của huyện gửi đến phòng thanh tra thì tôi được huyện hỗ trợ ngân sách từ năm học 2008-2009 đến khi trúng tuyển. Trong hợp đồng lao động cũng ghi rõ: Huyện hỗ trợ ngân sách còn lại Trường chi trả có ý kiến xác nhận của phòng giáo dục, UBND xã, Trường hoc. Đây là những giấy tờ chứng minh tôi là hợp đồng được huyện hỗ trợ ngân sách mấy năm nay. Nay đoàn thanh tra chỉ dựa vào năm học để kết luận.

Vậy tôi viết những dòng chữ này kính mong ban tư vấn cho tôi một lời khuyên để tôi yên tâm công tác? Chúng tôi cầm quyết định biên chế trên tay liệu có bị đuổi việc trong trường hợp này không? Trước khi xét tuyển hội đồng xét tuyển đã thẩm định hồ sơ rồi. Sau khi trúng tuyển thì chủ tịch UBND huyện ra quyết định cho từng giáo viên trúng tuyển. Vì tôi không nắm được luật hợp đồng lao động nên kính nhờ Ban tư vấn tư vấn cho tôi để tôi yên tâm công tác. Và cho tôi hỏi: Bản hợp đồng lao động có quan trọng khi đoàn thanh tra kiểm tra không? Và trong hồ sơ của tôi có được xem là hợp đồng không xác định thời hạn không? Tôi Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Tại Điều 2 Luật viên chức năm 2010 quy định về viên chức như sau: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 7 Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức quy định về điều kiện xét tuyển đặc cách như sau:

– Căn cứ nhu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP đối với các trường hợp:

+  Người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP hiện đang công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển; có thời gian liên tục từ đủ 36 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc); trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Xem thêm: Các cách thức xử lý khắc phục bội chi Ngân sách Nhà nước

+ Người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì phải công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển, trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian này;

+ Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng của đơn vị sự nghiệp công lập trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.

– Việc xác định tốt nghiệp đại học loại giỏi được căn cứ vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp; trường hợp bằng tốt nghiệp không xếp loại thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức báo cáo cụ thể kết quả học tập toàn khóa và kết quả bảo vệ tốt nghiệp để cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phải có văn bản trả lời.

Như vậy, phải đáp ứng được những trường hợp quy định tại Điều 7 Thông tư 15/2012/TT-BNV về điều kiện xét tuyển đặc cách viên chức thì mới được xét tuyển không thông qua thi tuyển viên chức.

Trong trường hợp của bạn, nếu như bạn là người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 03 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng hiện đang công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển; có thời gian liên tục từ đủ 36 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc); trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Bạn có cung cấp thông tin, bạn là giáo viên hợp đồng có thời gian công tác từ 2008 đến 2016. Hiện nay được xét tuyển đặc cách viên chức. Tuy nhiên Thanh tra lại có kết luận trường hợp của bạn xét tuyển đặc cách là sai, trường hợp của bạn không đủ điều kiện thi xét tuyển. Vấn đề này bạn cần trao đổi trực tiếp lại với Thanh tra, đưa ra các căn cứ về điều kiện xét tuyển đặc cách đối với viên chức quy định tại Điều 7 Thông tư 15/2012/TT-BNV để được xem xét và giải quyết.

6. Điều kiện để được xét tuyển công chức không qua thi tuyển:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin luật gia cho tôi hỏi: Tôi công tác trong ngành giao thông vận tải (thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý) trong thời gian tôi làm việc trong ngành từ năm 1991 đến tháng 10 năm 2001 tôi là người làm trực tiếp (công nhân sửa chữa cầu đường bộ), từ tháng 11 năm 2001 đến tháng 01 năm 2014 tôi làm thanh tra giao thông đường bộ thuộc Thanh tra Tổng cục đường bộ Việt Nam , trong thời gian tôi làm thanh tra giao thông tôi đã học Đại học ngành xây dựng cầu đường (học xong tháng 8 năm 2012) từ tháng 10 năm 2015 đến nay tôi làm chuyên viên Cục Quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng Cục đường bộ Việt Nam. Vậy tôi có đủ điều kiện để xét tuyển công chức không. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật gia.? 

Xem thêm: Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp

Luật sư tư vấn:

Bạn có trình bày, bạn công tác trong ngành giao thông vận tải (thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý). Từ năm 1991 đến tháng 10 năm 2001, bạn là công nhân sửa chữa cầu đường bộ. Từ tháng 11 năm 2001 đến tháng 01 năm 2014, bạn làm thanh tra giao thông đường bộ thuộc Thanh tra Tổng cục đường bộ Việt Nam , trong thời gian bạn làm thanh tra giao thông tôi đã học Đại học ngành xây dựng cầu đường (học xong tháng 8 năm 2012). Từ tháng 10 năm 2015 đến nay bạn làm chuyên viên Cục Quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng Cục đường bộ Việt Nam. Trong trường hợp này, để được xét tuyển công chức bạn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định. Cụ thể:

– Tại điểm b, c, khoản 1, Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng như sau:

” 1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức và yêu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:

a) Người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước;

b) Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài;

c) Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.”

dieu-kien-de-duoc-xet-tuyen-cong-chuc-khong-qua-thi-tuyendieu-kien-de-duoc-xet-tuyen-cong-chuc-khong-qua-thi-tuyen

Xem thêm: Chế độ tập sự đối với viên chức, công chức mới nhất năm 2022

Tư vấn pháp luật trực tuyến về điều kiện xét tuyển công chức: 1900.6568

– Nội dung về điều kiện xét tuyển công chức đối với người đã có trình độ đào tạo đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên và đáp ứng ngay được yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng cũng được hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều 10 Thông tư 13/2010/TT-BNV. Theo đó, người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau: 

+ Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Điều 1 Thông tư 13/2010/TT-BNV; 

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; hiện đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; có thời hạn từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc và nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn); trong thời gian công tác 05 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. 

Như vậy, trong trường hợp này, bạn làm việc ngành giao thông vận tải từ năm 2001 đến nay có bằng Đại học ngành xây dựng cầu đường từ tháng 8 năm 2012 nên nếu bạn tốt đại học giỏi hoặc bạn đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP  là người có trình độ đại học có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng thì bạn sẽ được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển.