Cách sắp xếp mô hình trưng bày sản phẩm trong cửa hàng tiện lợi – Trang chủ
Theo nghiên cứu về hành vi mua sắm của khách hàng, con số đã chỉ ra rằng: Có đến 83% hành vi mua hàng được quyết định bởi cái nhìn; 11% sẽ được chi phối bởi các âm thâm; 3,5% được mua hàng bởi sự động chạm; 1,5% là mùi hương và chỉ 1% là khách hàng trải nghiệm sản phẩm. Chính vì thế, ở bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn cách sắp xếp mô hình trưng bày sản phẩm trong cửa hàng tiện lợi, cùng tìm hiểu nhé.
Mục Lục
Để tối ưu hoá trưng bày sản phẩm, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một mô hình trưng bày (Picture of Sucess) chuẩn cho từng kênh bán hàng
POS (Picture of Success) – bức tranh hoàn hảo – hay còn được coi như 1 bản thiết kế tiêu chuẩn cho bố cục trưng bày của thương hiệu mình ở 1 nhóm kênh bán hàng. Một bản POS chuẩn phải được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
- Các POSM (vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng tại điểm bán lẻ) phải được xây dựng dựa trên hành trình mua sắm của khách hàng, hiện thực hoá 3 giai đoạn tiếp cận khách hàng: Awareness – tạo nhận biết về sản phẩm, Engagement – tạo tương tác trước quầy kệ, Purchase – kích thích hành động mua hàng.
Ở từng giai đoạn, sản phẩm phải được thiết kế và sắp đặt với mục tiêu đầu tiên: tối ưu hoá doanh số. Với nhiều doanh nghiệp SME khi xây dựng POS tập trung quá nhiều tới yếu tố sáng tạo, mới mẻ mà quên mất đi tiêu chí đầu tiên của POS luôn là làm thế nào để sản phẩm thu hút được lượng khách hàng nhiều nhất có thể. - Với mỗi kênh bán hàng lại có các bố cục và chiến lược trưng bày tổng thể sản phẩm (portfolio) khác nhau, nên POS của doanh nghiệp cũng phải tuân theo sự sắp xếp của chủ chuỗi các kênh đó.
- Với bất kì công ty nào, đặc biệt là các công ty có cơ hội hợp tác với các kênh phân phối lớn là siêu thị, cửa hàng tiện lợi – sẽ là một bất lợi lớn nếu như không biết xây dựng POS ra sao. Tuy nhiên, việc xây dựng POS còn là rào cản lớn đối với các Trade Marketer làm việc tại các công ty vừa và nhỏ. Cho nên, trong bài viết này TM sẽ cung cấp tới độc giả mô hình trưng bày chuẩn ở siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam.
Mô hình trưng bày (POS) siêu thị chuẩn
Tại siêu thị, mô hình trưng bày được chia thành 3 khu vực chính: Khu vực chuyển tiếp; Khu vực tạo ảnh hưởng; Khu vực điểm đến.
- Khu vực chuyển tiếp – hay còn gọi là khu vực khởi điểm. Đây là khu vực người mua lần đầu tiên tiếp cận đến sản phẩm, bởi vậy khu vực này sẽ trưng bày các standee, cổng chào hay góc chụp ảnh (Photobooth) làm tăng độ nhận biết của người mua hàng về sản phẩm (Awareness). Lấy ví dụ vào dịp Tết, coca-cola đã tạo một cổng chào, in hình logo của coca-cola ở khu vực chuyển tiếp, nhãn hàng này đã thành công khi thu hút sự chú ý của người mua trước khi bước vào siêu thị.
