Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn và đã rụng rốn đúng chuẩn | Huggies

Ở hầu hết các bệnh viện phụ sản, hộ lý và y tá sẽ là người đảm đương việc tắm cho trẻ sơ sinh lần đầu tiên sau khi sinh. Tuy nhiên, khi về đến nhà, mẹ sẽ bắt đầu phải tự tắm cho bé.

Việc tắm trẻ sơ sinh chưa rụng rốn không hề dễ dàng đối với các bà mẹ, đặc biệt với những mẹ chưa có kinh nghiệm. Qua bài viết dưới đây, Huggies® Việt Nam sẽ mách mẹ những mẹo tắm cho bé chưa rụng rốn đơn giản nhất!

Tham khảo: Rốn của trẻ sơ sinh: Các bệnh lý thường gặp và cách chăm sóc

Khi nào có thể bắt đầu tắm cho trẻ sơ sinh?

Thường sau khi mẹ sinh con ở bệnh viện, các nhân viên hộ lý sẽ chỉ lau sạch nước ối và máu còn dính trên người bé rồi đưa bế đến bên mẹ. Lúc này thân nhiệt của bé vẫn chưa ổn định, nên việc tắm sẽ cần đợi đến ngày hôm sau.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ nhi khoa quốc tế vẫn thường khuyên các bà mẹ nên đợi khi trẻ sơ sinh được vài ngày tuổi rồi hẵng bắt đầu tắm cho con, vì da trẻ sau khi sinh sẽ được bao phủ bởi một lớp sáp mỏng (vernix) giúp bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công từ vi khuẩn bên ngoài. Nếu muốn, mẹ có thể lưu ý với các cô hộ lý khi tắm để lại một chút lớp sáp này cho con.

Sau khi đã đưa trẻ về nhà, mẹ có thể bắt đầu vệ sinh cho bé bằng cách lau các bộ phận như đầu, thân và bộ phận sinh dục bằng khăn mềm thấm nước ấm. Hướng dẫn lau người cho trẻ sơ sinh đúng cách.

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà

Mẹ chỉ nên tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn bằng cách lau sạch người cho trẻ ở những tuần đầu tiên, và duy trì cho đến khi trẻ rụng rốn. Điều này sẽ càng đặc biệt an toàn đối với những bé trai sau khi được cắt bao quy đầu, vì nó sẽ giúp vết thương mau lành hơn.

Chuẩn bị tắm cho trẻ sơ sinh

  • 2 chậu nước ấm: Dùng cùi chỏ hoặc phần da bên trong cánh tay để đảm bảo nước không quá nóng cũng không quá lạnh. Khoảng từ 37-38 độ C là vừa rồi mẹ nhé!

  • Ghế tắm hoặc lưới tắm: Với những mẹ lần đầu tắm bé, sử dụng lưới và ghế tắm sẽ giúp mẹ an tâm thêm phần nào.

  • Sữa tắm em bé: Ưu tiên sữa tắm có thành phần acid lactic và lactoserum, đồng thời hạn chế các loại sữa tắm có mùi hương nhân tạo.

  • 2 khăn lau: Lớn vừa đủ bao bọc bé và mềm mại là tiêu chí quan trọng khi chọn khăn cho bé

  • Khăn sữa nhỏ, mềm

  • Quần áo sạch

  • Tã dán lọt lòng Huggies® Việt Nam với thiết kế Bọc Kén Con Tằm cho bé: Bên cạnh công nghệ 1000 phễu siêu thấm và các rãnh dọc hai bên nhanh chóng thấm hút chất lỏng và giữ cho mông bé khô thoáng suốt cả ngày, tã dán lọt lòng Huggies® Việt Nam với thiết kế Bọc Kén Con Tằm còn đặc biệt mềm mại nhờ lớp đệm siêu mềm như bọc kén ôm trọn vùng lưng và bụng bé, cùng với bề mặt và tai dán êm mềm giúp nâng niu, bảo vệ toàn diện làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé khi vừa mới lọt lòng.

    Tham khảo: Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh

    Tã sơ sinh với thiết kế Bọc Kén Con Tằm

    Tã dán mới lọt lòng Huggies® Việt Nam chăm sóc tốt nhất cho làn da bé từ 1 ngày tuổi

    Các bước tắm cho trẻ sơ sinh

    Bước 1: Chọn không gian tắm ấm áp cho bé

    Chọn tắm bé ở không gian ấm áp (nhiệt độ tầm khoảng 23.8 độ C), cởi bỏ quần áo, tã và quấn bé trong khăn lớn. Mẹ cần tắm cho bé ở nơi nào thì chỉ mở khăn ra ở nơi ấy.

    Bước 2: Vệ sinh mắt, mặt và tai cho bé

    Dùng khăn sữa nhúng nước ấm lau mắt, mặt và tai cho bé. Mẹ lưu ý chỉ dùng nước ấm và không thêm sữa tắm nhằm tránh sữa tắm vào mắt hoặc miệng bé.

    Bước 3: Gội đầu cho trẻ sơ sinh

    Phụ huynh xoa 1 giọt sữa tắm cho trẻ sơ sinh lên da đầu bé và massage nhẹ nhàng. Khi massage chỉ dùng phần thịt của ngón tay hoặc lòng bàn tay, không để móng tay tiếp xúc với da bé dễ gây tổn thương. Trong lúc massage phụ huynh cũng lưu ý không để xà phòng lan quá nửa trán để tránh dính vào mắt bé gây khó chịu.

    Sau đó phụ huynh nhúng khăn vào nước và lau đầu cho bé nhẹ nhàng để làm sạch phần xà phòng.

    Bước 4: Làm sạch phần cơ thể, chú ý chăm sóc da trẻ sơ sinh

    Sau đó phụ huynh nhúng khăn vào nước và lau đầu cho bé nhẹ nhàng để làm sạch phần xà phòng.

    Cho một vài giọt sữa tắm vào thau nước ấm, dùng khăn sữa thấm nước pha sữa tắm và lau toàn thân bé. Chú ý làm sạch những nếp gấp như cổ, nách, cổ tay, háng, đầu gối, cổ chân.

  • Đối với bé trai sau khi cắt bao quy đầu: ba mẹ cần giữ khu vực này được khô, tránh để nước vào. Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý chăm sóc bộ phận sinh dục của bé đúng cách theo bác sĩ chỉ dẫn của bác sĩ, cũng như giữ cho khu vực này được khô ráo đến khi lành hẳn (thường mất khoảng 1 tuần).

  • Đối với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn: phụ huynh hạn chế làm ướt phần rốn của con trong lúc tắm. Phần rốn nên được chăm sóc cẩn thận sau khi tắm.

  • Sau đó, phụ huynh nhúng khăn sữa vào chậu nước ấm thứ 2 và làm sạch người bé một lần nữa.

    Bước 5: Lau người cho trẻ sơ sinh

    Dùng khăn tắm lau khô người và bao bọc cơ thể bé lại bằng khăn choàng tắm.

    Bước 6: Mặc tã và quần áo cho bé

    Phụ huynh đặt bé lên mặt phẳng ấm áp và mặc tã bỉm, quần áo cho bé nhẹ nhàng. Đeo bao tay và vớ chân cho bé nếu thấy cần thiết.

    Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao

    Các bước tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà

    Các bước tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà (Nguồn: Sưu tầm)

    Hướng dẫn vệ sinh rốn trẻ sơ sinh chưa rụng rốn sau khi tắm

  • Sau khi tắm cho bé xong, dùng tăm bông hút khô phần nước bám vào rốn bé.

  • Sử dụng tăm bông sạch để bôi dung dịch sát khuẩn (cồn 70 độ hay dung dịch i-ốt cần được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ).

  • Kiểm tra kỹ và chắc chắn phần rốn khô ráo hoàn toàn trước khi mặc quần/ áo che phủ phần này. Lưu ý, khi mặc tã cho bé, chú ý để phần tã nằm dưới rốn của bé để tã không bít kín rốn gây hầm, bí.

