Cách thu hoạch hành tăm
Hành tăm trên địa bàn xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn phát triển tốt. Ảnh: Minh Thái
Còn hơn 1 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch hành tăm, nhưng hiện nay giá hành tăng cao nên nhiều nông dân ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn đã thu hoạch sớm.
Gia đình chị Nguyễn Thị Ngân ở xóm Trung Tâm có gần 30 năm trong nghề trồng hành tăm ở xã Nghĩa Trung. Theo kinh nghiệm của gia đình, năm nào cũng trồng sớm hơn lịch nông vụ vài tuần để giáp Tết chọn lựa củ to thu hoạch sớm giá bán cao hơn chính vụ. Thời điểm này, giá hành tăm dao động từ 70 – 80 ngàn đồng/kg, trong khi hành chính vụ chỉ bán được 20 – 25 ngàn đồng/kg.
Bà con nông dân xã Nghĩa Trung trao đổi kinh nghiệm sản xuất hành tăm cho hiệu quả cao. Ảnh: Minh Thái
Hiện nay, nhiều hộ dân ở các xóm Trung Tâm đã mạnh dạn chuyển từ đất trồng sắn, trồng mía kém hiệu quả sang trồng hành tăm cho hiệu quả kinh tế cao so với trồng các loại cây trồng khác. Gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hiền có 2,5 sào đất trước đây trồng mía, mấy năm nay chị chuyển sang trồng hành tăm. Thời điểm này, lá hành đang xanh, phải còn hơn 1 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch, nhưng với giá mua tại ruộng 70 – 80 ngàn đồng/kg, nên gia đình chị đã thu hoạch sớm.
Theo tính toán của chị Hiền, 2,5 sào đất trồng hành, sau khi trừ các chi phí 1 sào lãi khoảng 15 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Thu Hiền chia sẻ: “Trước đây gia đình trồng mía, nhưng nhà máy thu mua giá không ổn định nên gia đình chuyển đổi sang trồng cây hành tăm, cho thu nhập cao hơn rất nhiều.”
Hành tăm ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn đang bán được giá. Ảnh: Minh Thái
Với ưu điểm là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, rất phù hợp chất đất sỏi sạn nên người trồng hành tăm ở Nghĩa Trung rất yên tâm với giống cây này.
Hành tăm được tư thương ở các huyện lân cận vào thu mua đưa đi tiêu thụ ở tận các thành phố lớn như: Vinh, Hà Nội, Sài Gòn. Hàng năm vào thời điểm này, tư thương đến thu mua tận vườn, giá có tăng hơn so với mọi năm nên người trồng hành tăm ở xã Nghĩa Trung rất phấn khởi.
Từ đầu tháng 1/2021, người dân xã Nghĩa Trung đã thu hoạch hành tăm sớm. Ảnh: Minh Thái
Hành tăm được mùa, được giá, mỗi sào hành cho thu hoạch 2,5-3 tạ, giá bán từ 70-80 ngàn đồng/kg. Tính ra, mỗi sào hành, sau khi trừ các chi phí, cũng thu về 12-15 triệu đồng.
Anh Vi Đình Tuấn – Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung cho biết thêm: Thời gian qua, cây hành tăm đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân 3 xóm 17, 21 và 22 nay là xóm Trung Tâm. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục chuyển đổi những diện tích đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng hành tăm phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Từ sản phẩm hành tăm, người dân có thể bán củ tươi hoặc phơi ra bán hành khô. Có thể nói nếu như được giá mỗi ha hành tăm có thể cho thu từ 300 triệu đồng./.
Có thể bạn quan tâm
- Cách kiểm tra cấu hình máy tính bao nhiêu bit?
- Cách chơi chế độ nghề nghiệp trong eFootball 2023
- Những cung nào bị ảnh hưởng bởi sao Thủy nghịch hành 2023?
- Diễu hành lễ hội Mazatlan 2023
- Thu Trang bao nhiêu tuổi
Có một thợ sửa chữa xe máy đã mạnh dạn áp dụng phương pháp trồng hành tăm trên lưới xangtylen. Vụ đầu tiên, ông thu gần 400kg hành tăm/sào, công đoạn thu hoạch hết sức đơn giản. Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng và đã học theo phương pháp này. Ông là Lê Đình An, xóm 2, xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An.
Là thợ sửa xe máy nhưng ông An vẫn làm thêm vài sào ruộng để lấy thóc ăn. Tuy nhiên, đất ruộng nhà ông ở vùng cao cưỡng khó lấy nước, năng suất thấp nên thường xuyên thất thu. Năm 2015, ông quyết định chuyển đổi cây trồng để tăng thu nhập. Nghĩ mãi chẳng ra được loại cây gì cho hiệu quả kinh tế cao nên khi được cán bộ khuyến nông xã truyền đạt kỹ thuật trồng cây hành tăm trên lưới xangtylen ông đã tham gia với diện tích 1 sào (500m2).
“Thực tế, lúc đầu gia đình tôi rất băn khoăn vì trồng hành tăm không khó nhưng công đoạn thu hoạch tốn rất nhiều thời gian trong khi nhà lại neo người. Vợ tôi bảo hay cứ thử trồng vài luống xem thế nào đã chứ nghĩ đến công thu hoạch mà nản. Vậy nhưng, khi cán bộ khuyến nông cho biết, trồng trên lưới xangtylen, công thu hoạch rất ít nên vợ chồng tôi mới mạnh dạn làm”, ông An cho biết.
Theo hướng dẫn, ông An cày, phơi ải, thuê máy dập nhỏ đất, làm rãnh thoát nước, bón thêm một ít vôi. Công đoạn tiếp theo là lên luống cao 35 – 45cm, rộng 1 – 1,2m; khoảng cách giữa hai luống là 30cm để thoát nước và đi lại chăm sóc.
Trên các luống, ông tạo rãnh sâu 5 – 10cm, bón phân hóa học xuống lòng rãnh, sau đó đặt lưới xangtylen dọc theo chiều dài của rãnh, chiều rộng lưới bằng chiều rộng rãnh.
Sau khi đặt lưới, ông rải tro bếp và phân chuồng đã hoai mục lên trên rồi rải thêm một lớp đất tơi xốp lên bề mặt của phân, độ dày 1,2 – 2cm, mục đích là để hành giống không tiếp xúc trực tiếp với phân, tránh gây thối, hỏng.
“Hành tăm là cây cho giá trị kinh tế cao. Một kg hành tăm ở thời điểm cao nhất có thể lên đến 250 nghìn đồng, thấp nhất cũng 30 nghìn đồng. Đất đai ở đây rất phù hợp cho cây hành tăm phát triển. Nhưng ngặt nỗi, việc thu hoạch hành tăm mất rất nhiều công sức nên nông dân không mặn mà với cây trồng này.
Tuy nhiên, từ ngày ông An mạnh dạn thử nghiệm phương pháp trồng hành tăm trên lưới xangtylen thì nông dân đã học theo rất nhiều.
Đến nay, 5/8 ha trồng hành tăm đã được nông dân áp dụng phương pháp này. Chúng tôi hy vọng, đây sẽ là khâu đột phá về kỹ thuật giúp bà con mạnh dạn đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích”, ông Nguyễn Như Thiện, Chủ nhiệm HTXNN Thanh Văn.
Hành giống được tra với khoảng cách hàng 20 x 20cm, cây cách cây 10 x 10cm, chồi hướng lên trên, rễ hướng xuống đất. Sau đó, bề mặt các luống hành sẽ được rải trấu, độ dày từ 3 – 5cm, rải một lớp rơm mỏng, trên cùng là một lớp cây vọt.
Ông An cho biết: “Nhu cầu dinh dưỡng của cây hành không nhiều nhưng đất phải có độ tơi xốp cao để củ hành mau lớn và phải bổ sung lượng nước đủ ẩm để cây phát triển.
Phía trên lưới xangtylen, tốt nhất nên rải một lớp vỏ trấu dày, một lớp rơm mỏng để tạo độ mùn, chất dinh dưỡng để cây hút; một lớp cây vọt (họ dương xỉ – PV) có tác dụng như giá đỡ, bảo vệ cây khỏi bị mưa gió làm gãy nát”.
