Cách tạo & viết blog miễn phí: 5 nền tảng mạnh mẽ kèm (Có video)

(Mới) Nhóm riêng trên Telegram dành cho các bạn đầu tư crypto. Tham gia tại đây.

Cách tạo & viết blog miễn phí: 5 nền tảng mạnh mẽ nhất (Có video)

Nội dung:

Heading 3 ExampleHeading 4 ExampleHeading 3 ExampleHeading 4 Example

Tips: Nếu như bạn là người mới, hoặc chưa thành thạo WordPress. Bạn nên tìm đến khóa học bài bản về WordPress để có lộ trình từng bước vững chắc =>  7 giờ học WordPress

Bạn xem video này để thao tác theo. Ở bên dưới mình sẽ nêu ra những ưu và nhược điểm của từng nền tảng:

Có rất nhiều lựa chọn cho phép bạn bắt đầu tạo một trang blog dễ dàng, đơn giản mà không cần kiến thức nào về lập trình.

Tuy nhiên vì có quá nhiều lựa chọn, nên thành ra bạn không biết nên sử dụng nền tảng nào.

Ở bài viết này, mình sẽ review ngắn gọn qua ưu & nhược điểm của 5 nền tảng tạo blog phổ biến nhất hiện nay.

Mình cũng sẽ sắp xếp theo mức độ ưu tiên, trên cùng là nên dùng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc theo sở thích của bạn, vì toàn bộ dưới đây đều là những nền tảng chuyên nghiệp được nhiều người sử dụng.

WordPress.org

Miễn phí mã nguồn, nhưng phải mua hosting & domain riêng để triển khai. Mình vô cùng khuyến nghị bạn sử dụng nền tảng này.

WordPress.org là nền tảng mã nguồn mở cho phép bạn tự cài đặt, hoàn tất 1 trang web, tùy biến theo ý thích & tự quản trị. Đây là mã nguồn làm website được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.

Hiện blog Kiemtiencenter mà bạn đang đọc cũng đang sử dụng WordPress

tao-blog-voi-wordpress.org

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

XEM XU HƯỚNG HỌC TẬP

Ưu điểm

  • Toàn quyền quản trị website, đồng nghĩa blog của bạn là tài sản sở hữu của riêng bạn.
  • Sử dụng tên miền riêng theo ý thích, bạn tự do mua domain như mong muốn rồi trỏ về hosting
  • Tự do cài đặt thêm themes, plugins tùy thích. Có thư viện hàng ngàn themes & tiện ích miễn phí
  • Được can thiệp vào tùy chỉnh giao diện & các tính năng nâng cao cho website nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng.
  • Cộng đồng sử dụng đông vô cùng, có rất nhiều hướng dẫn trên mạng
  • Bảo mật tốt nếu áp dụng những hướng dẫn có sẵn.

Nhược điểm

  • Phải tự thao tác, biết quy trình tự tạo website WordPress.
  • Cần một khoảng phí đầu tư ban đầu gồm: Chi phí thuê hosting, mua domain.
  • Nếu không biết sử dụng có khả năng bị hack hay tấn công
  • Cần bổ sung kiến thức về quản trị website để bảo vệ tài sản riêng.

Hướng dẫn: 5 bước làm website WordPress dễ dàng

WordPress.com

WordPress.com là nền tảng tạo blog miễn phí (Khác với mã nguồn WordPress.org nhé tuy cùng chung chủ)

WordPress.com hướng tới phục vụ các đối tượng người dùng chỉ cần có một website WordPress nhanh chóng mà không cần tự thao tác cài đặt website, thuê hosting và bỏ tiền mua tên miền riêng.

tao-blog-voi-wordpress

Ưu điểm

  • Chỉ cần một địa chỉ email là có thể mở tài khoản bắt đầu tạo blog.
  • Dễ thao tác, giao diện thân thiện.
  • Không tốn bất cứ khoản chi phí nào như: thuê hosting, mua domain, mua themes, plugins…

Nhược điểm 

  • Hạn chế dung lượng lưu trữ và băng thông (3GB), muốn hơn thì phải nâng cấp.
  • Mặc định là subdomain dạng

    username.wordpress.com

    , không mang tính chuyên nghiệp

  • Muốn trỏ domain riêng về phải nâng cấp, và phí không hề rẻ
  • Không thể can thiệp tùy chỉnh giao diện hay thêm code để tracking
  • Không thể sử dụng những plugin cài đặt từ bên ngoài vào nhằm giúp phục vụ tốt cho mục đích kiếm tiền từ website.

Medium

Medium rất phổ biến với đối tượng người dùng quốc tế. Nền tảng này phù hợp cho những người ưa thích viết lách, hay chỉ đơn giản là những người có sở thích chia sẻ lại những trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày ở những lĩnh vực cụ thể.

Hoặc những cá nhân có kiến thức rất chuyên môn về một lĩnh nào đó, hoặc ngay cả những doanh nghiệp cập nhật sản phẩm của họ.

tao-blog-voi-medium

Nền tảng blog này tập hợp rất nhiều chuyên gia đình đám hàng đầu các lĩnh vực nên thu hút rất nhiều độc giả muốn nâng cao trải nghiệm sống, kiến thức chuyên môn thông qua việc đọc.

Mình cũng thường xuyên đọc những bài viết trên này, nó mang lại cho mình rất nhiều điều thú vị không thua kém gì việc đọc sách.

Còn ở phương diện viết lách, nếu bạn có đam mê chia sẻ hoặc chỉ muốn tạo 1 blog đơn giản để cập nhật những trải nghiệm trong cuộc sống, công việc. Thì Medium cũng là 1 nơi lý tưởng.

Ưu điểm

  • Đăng ký dễ dàng, sử dụng miễn phí
  • Giao diện được tối ưu clean & trải nghiệm đọc siêu tốt
  • Hỗ trợ đầy đủ các định dạng format cơ bản cho nội dung như các trình soạn thảo website khác.
  • Có độ mạnh Authority Domain cực lớn nhờ sức mạnh chung toàn site => Bài viết của bạn được nhiều người tìm đến hơn.

Nhược điểm

  • Không tự quản trị được blog như một website riêng của bản thân
  • Không có tên miền riêng, muốn thêm phải trả phí. Blog của bạn sẽ có dạng

    medium.com/@username

  • Không can thiệp được về giao diện
  • Không thể cài đặt thêm các plugins, công cụ hỗ trợ công việc kinh doanh hay kiếm tiền trên website.
  • Bị kiểm duyệt nội dung khá khắt khe.

Blogger

Blogger.com là một cái tên lâu đời nhất và phổ biến nhất với nhiều dân làm website đời đầu ở Việt Nam lẫn quốc tế. (tên gọi cũ của nó là Blogspot)

Đây là một sản phẩm của Google, cho phép bạn tạo blog miễn phí và dễ dàng với kho giao diện có sẵn tương tự WordPress.com

tao-blog-voi-blogger.com

Ngày trước có thể nói Blogger là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm website kinh doanh tại Việt Nam.

Tuy nhiên vì Google không tập trung nhiều vào sản phẩm này, rất ít cập nhật, không mạnh mẽ bằng WordPress nên dần dần số lượng người sử dụng ít dần đi.

Ưu điểm

  • Là sản phẩm của Google, giao diện tối giản, clean
  • Có thể can thiệp giao diện, tiện ích nhưng phải biết sơ qua về code
  • Miễn phí & cực dễ dàng thao tác
  • Hỗ trợ chèn các mã code tracking dễ dàng.
  • Hỗ trợ đầy đủ format văn bản cơ bản trên trình soạn thảo.
  • Có thể mua & trỏ domain về thoải mái, hoặc sử dụng subdomain mặc định

    username.blogspot.com

Nhược điểm

  • Giao diện không còn phù hợp xu hướng web design hiện đại
  • Google không còn cập nhật nhiều cho sản phẩm này
  • Phải hiểu 1 chút về code nếu muốn can thiệp chuyên sâu hơn

Wix

Wix là một trong những nền tảng website hỗ trợ builder hàng đầu hiện nay với nhiều template sẵn có và một kho ứng dụng/dịch vụ kèm theo mạnh mẽ.

Nền tảng này nhận được trên 80% rating 4.0 sao từ người dùng.

Luôn cập nhật bắt kịp xu hướng website hiện đại, không thua kém kho tài nguyên tự tạo web như WordPress.org, Wix đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh đến người dùng cá nhân.

tao-blog-voi-wix

Ưu điểm

  • Kho giao diện responsive với hơn 500 templates
  • Giao diện xây dựng theo mã nguồn HTML5 & Boostrap nhằm tối đa hóa trải nghiệm người dùng trên website
  • Rất dễ sử dụng chỉ với vài thao tác tạo tài khoản & tạo blog đơn giản
  • Trình soạn thảo có nhiều tính năng nâng cao, giúp format văn bản đẹp mắt.
  • Gói premium của Wix có full các tính năng hỗ trợ xây dựng và vận hành một website chuẩn xịn.

Nhược điểm

  • Giới hạn khá nhiều tính năng so với WordPress.org
  • Không có các themes, plugins nâng cao nhằm tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi trên website như WordPress.
  • Các hướng dẫn trên mạng không phổ biến vì cộng đồng người sử dụng chưa đông
  • Dung lượng lưu trữ với gói miễn phí là rất thấp, với các plan trả phí thì mức giá lại hơi cao.
  • Muốn trỏ domain riêng về phải nâng cấp & chi phí cũng không hề rẻ

Tạm kết

Trên đây là 5 nền tảng tạo blog phổ biến nhất hiện nay, có lượng người dùng đông đảo so với tất cả các nền tảng tạo blog, website khác.

Bạn có thể tự cân nhắc mục đích tạo blog rồi lựa chọn nền tảng phù hợp. Riêng bản thân mình thì theo lựa chọn đầu tiên – WordPress.org (Mà giờ hầu như ai cũng sử dụng cái này)

Bạn có thể truy cập vào thư mục Tự Học WordPress của mình nếu cần những hướng dẫn về WordPress.

Nếu có thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ hỗ trợ.


Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Thế Khương

Okie luôn

Bài viết liên quan

Hướng dẫn chọn domain phát triển website, blog, thương hiệu

Hướng dẫn cài SSL trên Cloudflare cho website WordPress

TOP 10 công cụ Page Builder tốt nhất cho WordPress & lời khuyên lựa chọn

XML Sitemap là gì ? Hướng dẫn tạo Sitemap trên WordPress

wpDiscuz