  • Lưu ý khi vệ sinh rốn cho trẻ mới sinh

  • Việc tắm cho bé không làm ảnh hưởng đến tốc độ rụng của rốn cũng như tốc độ lành da của vết rụng, mẹ không cần quá lo nhé.

  • Đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu thấy có bất kỳ biểu hiện nào như rốn bé có dịch ướt, rốn có mùi hôi, chảy máu hay mủ…

  • Không bôi bất kỳ loại kem dưỡng, thuốc dân gian nào lên rốn của bé.

  • Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Những câu hỏi thường gặp về việc tắm trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

    “Nằm lòng” các bước tắm cho trẻ mới lọt lòng trên đây, tắm cho con sẽ không còn là nhiệm vụ khó nhằn của mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

    Câu hỏi thường gặp về việc tắm trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

    Thời điểm phù hợp để tắm cho trẻ sơ sinh

    Thời điểm phù hợp để tắm trẻ sơ sinh là những khi nhiệt độ trong ngày ấm áp, tốt nhất là vào buổi sáng 10 – 11 giờ hoặc chiều từ 15 – 16 giờ. Bố mẹ cũng lưu ý không nên tắm cho trẻ sơ sinh quá 5 phút cho mỗi lần tắm nhé!

    Có nên dùng sữa tắm để tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn?

    Mẹ có thể dùng sữa tắm nhẹ dành cho em bé để vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn. Mẹ cũng cần lưu ý tránh dùng sữa tắm hay xà phòng thông thường để tắm cho con, vì chất tẩy rửa của chúng thường rất mạnh, sẽ khiến da bé bị khô.

    Làm cách nào để vệ sinh da đầu và tóc trẻ sơ sinh chưa rụng rốn?

    Mẹ nên làm sạch da đầu và tóc của bé 2 lần/tuần. Để làm sạch da đầu, tóc trẻ sơ sinh, mẹ hãy cho một ít sữa tắm em bé vào tay và mát xa vào tóc và da đầu con. Sau đó, mẹ tiếp tục làm sạch da đầu con bằng khăn sữa thấm nước ấm hoặc vốc nhẹ nước ấm lên da đầu.

    Trẻ nên tắm với nhiệt độ nước bao nhiêu?

    Nước dùng để tắm trẻ sơ sinh chưa rụng rốn luôn phải là nước ấm, không được nóng hay lạnh. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng sẽ vào khoảng từ 37 độ C đến 38 độ C. Mẹ hãy luôn kiểm tra nước trước khi tắm cho con nhằm đảm bảo nước tắm không quá nóng.

    Nên tắm trẻ sơ sinh chưa rụng rốn mấy lần một tuần?

    Vào năm đầu tiên, nếu mẹ vệ sinh vùng mặc tã cho bé thường xuyên thì trẻ sơ sinh chỉ cần được tắm khoảng 3 lần 1 tuần. Mẹ cũng có thể tắm cho con mỗi ngày, nhưng tắm trẻ quá thường xuyên có thể dẫn đến hiện tượng khô da, đặc biệt khi mẹ dùng sữa tắm để tắm cho con.

    Với những hướng dẫn chi tiết trên đây, Huggies® Việt Nam hy vọng mẹ đã biết cách tắm cho trẻ mới lọt lòng chưa rụng rốn.

    Tham khảo: Những điều cần tránh khi tắm cho bé sơ sinh

    Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu thêm các bí quyết chăm sóc trẻ mới chào đời, mẹ có thể tham khảo thông tin trong chuyên mục Chăm sóc bé, hay đặt câu hỏi tại Góc chuyên gia Huggies nhé.

    Nguồn tham khảo:

    https://www.nhs.uk/conditions/baby/caring-for-a-newborn/washing-and-bathing-your-baby/

    https://www.healthline.com/health/parenting/how-to-bathe-newborn

    https://raisingchildren.net.au/newborns/health-daily-care/hygiene-keeping-clean/bathing-a-newborn