Cách tạo blog – 5 bước đơn giản để bắt đầu một blog trong năm 2022

Cách tạo blog – 5 bước đơn giản để bắt đầu một blog trong năm 2022

Giới trẻ năng động ngày nay đang tạo blog, viết blog và có thu nhập khá ổn từ việc đó. Vậy tại sao bạn không tham gia vào thú vui này và cùng nhận những khoản thù lao đáng mong chờ từ blog?

 

Quan trọng là, nếu bạn đang ở đây và đọc những dòng này, có lẽ bạn chưa biết cách tạo blog.

 

Đừng lo, bạn đã tìm đến đúng chỗ. Chúng tôi sẽ hướng dẫn để bạn tạo được blog riêng cho mình và sử dụng ngay lập tức!

 

Tin hay không tùy bạn, nhưng việc tạo blog là không khó và cũng không cần nhiều kiến thức công nghệ. Đối với những phần yêu cầu hiểu biết công nghệ, chúng tôi sẽ có hướng dẫn để bạn cảm thấy an toàn và bảo đảm hơn.

 

 

Blog là gì?

 

Đầu tiên hãy định nghĩa chính xác về blog.

 

Blog thực chất chỉ là một hình thức khác của trang web, tập trung vào nội dung được viết ra và sử dụng văn phong ít trang trọng hơn.

 

Khi viết blog bắt đầu trở nên phổ cập, mọi người chủ yếu sử dụng như nhật ký online, ghi lại những suy nghĩ của họ cho thế giới cùng đọc.

 

Ngày nay, thế giới blog đã phát triển và mở ra nhiều phân khúc khác nhau như blogger thể hình, photo blogger, blogger nuôi dạy con… bất kỳ điều gì bạn có thể nghĩ đến thì cũng rất có thể tồn tại một blogger về lĩnh vực đó.

 

 

Tại sao mọi người bắt đầu viết blog?

 

Mỗi người có rất nhiều động lực khác nhau để bắt đầu blog của riêng mình.
 

Một vài người muốn thực hành kỹ năng viết. Một số khác cảm thấy thoải mái khi được là chính mình lúc online. Cũng có những người chỉ đơn giản là thể hiện đam mê về lựa chọn phù hợp với họ.
 

Tôi không thể đại diện cho số đông, nhưng có một yếu tố thúc đẩy mọi người đến với thế giới blog ảo diệu, đó là khả năng kiếm tiền từ blog.
 

Do các blogger viết về trải nghiệm cá nhân của họ, chia sẻ những kết nối rất riêng với người đọc, blog trở thành một kênh tương tác mà các thương hiệu cao cấp sẵn sàng chi trả để blogger quảng cáo sản phẩm cho họ (tất nhiên blogger đó phải có đông đảo người theo dõi).
 

Bất kể bạn bắt đầu blog vì lý do gì, mấu chốt ở đây là việc viết blog được coi là sở thích tuyệt vời, và nếu thực hiện đúng cách bạn có thể có nguồn thu nhập tốt từ đó.
 

Lưu ý

Dường như nhiều người có quan niệm sai lầm rằng phải giỏi văn thì mới làm được blog. Mặc dù kỹ năng viết tốt sẽ giúp bạn trình bày blog chuyên nghiệp hơn – đó là nội dung mà bạn đang kinh doanh trên blog của mình, tuy nhiên bạn luôn có thể cải thiện chất lượng bài viết blog trong tương lai. Nếu muốn bài viết tốt hơn, hãy xem hướng dẫn viết nội dung này.

 

 

CÁCH TẠO BLOG – 5 BƯỚC ĐỂ BẮT ĐẦU VIẾT BLOG

 

BƯỚC 1: CHỌN THỊ TRƯỜNG NGÁCH

 

Bước khởi đầu thú vị này sẽ định hình cách bạn làm blog trong suốt phần còn lại của sự nghiệp blogger, do vậy dù đơn giản nhưng đây là bước quan trọng: bạn phải quyết định lựa chọn của mình.

 

Bạn muốn trở thành một blogger chuyên chụp ảnh? Hay bạn thích chia sẻ về những chuyến du lịch hơn? Cũng có thể bạn thích thú công nghệ hoặc say mê thế giới ẩm thực.

 

Cho dù đam mê hay sở thích của bạn là gì, đi vào các ngách nhỏ sẽ giúp bạn vạch ra hướng đi cho các chủ đề viết blog trong tương lai. Đây không phải là quy tắc bất biến (có nhiều blogger thành công với nhiều chủ đề đa dạng) nhưng là một hướng dẫn giúp blog của bạn tập trung và nhất quán.

 

Vì vậy hãy chọn ngách phù hợp. Sau đó chọn một cái tên, đơn giản và ngắn gọn thôi nhé.

 

 

BƯỚC 2: CHỌN NỀN TẢNG VIẾT BLOG

 

Có rất nhiều platform miễn phí để bạn lựa chọn, một số cái tên như Wix, Blogger, Tumblr, hay WordPress.

 

Chúng tôi lựa chọn WordPress, vì đây là một trong những nền tảng blog mạnh mẽ nhất hiện có, phủ sóng 33,9% các trang web trên internet hiện nay.

 

33.9% website uses WordPress

 

WordPress dễ thực hiện SEO, đơn giản và có nhiều plugin mang đến các tính năng bổ sung mà không cần nhiều kiến thức công nghệ.

 

Bạn cũng có thể dùng dịch vụ web hosting và tên miền trực tiếp hoàn toàn miễn phí từ WordPress.com, nhưng hãy nhớ có câu nói rằng “những thứ tốt thì không rẻ, những thứ rẻ thì sẽ không tốt”.

 

 

BƯỚC 3: ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN VÀ WEB HOSTING

 

Nói thêm, WordPress.com cực kỳ hữu hiệu nhưng dịch vụ web hosting và tên miền miễn phí của nó có rất nhiều hạn chế.
 

  1. Bạn không đặt được tên miền dạng “têncủabạn.com”

    Điều này nghe có vẻ không quan trọng nhưng nó giúp tách biệt nhóm người dùng nghiệp dư và chuyên nghiệp. Nếu bạn nghiêm túc với blog của mình và muốn phát triển nó, bạn cần phải có tên miền của riêng mình.

  2. Web hosting hạn chế

    WordPress.com miễn phí đồng nghĩa với dung lượng lưu trữ web có giới hạn (chỉ có 3GB). Khi đã sử dụng hết, bạn sẽ phải trả tiền để nâng cấp và tiếp tục sử dụng blog của mình.

  3. Không chấp nhận plugin

    Phiên bản miễn phí không cho phép dùng plugin, điều này, nói thật, làm tôi thấy khá buồn.

  4. Quảng cáo ở khắp mọi nơi

    Bạn không thể kiếm tiền nếu sử dụng wordpress.com miễn phí, nhưng họ lại đặt quảng cáo ở khắp mọi nơi. Điều này thật tệ! Hãy nhớ, “những thứ tốt thì không rẻ, những thứ rẻ thì sẽ không tốt”. Quảng cáo là một cách để WordPress mang lại doanh thu.

  5. Blog của bạn có thể bị xóa

    Bạn cảm thấy thế nào khi bản thân đang gấp rút xây dựng blog, lượng người theo dõi trong năm ở mức tốt, nhưng một ngày thức dậy bạn thấy rằng blog của mình đã bị xóa vì vô tình vi phạm một trong những điều khoản sử dụng WordPress? Điều này đã từng xảy ra và sẽ tiếp tục diễn ra. Đây là một rủi ro mà tôi không sẵn sàng đón nhận.

 

Trên đây chỉ là một vài vấn đề nhìn thấy trước mắt. Bạn luôn có thể mua tên miền và web hosting riêng biệt, như vậy đảm bảo bạn không gặp phải bất kỳ vấn đề nào trong số này. Dưới đây là là hướng dẫn từng bước để thực hiện điều đó.

 

 

Tên miền

 

Có rất nhiều đơn vị hỗ trợ đăng ký tên miền như GoDaddy và Namecheap, nhưng chúng tôi lựa chọn Namecheap vì họ là công ty thực hiện tốt việc đăng ký và kèm theo dịch vụ WhoisGuard miễn phí. Dịch vụ này giúp bảo mật danh tính của bạn, trong trường hợp bạn muốn viết blog ẩn danh.

 

Thao tác khá đơn giản, chỉ cần vào đây, đăng ký và chọn tên miền của bạn, vậy là đã hoàn tất!

 

Lưu ý rằng, bạn cần đặt một tên miền đơn giản và dễ nhớ. Nếu bạn có thể, cứ đặt một cái tên thật hấp dẫn, nhưng đừng sử dụng phần mở rộng (extension) khác biệt như “.io” hay “.biz”, hãy để là “.com” vì đa số mọi người đều quen thuộc.

 

 

Web hosting

 

Bạn có thể cho rằng web hosting chỉ là không gian để cất giữ các tệp trên trang web của bạn và sử dụng bất kỳ hệ thống lưu trữ web nào cũng được, như vậy là bạn đang hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, nếu muốn blog của mình thành công, tốt hơn hết bạn nên chắc chắn rằng mình đang được sử dụng dịch vụ web hosing nhanh chóng và đáng tin cậy.

 

Đã bao giờ bạn vào một blog mà tải chậm đến mức bạn không thể giành thời gian chờ nội dung hiển thị chưa? Nếu quý trọng thời gian của bản thân, bạn sẽ nhận thấy 3 giây là đủ để kết luận blog chạy chậm, và 5 giây là thời gian trung bình để mọi người rời đi.

 

Web hosting quyết định blog được vận hành nhanh nhẹn và trơn tru, bạn sẽ không để mất người đọc do thời gian tải chậm không cần thiết.

 

Mặc dù có rất nhiều dịch vụ lưu trữ webweb hosting hiện hành (nhấp vào đây để xem danh sách web host hàng đầu của chúng tôi) nhưng chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến thương hiệu web hosting quốc tế đáng tin cậy, như Hostinger, để lưu trữ blog của mình.

 

Chắc chắn bạn có thể lựa chọn các phương án với giá thành thấp hơn nhưng Hostinger mang lại các giá trị có tính cạnh tranh cao như thời gian hoạt động của web (uptime), dịch vụ khách hàng đáng tin cậy, tốc độ phản hồi máy chủ siêu nhanh và những lợi ích khác nữa.

 

Cách tạo gói lưu trữ với Hostinger

 

Nhận tài khoản và thiết lập blog của bạn với Hostinger thực sự khá đơn giản. Đây là tất cả những gì bạn cần làm:

 

  1. Truy cập Hostinger.vn và nhấp vào các gói lưu trữ của họ.
  2.  

  3. Chọn một gói lưu trữ. Chúng tôi khuyên bạn mua gói Lưu trữ Premium Shared (đ39.900/tháng) vì nó cung cấp nhiều lợi ích tốt trong tầm giá. Bạn không cần nghiên cứu quá nhiều khi chọn gói lưu trữ này – vì về sau bạn có thể dễ dàng nâng cấp hoặc hạ cấp gói lưu trữ nếu cần thiết.
  4.  

    hostinger shared web hosting pricing in Vietnam

     

  5. Sau khi chọn một gói, bạn cần hoàn tất quá trình thanh toán> tạo tài khoản> điền thông tin thanh toán> xem lại đơn hàng của bạn> sau đó nhấp vào “Gửi Thanh Toán An Toàn”. Sau đó, Hostinger sẽ gửi biên lai ghi rõ mọi chi tiết về gói đăng ký lưu trữ web của bạn.
  6.  

  7. Bạn sẽ tự động được đưa đến trang làm quen Hostinger. Để bắt đầu thiết lập trang web – hãy nhấn “Bắt đầu ngay” và làm theo hướng dẫn.
  8.  

    hostinger onboarding first step

     

  9. Bạn sẽ được nhắc “đặt tên trang web của bạn”. Bạn cần chọn 1 trong 2 tùy chọn sau:
  10.  

    hostinger asks to buy or select a domain name for your website

     

  • Nếu đã có tên miền – Hãy nhấn nút “Chọn” trong phần “Sử dụng miền hiện có”. Sau đó, bạn sẽ cần trỏ miền của mình đến Hostinger – chỉ cần làm theo các hướng dẫn ở đây:
  •  

     

  • INếu chưa có tên miền – Bạn có thể mua tên miền ngay trên Hostinger bằng cách nhấn nút “Chọn” trong phần “Mua tên miền”. Nhập tên blog của bạn và đợi một giây để Hostinger kiểm tra xem tên miền có khả dụng hay không. Nếu tên miền khả dụng, hãy nhấn nút “Tiếp tục” để thực hiện nốt quy trình.

 

Xong rồi! Vậy là bạn đã thiết lập xong tài khoản lưu trữ web và tên miền!

 

Đã đến lúc bạn kết nối chúng với WordPress. Từ giờ trở đi blog của bạn sẽ nhìn giống hệt như một blog chuyên nghiệp.

 

Cài đặt WordPress trên Hostinger

 

Đây là phần nối tiếp của phần trên nhưng chúng tôi chia nhỏ để thông tin mạch lạc hơn.Đây là thao tác nối tiếp phần trước, nhưng chúng tôi sẽ chia thành các phần nhỏ để bạn dễ hiểu hơn.

 

Lưu ý

Nếu bạn gặp khó khăn khi thực hiện BẤT KỲ bước hướng dẫn nào, hãy liên lạc bộ phận hỗ trợ trò chuyện trực tuyến của Hostinger. Họ là những người hỗ trợ đắc lực và sẽ hướng dẫn mọi thứ mà bạn cần.

 

  1. Bạn có thể chọn “xây dựng một trang web mới” hoặc “di chuyển dữ liệu trang web của tôi”. Nếu bạn đang đọc đến phần hướng dẫn này, chắc hẳn bạn có ý định tạo một trang web mới.
  2.  

    hostinger asks if you want to build or migrate a website

     

  3. Họ sẽ hỏi bạn muốn xây dựng trang web bằng Zyro hay WordPress – nếu bạn có ý định hoạt động lâu dài, chúng tôi khuyên bạn nên xây dựng trang web bằng WordPress.
  4.  

    create a wordpress account and build a site with hostinger

     

  5. Hãy dùng địa chỉ email và mật khẩu để tạo tài khoản WordPress. Sau này bạn sẽ sử dụng những thông tin đó để đăng nhập vào trang điều khiến WordPress, đừng để mất những thông tin đó nhé!
  6.  

  7. Tiếp theo, Hostinger sẽ yêu cầu bạn chọn một chủ đề cho trang WordPress – bạn có thể tạm thời bỏ qua bước này. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể sau.
  8.  

    user can select wordpress theme from hostinger onboarding process

     

  9. Sắp xong rồi – Hostinger bây giờ sẽ cho bạn kiểm tra lại thông tin thiết lập trang web. Hãy kiểm tra cẩn thận xem tên miền trang web và email quản trị của bạn đã chính xác chưa.
  10.  

    hostinger lets you review information before finish setup

     

  11. Bạn có để ý thấy tùy chọn chỉnh sửa “vị trí trang web” không? Bạn nên thay đổi vị trí trung tâm dữ liệu của trang web sang vị trí gần khán giả mục tiêu nhất. Việc này sẽ giúp khán giả mục tiêu có trải nghiệm tối ưu khi truy cập trang web của bạn.
  12.  

    hostinger lets you select data center on which your website is hosted on

     

  13. Sau khi kiểm tra xong, hãy nhấn nút “Hoàn thành cài đặt”.

 

Bây giờ bạn đã có blog WordPress chính thức của mình, bạn có quyền tự hào về điều đó. Nó rất đẹp, gọn, ổn định, nhưng cũng rất đại trà. Nói kiểu suồng sã là “nhạt như nước ốc”. Vậy hãy cùng bắt tay vào thay đổi nó ngay thôi!

 

 

BƯỚC 4: THIẾT KẾ BLOG

 

Ở phần này, hãy cùng xem xét những gì chúng ta đang mong đợi để blog của bạn cá tính hơn một chút.

 

Chúng ta có thể tự thiết kế và tùy chỉnh blog để thu hút người đọc mục tiêu, điều đó cần thời gian và sự nghiêm túc, nhưng trong thời đại ngày nay thì…

 

ain't nobody got time for designing your blog

(làm gì có ai rảnh chứ)

 

May mắn thay, WordPress có hàng ngàn theme miễn phí, giao diện chuyên nghiệp lại có thể hoàn toàn tùy chỉnh!

 

 

Hướng dẫn truy cập kho theme của WordPress

 

  1. Đăng nhập vào tài khoản WordPress của bạn, “www.blogcuaban.com/wp-admin”. Bạn cần thay đổi “blogcuaban” thành địa chỉ blog thực tế. Nhập tên người dùng và mật khẩu WordPress, sau đó đăng nhập.
  2.  

    wordpress login

     

  3. Khi đã đăng nhập, bạn sẽ thấy bảng WordPress dashboard, trông như thế này. Nhấp vào “change your theme completely”.
  4.  

    wordpress dashboard

     

  5. Tiếp theo, nhấp vào “WordPress.org themes” và bạn sẽ có hàng ngàn theme để lựa chọn! Nếu bạn chưa hài lòng, hãy vào ElegantTheme để mua một số theme bắt mắt.
  6.  

    wordpress theme

 

Lưu ý quan trọng

Theme là một điểm cộng nhưng cũng có thể là trở ngại. Tốc độ tải trang web là yếu tố mấu chốt để blog của bạn được xếp hạng trên Google. Việc chọn các theme chưa được tối ưu hóa hoặc không phản hồi sẽ ảnh hưởng không tốt đến tốc độ tải trang. Hãy đọc kỹ các đánh giá để xem có nhận xét tiêu cực nào không, sau đó kiểm tra khả năng phản hồi của theme trong phần Preview. Nếu theme không phản hồi, rất có thế nó sẽ chậm khi cài đặt vào blog của bạn.

 

  1. Khi đã chọn chủ đề, nhấp vào “Live Preview”, tiếp theo là “Activate & Publish” để cài đặt theme.
  2.  

    live preview theme

    (Xem trước theme của bạn)

     

    active theme

    (Kích hoạt & Xuất bản theme)

 

Theme của bạn đã được cài đặt, nhưng vẫn cần cá nhân hóa và thêm một vài nội dung, nếu không blog mới của bạn sẽ tương đối trống rỗng.

 

 

Thêm trang vào blog

 

Blog mới ra lò sẽ gần như một tờ giấy trắng nếu không bao gồm ít nhất trang “Về chúng tôi” để nói với người đọc những điều đáng mong đợi từ bạn.

 

  1. Trong WordPress dashboard, bạn cần truy cập vào mục “Pages” và nhấp vào “Add new”
  2.  

    add wordpress page

     

  3. Bạn sẽ được chuyển đến một trang mới, nơi bạn có thể điền Tiêu đề (Header) và Nội dung (Paragraph). Hãy viết “Về chúng tôi” vào phần tiêu đề và một vài dòng về blog của bạn trong phần “Paragraph”. Khi đã hoàn tất, hãy nhấn vào “Publish”.
  4.  

    add page title

 

 

Liên kết trang với menu

 

Trang “Về chúng tôi” của bạn sẽ không hiển thị trừ khi bạn liên kết nó vào trong menu.

 

Tất cả những gì bạn cần làm chỉ đơn giản là truy cập vào WordPress dashboard, trong mục Appearance, nhấp vào “Menus”. Danh sách các trang của bạn sẽ tự động được thêm vào cấu trúc menu. Nếu không thấy, chỉ cần đánh dấu vào các ô tương ứng trong mục “add menu items” và nhấn “add to menu”.

 

Khi đã hoàn thành, nhấn chọn “create menu” và blog của bạn sẽ tự động cập nhật liên kết trang vào menu.