- Khu vực tạo ảnh hưởng – đây chính là khu vực dẫn trực tiếp tới kệ hàng doanh nghiệp (Road to main shelf). Với mục đích tạo tương tác với người mua trước quầy kệ (Engagement), nên ở đây sẽ trưng bày những kệ treo, các ụ trưng bày, hay kệ ốp cột. Chú ý: Không nhất thiết phải đặt sản phẩm ở ngay đây, bởi như vậy sẽ rất tốn chi phí về vị trí (Placing) cho nhãn hàng, ở vị trí này, các công ty chỉ cần sử dụng các vật dụng hỗ trợ quảng cáo để làm tăng tương tác với người tiêu dùng. Ví dụ Coca-cola: tủ lạnh của nhãn hàng (như trong ảnh) được sắp xếp tại khu vực tạo ảnh hưởng.
- Khu vực điểm đến – khu vực đặt kệ hàng của doanh nghiệp (Main shelf). Đây là khu vực mà các vật dụng trưng bày cần truyền tải nội dung Call-to-action trực tiếp tới người mua, khiến họ đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm của nhãn hàng. Bởi vậy, ngay từ khi người mua bước vào, nhãn hàng cần trưng bày cổng ngành hàng để gây sự chú ý cho khách hàng, sau đó trong khu vực trưng bày sản phẩm sẽ là viền kệ có đèn led, wobbler (miếng gắn lò xo, nhựa) hay các đầu kệ.
Mô hình trưng bày (POS) cửa hàng tiện lợi (CVS) chuẩn
Với cửa hàng tiện lợi, vì diện tích nhỏ hơn nên POS sẽ đơn giản hơn so với siêu thị . Đồng thời, vì hành trình mua sắm (Shopper journey) ở CVS diễn ra nhanh hơn, ít phức tạp hơn nên POS sẽ cần sự tập trung nhất định vào từng POSM. Mỗi khu vực lại bàn bán những sản phẩm đặc trưng riêng, khu vực chuyển tiếp sẽ là khu vực bán các sản phẩm ăn uống, khu vực tạo ảnh hưởng – các sản phẩm hàng ngoại, hàng nhập, khu vực điểm đến – các sản phẩm nước uống. Chính vì thế cách trưng bày phải dựa trên những sản phẩm đang bày bán tại khu vực đó.
Ví dụ với Coca-cola, ở cửa ra vào là khu vực chuyển tiếp, POS tại đây sẽ để banner, standee, ở hàng bánh kẹo (khu vực tạo ảnh hưởng) sẽ để kệ nước ở đó để mua cùng, ở khu vực ăn uống để tentcard (bảng thông tin mini) hoặc sticker của coca-cola để tạo tính Engagement, cũng như là cơ hội quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Tại khu vực điểm đến, đối với Coca Cola chính là tủ lạnh, trung tâm mua hàng tại cửa hàng tiện lợi, sẽ dán các poster khuyến mãi mini, hoặc các wobbler (miếng gắn lò xo). Cần nhớ đây khu vực điểm đến chính là khu vực quyết định người mua có chọn sản phẩm của bạn hay không, nên các cách trưng bày mang tính chất đẩy người mua hàng tới sản phẩm.
Kết luận
POS là một phần không thể thiếu trong chiến lược Trade Marketing. Nhưng để chiến lược ấy giúp nhãn hàng chiến thắng tại điểm bán, đặc biệt ở các kênh hiện đại, thì việc xây dựng POS hoàn hảo thôi còn chưa đủ mà cần có sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố khá như khuyến mại, hoạt náo…
Theo: tomorrowmarketers
Tại KONVOI – Chúng tôi tư vấn cho bạn dựa vào những con số và thực tiễn, đồng thời đưa ra các phương án chiến lược đã được chứng minh. Hiểu thị trường và hành vi khách hàng cũng như insight của ngành hàng sẽ giúp bạn chiến thắng trước những bài toán khó khăn. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với một vị thế bán hàng độc tôn tại thị trường FMCG.
KONVOI.VN – Chuyên gia lĩnh vực phân phối bán lẻ
Phone: 028 3937 1800
Email: [email protected]
Địa chỉ: 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài viết liên quan: