Cách nuôi gà sao sử dụng đệm lót sinh học hiệu quả

Chi tiết từ A-Z cách nuôi gà sao sử dụng đệm lót sinh học

Nuôi gà sao bằng đệm lót sinh học là phương pháp chăn nuôi an toàn, vừa giảm dịch bệnh, vừa giảm mùi hôi chuồng trại, cho chất lượng thịt gà thơm ngon. Đây là xu hướng chăn nuôi đang được nhiều chủ trang trại tìm hiểu nhằm mở hướng phát triển mới cho ngành nuôi gà sao. Để giảm thiểu rủi ro và cung cấp những kỹ thuật quan trọng cho bà con, VBio chia sẻ trọn bộ cách nuôi gà sao sử dụng đệm lót sinh học đơn giản, hiệu quả. Chủ trang trại nên tham khảo và trang bị cho mình trước khi bắt tay vào mô hình nuôi gà sao.

cách nuôi gà sao

1. Đặc tính sinh học

Đặc điểm ngoài hình

Màu lông: Xám đen, có điểm trắng nhạt.

Lưng hơi gù, đuôi cụp, thân hình thoi. Đầu gà không có mào mà chỉ có các mấu sừng. Ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao từ 1,5 – 2cm. Da mặt và cổ của gà sao không có lông ống, ngược lại lớp da này vô cùng dày và có màu xanh da trời. Chân gà khô, gà trống không có cựa.

Phân biệt trống – mái:

  • Gà 1 ngày tuổi: Phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không được chính xác như các giống gà khác. Giai đoạn trưởng thành: Trống – mái hoàn toàn giống nhau, rất khó phân biệt.
  • Việc phân biệt trống – mái ở gà sao sẽ căn cứ vào tiếng kêu của chúng ở khoảng 6 tuần tuổi. Con mái sẽ thường kêu 2 tiếng, trong khi con gà trống kêu 1 tiếng.
  • Ngoài ra, còn có thể phân biệt ở mào tích hoặc ở lỗ huyệt khi gà trưởng thành.

Đặc tính của gà sao

Bản tính hoang dã vẫn còn: Dù đã được thuần hóa thành gà nhà nhưng chúng vẫn chưa quên hẳn tính hoang dã. Gà sao thích sống tự do, nơi ở rộng rãi, yên tĩnh, ít người qua lại.

Bay giỏi như chim: Đến tuổi trưởng thành, gà sao có thể bay giỏi như chim.

Không thích bắt bằng tay: Gà sao bản tính nhút nhát, thích nơi yên tĩnh, không thích người lạ tới gần. Do đó, chúng ta không nên bắt bằng tay giống như gà vịt thông thường.

Sống bầy đàn: Gà sao sống thành bầy đàn, không sống đơn lẻ, thích hợp nuôi công nghiệp.

Thích đậu ngủ trên cây: Chúng thích ngủ đậu trên cây để tránh thú giữ sát hại. Vì thế, khi nuôi nhốt, cần làm thêm giàn đậu, chuồng trại cao ráo cho gà sao.

Mùa sinh sản, kết thành từng cặp: Bình thường chúng không bắt cặp mà sống thoải mái, lẫn lộn. Nhưng đến thời điểm sinh sản, sẽ kết đôi, rủ nhau tách đàn tìm nơi sinh sản. Tuy vậy, khi nuôi công nghiệp ta vẫn có thể ghép 1 con gà trống với 4 – 5 con gà mái.

Gà sao có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nuôi gà thả vườn. Tuy nhiên, với những đặc tính sinh học hoang dã của chúng thì mô hình nuôi gà sao thả vườn là thích hợp hơn cả.

mô hình nuôi gà sao

2. Chuồng trại

Thiết kế chuồng trại

Trong cách nuôi gà sao làm giàu, bà con nên thiết kế chuồng trại chắc chắn, đúng với kỹ thuật. Các yêu cầu như sau:

  • Chọn nơi làm chuồng xa khu dân cư sinh sống để tiếng kêu la của chúng không làm ảnh hưởng đến người dân hoặc gà không bị hoảng sợ.
  • Khu vực đất làm chuồng gà sao phải cao ráo, sạch sẽ, không bị ngập úng hoặc tù đọng nước vào mùa mưa.
  • Hướng chuồng thích hợp: Chính đông hoặc đông nam. Buổi sáng, ánh nắng sẽ chiếu vào chuồng gà, giúp chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh bị ẩm ướt.
  • Nuôi gà sao lấy thịt, làm chuồng với mật độ: 5 con/m2. Nếu nuôi gà làm giống lấy trứng ấp, duy trì mật độ 2 – 3 con/m2. Mật độ gà sao thả vườn duy trì tối thiểu 1 con/m2.
  • Bên trong chuồng thiết kế giàn đậu cách sàn 1,5 – 2m, cách xa vách tường 30cm. Khoảng cách giữa 2 cây sào là 40cm để chúng không chạm vào nhau.
  • Bên trong nên phân chia thành khu vực nuôi úm gà con, nuôi nhốt gà dò và gà trưởng thành. Có sự luân phiên giữa các lứa để đảm bảo hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà.
  • Sân vườn: Kỹ thuật nuôi gà sao thả vườn, bà con cần chú ý, phía trước có sân vườn rộng thoáng, xung quanh quây lại bằng hàng rào thép gai để tránh mất cắp. Do gà sao bay giỏi như chim nên hàng rào cần cao, kiên cố.

cách nuôi gà sao làm giàu

Xử lý chuồng trại

Trước khi nuôi gà, cần phải xử lý, vệ sinh chuồng trại để loại bỏ mầm bệnh, virus tấn công. Bà con tiến hành bơm nước rửa sạch sẽ trần, nền, tường bằng máy phun cao áp lực lớn. Sau đó đưa các dụng cụ (máng ăn, máng uống…) ra bể ngâm thuốc sát trùng và cọ rửa. Tiến hành sát trùng chuồng phổ rộng toàn bộ cả sân vườn. Kết hợp quét dọn các khu vực xung quanh, không để nước tù, nước đọng trong sân thả gà.

Sau khi xử lý chuồng trại, để chuồng trồng 2 – 3 tuần, đóng kín cửa, không cho côn trùng, động vật đi vào.

3. Chuẩn bị điều kiện nuôi

Máng ăn

Gà con giai đoạn đầu nuôi úm cho ăn trên giấy hoặc bìa carton cứng, không cần máng ăn.

Giai đoạn gà sao từ 4 – 14 ngày tuổi, chuẩn bị khay ăn có miệng thấp cho gà con.

Nuôi gà sao từ 14 ngày tuổi trở đi, bà con chuẩn bị máng treo/ hoặc đặt bằng nhựa, bố trí với mật độ phù hợp trong chuồng nuôi và ngoài sân.

Gà sao rất thích ăn cỏ, rau xanh. Do đó, bà con cần bố trí 2 máng ăn: 1 máng đựng thức ăn khô (cám viên, thóc, ngô…), máng còn lại chuyên để cỏ tươi.

Máng uống

Chuẩn bị máng uống bằng nhựa, đặt xen kẽ với máng ăn ở cả trong chuồng và ngoài sân vườn. Gà sao không cần uống nhiều nước, mặt khác trong khẩu phần thức ăn cũng đã có 30% cỏ tươi. Tuy nhiên, bà con vẫn nên thay nước 2 – 3 lần/ ngày.

Đệm lót sinh học

Cách nuôi gà sao sử dụng đệm lót sinh học là một trong những phương pháp mới đang được bà con tìm hiểu và áp dụng.

Nuôi gà bằng đệm lót sinh học có lợi ích gì?

Nuôi gà bằng đệm lót sinh học có lợi ích gì?

Đệm lót sinh học nuôi gà sao mang đến nhiều lợi ích như:

  • Giúp khử mùi hôi thối từ phân gà.
  • Tiêu độc, loại trừ mầm bệnh gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gà sao.
  • Đệm lót sinh học phun EM thứ cấp có đặc tính hút ẩm cao, giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, thông thoáng.
  • Ngoài ra, phủ một lớp đệm lót dưới nền nhà còn tránh cho chân gà bị khô lạnh vào mùa đông.
  • Sau khi gà xuất chuồng, người chăn nuôi chỉ cần thu gom đệm lót sinh học, không cần vệ sinh, cọ rửa quá nhiều, tốn công sức. Lớp đệm lót có lẫn phân gà tiếp tục được tận dụng để bón cho cây trồng…
  • Đặc biệt, nuôi gà sao bằng đệm lót sinh học giúp tăng chất lượng đàn gà. Gà lớn đồng đều, khỏe mạnh, sạch bệnh, không bị què hoặc thối chân. Chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc do không phải sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh.

Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà sao

Các nguyên liệu cần chuẩn bị như: trấu, vỏ lạc, lõi ngô, mùn cưa… Trộn nguyên liệu theo tỉ lệ: 30% trấu + 70% mùn cưa.

Rải lớp đệm lót vào chuồng gà đã khử trùng sạch sẽ, khô ráo với độ dày từ 15 – 20cm. Dùng vòi xịt nước lên đều trên mặt của lớp đệm lót. Khi đạt độ ẩm 40% thì dừng lại.

Chế phẩm sinh học dùng để làm đệm lót là EM thứ cấp. Hiện nay, tại Viện nghiên cứu Sinh học Ứng dụng, chế phẩm EM VBio đã được nghiên cứu và sản xuất hoàn thiện, các thử nghiệm đều cho hiệu quả cao, bà con an tâm sử dụng.

Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà sao

Pha EM gốc thành EM thứ cấp theo tỉ lệ: 1 lít EM gốc : 18 lít nước sạch : 1 lít mật rỉ đường, để từ 3 – 5 ngày. Tiếp tục phun EM thứ cấp lên đều bề mặt đệm lót, cung cấp vi sinh vật có lợi, độ ẩm giữ trong khoảng 30 – 40%.

Dùng bạt phủ kín toàn bộ bề mặt chất độn chuồng trong 1 tuần. Sau đó thì cho đàn gà sao vào nuôi.

Cót quây, chụp sưởi, rèm che…

Gà sao cũng cần nuôi úm ở giai đoạn đầu để chúng làm quen với môi trường sống, tăng khả năng sống sót. Do đó, bà con cần làm chuồng nuôi úm riêng. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: cót quây, đèn sưởi.

Cót quây úm có chiều cao từ 0,5 – 0,7m, không nên làm rộng quá 6m2, bên trong trải đệm lót sinh học. Đặt lồng quây úm gà sao ở nơi cao ráo, tránh gió lùa, mưa tạt. Nếu nuôi vào mùa hè, nên chuẩn bị rèm che bằng bạt.

4. Chọn giống

Ưu tiên chọn giống gà sao nhanh nhẹn, bông lông, mắt sáng, bụng gọn, chân mập. Loại bỏ những con bị khô chân, vẹo cổ, hở rốn, lỗ huyệt bết lông.

Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà sao

5. Chăm sóc gà sao con

Úm gà

Nhiệt độ úm: 31 – 33 độ C trong 2 tuần đầu. Tiếp tục duy trì 30 – 32 độ C trong hai tuần kế tiếp để gà con sinh trưởng tốt nhất. Sau 4 tuần, có thể nuôi ở môi trường bình thường, chúng sẽ tự sưởi ấm cho nhau.

Bà con có thể tham khảo thêm bảng nhiệt độ sưởi ấm cho gà:

Ngày tuổi
Nhiệt độ trong quầy úm (độ C)
Nhiệt độ trong chuồng (độ C)

1 – 3
31 – 32
27 – 30

4 – 7
30 – 31
27 – 30

8 – 14
29 – 30
26 – 28

15 – 21
26 – 28
24 – 26

22 – 28
24 – 26
22 – 24

> 28
23 – 24
20 – 22

Mật độ

Nuôi úm gà sao giai đoạn này duy trì ở mật độ: 1000 con/ lồng quây úm. Cần thay đổi mật độ theo tuổi trưởng thành của gà sao như sau:

  • Từ 1 – 7 tuần tuổi: Nuôi với mật độ 10 – 15 con/m2.
  • Từ 8 – 20 tuần tuổi: Nuôi với mật độ 5 – 6 con/m2.
  • Từ 21 – 28 tuần tuổi: Nuôi với mật độ 3 – 3,5 con/m2.
  • Từ trên 28 tuần tuổi: Nuôi với mật độ 3 con/m2.

Độ ẩm

Độ ẩm thích hợp nuôi gà sao lấy thịt là từ 50 – 60%. Ở Việt Nam, có thể duy trì mức 60 – 70% nhưng chuồng trại phải luôn cao ráo. Gà con mới nở tuyệt đối không để bị ướt.

Thức ăn cho gà sao

Ánh sáng

Gà sao mới nở cho đến 3 tuần tuổi cần được chiếu sáng 24/ 24. Giảm còn 16 giờ đối với gà con từ 4 – 6 tuần tuổi.

Cắt cánh

Gà sao bay giỏi như chim, vì thế, gà con mới nở được 1 ngày tuổi cần cắt cánh. Sử dụng sợi dây kim loại hoặc đồng nung đỏ và cắt 1 cánh tại khớp xương thứ nhất. Thao tác cắt cánh gà sao phải nhanh, chính xác và làm nguội luôn chỗ cắt.

6. Khẩu phần dinh dưỡng và thức ăn cho gà sao

Gà sao có đặc tính dễ ăn. Trong tự nhiên, nguồn thức ăn chính của chúng là côn trùng. Đến mùa khô, có thể ăn rau cỏ mọc dại. Với gà đã được thuần hóa, bà con cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng: protein, chất thô xơ, vitamin cho gà.

Thức ăn cho gà sao bao gồm: Thóc, ngô, hạt ngũ cốc, rau xanh các loại và cả cám viên tự ép. Ngoài ra, có thể cho ăn thêm trùn đất, dế mèn, gián, cào cào, mối, châu chấu…

Chỉ tiêu dinh dưỡng khi nuôi gà sao lấy thịt được chia làm 3 giai đoạn:

Chỉ tiêu
0 – 4 tuần tuổi
5 – 8 tuần tuổi
9 tuần tuổi đến khi giết thịt

Năng lượng kcal/kg TA
3000
3100
3200

Protein (%)
22
20
18

Canxi (%)
1,2
1,0
0,9

photpho (%)
0,7 – 0,75
0,65 – 0,7
0,6 – 0,65

Lizen (%)
1,35
1,15
0,96

Methionin (%)
0,45 – 0,5
0,4 – 0,45
0,4 – 0,43

Kỹ thuật nuôi gà sao thả vườn

7. Phòng bệnh

Gà sao là giống tương đối dễ nuôi, khỏe mạnh, chịu đựng kham khổ. Cách nuôi gà sao kết hợp dùng đệm lót sinh học giúp tăng thêm khả năng kháng bệnh ở gà so với bình thường, tỉ lệ sống sót cao, giảm chi phí. Tuy nhiên, bà con vẫn cần áp dụng một số phương pháp phòng bệnh để giảm nguy cơ mắc bệnh dịch tả, bệnh toi, cầu trùng…

Cách từ 5 – 7 ngày lại dùng EM thứ cấp để phun tưới đều lên bề mặt của lớp độn chuồng. Việc này giúp tăng khối lượng vi sinh vật có lợi, đồng thời khử mùi hôi do phân và nước tiêu của gà trong chuồng trại.

Tiêm vacxin đầy đủ cho gà vào các giai đoạn quan trọng:

  • Giai đoạn tuần đầu: Tiêm ngừa bệnh trái gà.
  • Giai đoạn 2 tuần tuổi: Tiêm ngừa dịch tả.
  • Gà con được 6 tuần tuổi: Tiêm phòng bệnh toi gà.

Ngoài ra, cần đảm bảo vệ sinh thức ăn, thức uống, sát trùng chuồng trại, dụng cụ ăn uống mỗi ngày. Tiến hành tổng vệ sinh định kỳ. Bà con tuyệt đối không nên mua gà lạ từ ngoài chợ về thả chung với đàn gà sao trong vườn.

Kỹ thuật nuôi gà sao

Gà sao dễ nuôi, thịt ít mỡ lại có vị của thịt gà rừng, trứng thơm ngon. Nuôi gà sao bằng đệm lót sinh học còn giúp bà con tiết kiệm được cả chi phí, nhân công dọn dẹp, tăng cường khả năng kháng bệnh, giảm thiểu mùi hôi cho chuồng trại. Chúc bà con thành công với cách nuôi gà sao VBio giới thiệu trên đây.