Cách thu hoạch tôm càng xanh chuẩn nhất hiện nay
Với ao nhỏ thì khai thác dễ dàng hơn ao lớn. Ao lớn mà có hệ thống thoát nước không tốt, tháo không cạn kiệt thì bắt tôm quả là khó khăn, nếu không sử dụng lưới thì không tài nào bắt hết được. Cùng Đại Tam Phát đơn vị cung cấp thiết bị nuôi tôm tìm hiểu ngay nhé!
Khó khăn nếu không chuẩn bị khi thu hoạch tôm càng xanh
Tôm càng xanh thường được nuôi trong các ao lớn, có diện tích từ 500 mét vuông trở lên một hai ngàn mét có lắp đặt một số thiết bị nuôi tôm, nên việc thu hoạch khó khăn hơn tôm sú, nuôi ao cỡ nhỏ.
Sau những tháng dài với nhiều âu lo và vất vả, nay đến ngày thu hoạch thì tất nhiên ai cũng mừng. Già trẻ gái trai trong nhà đều rủ nhau ra ao. Mà thu hoạch tôm quả là phải cần nhiều nhân lực, đôi khi phải cậy nhờ đến cả người ngoài, những chuyên viên về lưới, bắt, chứ tay ngang không ai làm nổi.
Thu hoạch tôm càng xanh cần chuẩn bị phương pháp đúng cách
Vì rằng, bắt con tôm không phải đem về ăn mà là đem bán. Tôm đem bán cần nhất phải sống (đắt như tôm tươi mà!) không được gãy cẳng gãy càng, cũng không được giập mình, vì như vậy khách hàng mới ưa, như vậy mới xuất khẩu được. Do đó, tay ngang thì làm sao khai thác được tôm?
Hơn nữa, bắt tôm phải bắt cho nhanh, thanh toán hiện trường càng gấp càng tốt. Vì vậy, mỗi người phải có phần vụ khác nhau và ai cũng phải lo chu toàn công việc của người ấy mới được.
Người tập hợp đầy đủ xong, còn phải lo đầy đủ dụng cụ để đánh bắt như lưới, rộng, rổ, sô, thau, thùng, ghe… để rộng cho tôm sống, bảo quản tôm cho tốt, ít ra cũng đến tận trạm thu mua.
Ba cách khai thác tôm càng xanh phổ biến hiện nay
Thường thì có ba cách để khai thác tôm:
-
Với ao nuôi có kỳ hạn, lại có cống đáy thoát nước cạn kiệt thì người ta cứ tắt toàn bộ
thiết bị nuôi tôm
, tháo kiệt nước rồi hè nhau xuống bắt tôm. Mỗi người chia nhau đứng một quãng và gắng bắt cho hết những tôm xuất hiện chung quanh mình. Hết chỗ này người ta mới bước dần sang chỗ khác. Con tôm khi bị sặc bùn thì quẫy chứ không nằm im, vì vậy ta cũng dễ phát hiện để bắt hết.
-
Tôm bắt được nên chia ra làm hai hạng: hạng thương phẩm là hạng lớn, ít ra cũng nặng từ 50 gr mỗi con trở lên, đem rộng vào thùng, vào vèo có chứa nước sạch sau này tập trung lại đem bán. Còn những tôm nhỏ hơn thì bắt rộng riêng, sau này thả vào ao nuôi tiếp, chờ bán lứa sau.
-
Trong trường hợp tháo không cạn hết nước thì trước đó người ta đã lo dùng lưới để lưới tôm, bắt bớt một phần lớn. Sau đó tháo nước, nước còn lại trong ao có thể còn không nhiều, chừng 30 đến 40 cm, ta lại kéo lưới lần hai. Số tôm còn lại trong ao, muốn bắt chỉ còn cách sục bùn cho tôm xót mắt nổi lên mà bắt.
-
Với ai nuôi lâu năm, tức là nuôi nhiều lứa liên tiếp, thì chỉ lần khai thác sau cùng mới tháo cạn kiệt hết nước để bắt hết tôm theo cách trên. Còn những lần khai thác trước đó, thì vài tháng một lần, người ta tổ chức lưới tôm, con nào to thì bắt bán, con nào nhỏ (dưới 50 gr) thì thả vào ao nuôi tiếp để bán lứa sau.
Với loại ao này, như phần trên chúng tôi đã trình bày là cứ thỉnh thoảng vài tháng, ta có thể thả thêm một lứa tôm khác vào ao, do đó trong ao lúc nào cũng có nhiều cỡ tôm: loại bán được, loại sắp bán và loại còn là… hậu ấu trùng, cần nuôi bốn năm tháng nữa mới bán được!
Chỉ đến lần sau cùng, cần phải bắt dứt điểm để cải tạo lại ao nuôi lứa khác, người ta mới tháo cạn kiệt mà bắt hết tôm, theo cách trên
_________________
Có thể bạn sẽ cần: >>> Thức ăn của tôm càng xanh là gì? <<<
Tất nhiên, như quý vị cũng biết, với ao nhỏ thì khai thác dễ dàng hơn ao lớn. Ao lớn mà có hệ thống thoát nước không tốt, tháo không cạn kiệt thì bắt tôm quả là khó khăn, nếu không sử dụng lưới thì không tài nào bắt hết được.
Con tôm khi cạn nước ao, chúng thường có phản ứng là bò nhanh lên chỗ khô ráo, lên thành ao để tìm kế thoát thân. Vì vậy, ta phải bố trí người bắt kịp thời. Thường những con tôm này là tôm mạnh khỏe, tôm lớn.
Khi phải sục bùn để bắt số tôm còn sót lại trong ao thì phải thao tác cho nhanh, gọn, vì tránh cho tôm bị sục bùn vào mang, khó sống. Dù sao thì việc khai thác tôm đem bán cũng là việc vất vả, nhưng bù lại cũng rất vui.
Trong khi tát nước bắt tôm, thế nào cũng bắt được một số cá dữ như lóc, trê, rô và rắn, đủ để làm món nhậu khoái khẩu, bù lại những giờ vất vả vừa qua
Đại Tam Phát mong rằng những chia sẻ nêu trên sẽ giúp ích được cho bà con. Ngoài ra, nếu quý khách đang cần tìm mua thiết bị nuôi tôm đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!
Tham khảo thêm kỹ thuật nuôi tôm tại đây!
MUA NGAY cánh quạt nuôi tôm và thiết bị nuôi tôm với giá tốt nhất!
Kythuatnuoitom.net
GỌI NGAY – 0908 006 387
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ – LẺ QUẠT NUÔI TÔM
CAO CẤP VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT
CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐẠI TAM PHÁT
Địa chỉ: 591/6/30 Bình Thới, Phường 10, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà máy SX: D6/8 Đường Kênh A, Ấp 4, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh,TP. HCM