Theo ông An, hành tăm có thời gian sinh trưởng khá dài từ 200 – 210 ngày, xuống giống từ đầu mùa đông, thu hoạch vào mùa hè. Khoảng 170 – 190 ngày tuổi thì hành bắt đầu tàn lá, tuy vậy củ vẫn tiếp tục duy trì trao đổi chất, chuyển hóa mạnh để tích lũy dinh dưỡng cho củ chín.
Lúc đó rễ hành chỉ còn rễ cấp một, rễ cấp 2, hệ thống lông hút đã tiêu hủy hoàn toàn. Khoảng 200 – 205 ngày thì thu hoạch là tốt nhất. Kể từ khi trồng đến lúc thu hoạch, hầu như ông không bón thêm một loại phân bón nào, cây hành tăm cũng rất ít bệnh.
Trồng hành trên lưới xangtylen cũng rất ít cỏ, củ hành to, sáng, đẹp rất bắt mắt, năng suất cao.
Đến kỳ thu hoạch chỉ cần vén lưới đầu luống, nhấc dần lên, sàng sẩy chọn lấy củ hành, bỏ phân và chất mùn.
“Thu hoạch theo cách này khỏe lắm! 1 sào hành cùng lắm cũng chỉ mất 3 ngày công thu hoạch. Trong khi đó, nếu trồng theo cách truyền thống cũng mất ít nhất 7 – 10 ngày công. Việc thu hoạch thông qua lưới xangtylen vừa tiết kiệm công lao động, vừa không bị rơi vãi, dập nát.
Tôi thu được gần 400kg hành củ/sào, bán được trên 20 triệu đồng. Chi phí đầu tư ban đầu chủ yếu là tiền lưới xangtylen khoảng 3 triệu đồng/sào, nhưng có thể bảo quản sử dụng trong 3 mùa; khoảng 10 – 12kg giống. Năm nay, tôi đã đưa toàn bộ diện tích đất màu chuyển sang trồng hành”, ông An phấn khởi nói.
Trồng hành thơm lấy củ trong cơ cấu vụ đông (2 lúa, 1 màu) đã và đang phát triển ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.Trong đó, nổi bật nhất là các vùng trồng hành thuộc địa bàn huyện Kinh Môn và Nam Sách. Xin chia sẻ kinh nghiệm cách trồng hành lấy củ hiệu quả để nông dân tham khảo.
Hành lá hiện nay đã trở thành 1 gia vị, 1 thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn hàng ngày. Nếu áp dụng những kỹ thuật trồng cây dưới đây, bà con sẽ có thể tự cung cấp hành lá cho cả gia đình mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Hộp nhựa nuôi cua lột được làm từ nhựa pp chịu được va đập, nắng nóng. Lợi ích là tận dụng thức ăn (cá rô phi, cá tạp …), diện tích ao có sẵn, cải thiện môi trường đất, nước …
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ Composite, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.
Hành lá hiện nay đã trở thành 1 gia vị, 1 thành phần không thể thiếu trong nhiều món ăn hàng ngày. Nếu áp dụng những kỹ thuật trồng cây dưới đây, bà con sẽ có thể tự cung cấp hành lá cho cả gia đình mà vẫn đảm bảo chất lượng.
1. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh – Hành tím là cây thân thảo, phát triển bằng căn hành, có thời gian sinh trưởng 55 – 60 ngày.
Nhu cầu tiêu thụ hành lá (ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến gia vị cho các ngành chế biến thực phẩm) hàng năm rất lớn, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Hành lá dễ trồng, vốn đầu tư thấp, thời gian cho thu hoạch nhanh nên hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, là loại gia vị ăn lá nên đòi hỏi chất lượng, đặc biệt là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao, sản phẩm không có tồn dư thuốc trừ sâu, đạm nitrat. NNVN giới thiệu quy trình sản xuất hành lá an toàn theo hướng GAP (sản phẩm nông nghiệp tốt) của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.