 

link menu

 

 

Thêm bài viết trên blog

 

Chà, đây là xương thịt của blog và nó chính là lý do tại sao bạn bỏ công sức cho nó. Các bài viết trên blog sẽ duy trì sự tương tác, giữ trang web của bạn được xếp hạng trong tìm kiếm của Google và định vị bản thân như một người có tiếng nói trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn đi đúng hướng, thậm chí còn có thể kiếm sống nhờ blog!

 

Nhưng trước khi đăng bài viết lên blog, hãy cài đặt vài thứ để việc sắp xếp dễ dàng hơn trong tương lai.

 

  1. Trong WordPress dashboard, nhấn vào “posts” và chọn “categories”. Bạn sẽ thấy giao diện như phía dưới. Điền tên danh mục bạn muốn, có thể chỉ đặt là “blog” cũng được. Nhấp vào “add new category” ở dưới cùng.
  2.  

    add categories

     

  3. Tiếp theo, vẫn trong mục “posts”, nhấp vào “add new”. Bạn sẽ thấy hiện ra phần để nhập tiêu đề và nội dung bài viết. Sau khi hoàn thành, hãy tìm thanh “categories” ở bên phải màn hình và đánh dấu vào ô “blog”.
  4.  

    add post

     

    Nhấn vào “Publish” và bài viết mới đã sẵn sàng xuất hiện trên blog! Những gì bạn cần làm bây giờ là thêm danh mục vào menu, và thế là xong.

 

 

Tùy chỉnh tiêu đề và tagline

 

Nếu muốn mọi người biết đến blog và dừng chân đọc những bài viết của mình, bạn hãy tập trung vào phần hướng dẫn sau đây.

 

Tiêu đề trang web của bạn phải cho mọi người biết nội dung blog là gì và tagline giúp mở rộng tiêu đề đó. Chúng cũng góp phần xác định vị trí trong công cụ tìm kiếm và mang blog của bạn đến gần những người có liên quan.

 

Để tùy chỉnh tiêu đề và tagline, bạn lại cần đến bảng điều khiển WordPress, vào phần “Settings” rồi chọn “General”.

 

wordpress setting

 

Tại đây, bạn có thể thay đổi tiêu đề và tagline của mình thành bất kỳ nội dung gì bạn muốn. Sau khi hoàn thiện, thì nhấn vào “Save Changes”.

 

 

Tắt bình luận

 

Khi chia sẻ những suy nghĩ cá nhân lên blog, bạn không muốn mở phần bình luận để tránh những kẻ gây rối chỉ trích và để lại những bình luận khiếm nhã.

 

Bạn hoàn toàn có thể tắt tính năng này để không cho những kẻ đó có cơ hội.

 

Trong WordPress dashboard, vào phần “settings” và chọn “discussion”. Tại đây, hãy bỏ đánh dấu ở ô “allow people to post comments on new articles”.

 

comment setting

 

 

Tạo trang chủ tĩnh

 

Đúng là bạn đang sở hữu một blog nhưng thực sự bạn không muốn trang chủ của mình trông giống blog!

 

Những gì bạn cần là một trang chủ tĩnh, một dạng trang “chủ” để khách truy cập ghé qua và tiếp nhận mọi thông tin họ thấy. Giống như hầu hết các blog chuyên nghiệp, trang chủ tĩnh không thay đổi và luôn hiển thị những thông tin giống nhau mỗi khi khách truy cập, điều này khiến trang web của bạn tinh tế hơn.

 

Nếu không làm vậy, WordPress sẽ hiển thị những bài viết mới nhất của bạn trên trang chủ và thẳng thắn mà nói trông sẽ khá nghiệp dư.

 

Bạn có thể tạo trang chủ tĩnh theo cách sau:

 

  1. Vào WordPress dashboard, nhấn vào “Settings” và chọn “Reading”
  2.  

  3. Nhấp vào “A Static Page” rồi chọn trang bạn muốn đặt làm trang chủ và nhấn “Save Changes”.
  4.  

    homepage setting

 

 

Thêm hoặc xóa nội dung trên sidebar

 

Một số người muốn hiển thị nội dung trên sidebar, một số khác lại thấy không cần thiết vì muốn một giao diện gọn gàng. Dù theo cách nào thì đều tùy thuộc vào bạn.

 

Bạn có thể dễ dàng thêm hoặc bớt nội dung trên sidebar.

 

  1. Truy cập WordPress dashboard, vào phần “Appearance” và nhấp vào “widgets”.
  2.  

  3. Tại đây bạn sẽ thấy một danh sách những widget có sẵn và Blog Sidebar. Những gì bạn cần làm là kéo và thả những widget bạn muốn vào sidebar, hoặc xóa những widget mà bạn không cần.
  4.  

    sidebar setting

 

 

BƯỚC 5: SỬ DỤNG PLUGIN

 

Trước đây, khi chúng tôi muốn tối ưu hóa blog, thêm tính năng hoặc tạo chức năng mới, chúng tôi phải thực hiện thủ công (điều này vừa tốn thời gian vừa khiến đầu óc mệt mỏi).

 

Ngày nay, nhờ các plugin, bạn có thể thực hiện tất cả những điều đó và hơn thế nữa là chỉ bằng vài cú nhấp chuột.

 

Về cơ bản, bạn có thể thêm bất kỳ thứ gì bạn muốn, hô biến trang web thành một cửa hàng trực tuyến hoặc một khu triển lãm nghệ thuật. Những điều bạn có thể nghĩ đến thì có lẽ cũng đều có plugin cho nó rồi.

 

Để cài đặt plugin, tiếp tục sử dụng WordPress dashboard, nhấn vào “Plugins” và chọn “add new”. Tại đây, hãy kiểm tra trong tab Popular hoặc tab Recommended để xem những gợi ý phù hợp với bạn, và vậy là hoàn tất!

 

add plugin

 

Số lượng plugin để bạn lựa chọn là không hạn chế nhưng hãy lưu ý, một số plugin có thể làm chậm blog của bạn. Hãy tìm hiểu một chút trước khi cài đặt plugin và blog của bạn sẽ mượt mà như một giấc mơ.

 

Đây là một số plugin ưa dùng của chúng tôi:

 

  • Yoast SEO

    Giúp blog của bạn dễ thực hiện SEO

  • Swift Performance Lite

    Giúp giảm thời gian lưu trữ cho WordPress, tăng tốc thời gian tải blog của bạn!

  • Google Analytics by ExactMetrics

    Giúp bạn theo dõi lượng khách truy cập blog. Siêu hữu ích trong việc giúp bạn thiết lập tiêu chuẩn!

 

 

BẠN ĐÃ TRỞ THÀNH BLOGGER!

 

Xin chúc mừng ai đó đã bước chân vào thế giới blog, bạn đã xây dựng thành công blog của riêng mình! Chúng tôi hỗ trợ nhưng bạn là người tự tay hoàn thiện tất cả các bước, vậy nên hãy tự thưởng cho mình nhé!

 

Trước khi bạn rời đi, hãy nhìn lại bản tóm tắt những việc cần làm để xây dựng blog của mình.

 

  1. Đăng ký tên miền và chọn dịch vụ web hosting
    • Chọn đơn vị web host phù hợp
    • Chọn tên miền của bạn
  2. Khởi tạo blog
    • Cài đặt WordPress làm nền tảng
  3. Thiết kế blog
    • Chọn theme phù hợp
    • Cài đặt theme
  4. Thêm nội dung
    • Thêm bài viết, menu và chỉnh sửa trang của bạn
    • Tùy chỉnh và tinh chỉnh
    • Cài đặt plugin

 

Tiếp tục tùy chỉnh!

 

Hãy nhớ rằng WordPress là nền tảng có khả năng tùy biến cao. Bạn thực sự có thể tạo bất kỳ dạng blog nào bạn muốn bằng WordPress, vì vậy hãy tiếp tục trải nghiệm và sửa đổi đến khi bạn hài lòng 100% với những gì bạn có. Như mọi khi, hãy để lại tin nhắn cho chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào.