Cách nuôi cá tai tượng mau lớn – Trọn bộ kỹ thuật nuôi cá tai tượng A-Z
Cá tai tượng thương phẩm có thể bán với giá từ 85.000 – 165.000 đồng/kg. Trung bình 1 năm xuất bán 1 lần. Cá nuôi nhanh lớn, ít bệnh, thích hợp phát triển mô hình thâm canh. Mặt khác, phương án nuôi trồng theo hướng an toàn sinh học đã và đang được nghiên cứu triển khai. Bước đầu mang lại hiệu quả cao, có tỉnh ổn định, bền vững cho trang trại nuôi cá. Bà con quan tâm có thể tham khảo cách nuôi cá tai tượng mau lớn khomay3a chia sẻ dưới đây.
Cách nuôi cá tai tượng mau lớn – Chuyên gia hướng dẫn chi tiết cách nuôi cá tai tượng cho hiệu quả cao
Cá tai tượng thương phẩm có thể bán với giá từ 85.000 – 165.000 đồng/kg. Trung bình 1 năm xuất bán 1 lần. Cá nuôi nhanh lớn, ít bệnh, thích hợp phát triển mô hình thâm canh. Mặt khác, phương án nuôi trồng theo hướng an toàn sinh học đã và đang được nghiên cứu triển khai. Bước đầu mang lại hiệu quả cao, có tỉnh ổn định, bền vững cho trang trại nuôi cá. Bà con quan tâm có thể tham khảo cách nuôi cá tai tượng mau lớn khomay3a chia sẻ dưới đây.
1. Giới thiệu những mô hình nuôi cá tai tượng hiệu quả cao
Ban đầu, cá tai tượng được các hộ dân nuôi trong bể với mục đích làm cảnh. Cá thương phẩm không được hoan nghênh vì chê xương cứng.
Song, với kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, đúng quy trình kỹ thuật, thu hoạch đúng thời điểm. Chất lượng thịt cá đã được cải thiện rất nhiều. Cá tai tượng trở thành một trong những loại cá nước ngọt được ứng dụng phát triển với mô hình thâm canh. Cung cấp thương phẩm ra thị trường.
Các giống cá tai tượng được nuôi chủ yếu hiện nay là:
-
Cá tai tượng thường (tai tượng ta)
-
Cá tai tượng Phi Châu
Cũng giống như nhiều loại cá nước ngọt khác, bà con có thể áp dụng đa dạng mô hình nuôi trồng.
❖ Nuôi cá tai tượng trong bể xi măng
Bể xi măng được phân chia thành nhiều ô nhỏ, không có bùi đáy bể. Thường được bố trí gần nhà. Ưu điểm của mô hình này là dễ quản lý chất lượng đàn. Hạn chế ô nhiễm từ bùn đáy ao. Có thể nuôi với mật độ lớn.
Mục Lục
❖ Nuôi cá tai tượng trong ao hồ
Thường nuôi tập trung và nuôi theo từng lứa, thương phẩm xuất bán có giá trị lớn. Điều đáng lo ngại nhất là quản lý chất lượng nước ao, đáy ao. Tuy nhiên hiện nay, phương pháp nuôi cá tai tượng an toàn sinh học đã khắc phục và cải tiến đáng kể tình hình. Bà con vẫn nuôi được trong ao đất cho năng suất vượt trội.
NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!
2. Quy trình nuôi cá tai tượng thương phẩm trong ao hồ
Chuẩn bị ao nuôi
Nuôi trong ao vẫn là phương pháp phổ biến nhất cho mô hình nuôi cá tai tượng thương phẩm. Bà con chuẩn bị ao rộng với diện tích khoảng từ 360 – 1500m2. Ao nuôi nhỏ nhất cũng nên đạt diện tích từ 100 – 500m2, đảm bảo môi trường sống cho cá. Tiến hành tháo nước, dọn bùn và cỏ mục.
Bón vôi theo tỷ lệ 10 – 15kg/1000m2 ao để thau chua, rửa phèn, cải tạo đáy. Sau khi bón vôi, phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày. Bón thêm phân chuồng ủ hoai mục tỷ lệ 20 – 30kg/100m2 (phân bò, phân lợn). Cho nước ngập vào ao đã cải tạo đến độ sâu khoảng 40cm. Để sau 1 tuần, nước có màu xanh như nõn chuối thì xả thêm nước nuôi cá.
Hiện nay, phương pháp xử lý ô nhiễm ao nuôi bằng chế phẩm EM gốc pha thứ cấp đang được khuyến khích áp dụng. Bà con dùng EM dạng bột hoặc dạng nước theo tỉ lệ ghi trên hướng sử dụng.
Chế phẩm sinh học an toàn, giúp ổn định môi trường nước lâu dài. Do cách này chưa được áp dụng trong các mô hình nuôi cá tai tượng trước đây. Chính vì thế, khi đi vào thực hiện, tỷ lệ cá sống sót cao hơn hẳn so với trước đây.
Bài viết nên tham khảo: Tư vấn máy làm thức ăn cho cá theo chuỗi quy trình khép kín A-Z
Công thức pha EM gốc xử lý đáy hồ nuôi cá:
1 lít Chế phẩm EM gốc + 2 lít rỉ đường + 37 lít nước = 40 lít thứ cấp. Để sau 3 – 7 ngày, đem rải trên mặt đáy của ao nuôi.
Bờ ao cao ít nhất 0,5m tính từ mặt nước, tu sửa chắc chắn, không để lỗ thủng. Duy trì mực nước trong ao sâu từ 1 – 1,2m.
Yêu cầu về chỉ số môi trường sống của cá tai tượng như sau:
-
Hàm lượng oxy trong nước: 3mg/lít
-
Sống được trong môi trường nước lợ có độ mặn 6 %.
-
Nhiệt độ nước trong ao nuôi từ 16 – 42 độ C. Tốt nhất nên duy trì ở 25 – 30 độ C.
-
Độ pH trong nước ao: 5
Chọn giống cá tai tượng
Chọn mua giống ở những địa chỉ uy tín, chất lượng. Đàn cá bơi lội khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị bệnh tật, không bị trầy xước.
Mới bắt đầu nuôi không nên chọn cá giống quá nhỏ. Vì tỷ lệ hao hụt rất lớn. Đúc rút từ kinh nghiệm nuôi lâu năm của hộ dân: chọn cá lồng 10 – 12. Lồng ở đây chỉ cái vợt bằng lưới sắt. Mắt lưới nhỏ 10mm.
Mật độ thả cá tai tượng trong ao nên duy trì từ 3 – 10 con/m2 là đẹp. Nếu nuôi ghép với một số giống khác trong ao (cá mè trắng), nên duy trì mật độ thả 1 con/m2. Nếu thả ghép với cá sặc rằn thì mật độ 3 con/m2.
Thả cá giống vào sáng sớm hoặc chiều tối mát mẻ. Đầu tiên, nên cho đàn cá giống làm quen dần dần với môi trường nước, sau đỏ mới thả hết cả đàn ra.
Bà con lưu ý, chỉ nên thả 1 đợt cá và nuôi lớn. Nếu trong ao có quá nhiều lứa cá thì “cá lớn nuốt cá bé”. Tranh hết môi của cá bé.
Nuôi cá tai tượng cho ăn gì?
❖ Thức ăn của cá tai tượng thương phẩm
Thức ăn có vai trò quan trọng trong cách nuôi cá tai tượng mau lớn. Cá tai tượng là giống ăn thịt, rất háu ăn. Cá sống vốn là món khoái khẩu của chúng.
Tuy nhiên, rất dễ lây lan mầm bệnh và ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, khi nuôi theo quy mô thương phẩm, bà con cần đa dạng nguồn thức ăn và giá trị dinh dưỡng. Đảm bảo đàn cá phát triển đồng đều, mau lớn, đạt cả chất lượng và số lượng.
Thức ăn nuôi cá tai tượng được chia thành các nhóm:
-
Thức ăn từ động vật: trai, hến, sò, cua, tôm, ốc, cá tạp, giun quế, giun đất…
-
Thức ăn tinh: thóc, ngô, đậu tương, cám…
-
Thức ăn tươi xanh: rau muống, rau lang, rau bèo, ngò gai…
-
Thức ăn bổ sung: chế phẩm sinh học, vitamin, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng
❖ Thiết bị chế biến thức ăn cho cá
Ép cám viên nổi là cách chế biến các nguyên liệu trên thành thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá tai tượng. Cám viên nổi có khả năng tự nổi trên mặt nước trong thời gian dài. Vừa giúp cá dễ ăn. Vừa giúp người chăn nuôi dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Hạn chế ô nhiễm môi trường do thức ăn gây ra. Đây là cách nuôi cá tai tượng an toàn sinh học có tính bền vững.
Thiết bị hỗ trợ duy nhất chính là chiếc máy ép cám viên nổi. Hiện nay, tã xưởng cơ khí chế tạo 3A có rất nhiều dòng máy với công suất, giá thành khác nhau. Có cả thiết bị chạy điện và chạy đầu nổ thích hợp với từng vùng miền. Tùy thuộc vào quy mô đàn cá mà bà con lựa chọn thiết bị phù hợp. Ví dụ: Máy ép cám viên nổi 3A7,5Kw; Máy ép cám viên nổi 3A16Hp; Máy ép cám viên nổi 3A15Kw…
Cách chăm sóc và nuôi cá tai tượng mau lớn
❖ Cho cá ăn theo từng giai đoạn phát triển
Cá tai tượng khoảng 1 tháng tuổi cho chúng ăn bèo, rau muống, lá sắn, lá dây lang cắt nhỏ..
Sau khoảng 2 – 3 tuần, bắt đầu cho chúng ăn bổ sung thức ăn tinh, giun quế, cám viên nổi để mau lớn.
Công thức ép cám viên nổi nuôi cá tai tượng mau lớn như sau:
-
CT1: 30% tôm, cua, cá, ốc nghiền nhuyễn + 30% cám, đậu nành xay + 7% bột bắp, tấm +33% rau tươi.
-
CT2: 50% cám + 15% bột cá + 25% bánh dầu + 10% rau xanh
Các nguyên liệu phải được cắt nhỏ, xay nhuyễn, phối trộn với nhau theo tỉ lệ và độ ẩm thích hợp. Sau đó vận hành máy ép cám viên nổi, tự sản xuất thức ăn sạch cho đàn cá nuôi thương phẩm.
❖ Thời điểm cho ăn
Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng 7 – 9h và chiều mát. Thức ăn nên rải đều khắp mặt ao. Nếu không, chúng sẽ túm lại tranh mồi, khi đó những con mạnh sẽ ăn hết phần của con yếu.
Khẩu phần ăn của cá cần được xây dựng ổn định. Không nên thay đổi đột ngột dễ khiến chúng giảm khả năng hấp thụ, tiêu hóa, gây bệnh.
-
Tham khảo thêm: Máy cho cá ăn tự động 3A90W
❖ Môi trường ao nuôi
Môi trường ao nuôi cần phải được cải tạo và thay nước thường xuyên để hạn chế mầm bệnh phát triển, ô nhiễm nước.
1 tuần nên tháo, thay nước cho ao. Bên cạnh đó kết hợp sử dụng EM gốc dạng bột, dạng nước để pha EM thứ cấp, cải tạo môi trường ao nuôi theo hướng an toàn sinh học
❖ Chăm sóc, tách đàn
Hàng ngày, khi cho cá ăn, phải theo dõi để điều chỉnh phù hợp. Tránh dư thừa, lãng phí trên mặt nước gây ô nhiễm môi trường.
Sau khi cá lớn, nên tiến hành phân đàn để dễ quản lý, chăm sóc. Thường cách 45 ngày sẽ tuyển chọn tách đàn 1 lần. Cá lớn nuôi riêng để đạt năng suất thương phẩm. Cá nhỏ hơn cần thay đổi khẩu phần ăn, tăng cường thức ăn tinh, protein động vật (cá, giun quế) để chúng mau lớn.
Phòng và trị bệnh
Nhìn chung, nuôi cá tai tượng an toàn sinh học ít bị bệnh. Đàn cá phát triển khỏe mạnh. Ngoại trừ một số thời điểm mưa quá nhiều. Hoặc ao nuôi nằm sát kênh dẫn nước, bị nước ngoài kênh rò rỉ vào khiến cho môi trường ao nuôi không ổn định. Khiến cá tai tượng mắc bệnh.
Một số bệnh thường gặp ở cá tai tượng như:
❖ Bệnh sùi bọt cua
Do bào tử ký sinh vào mang cá gây nên. Hệ quả khiến chúng khó hô hấp, phải ngoi lên mặt nước. Khi đó, trên mặt nước sẽ có bọt khí nổi lên trông như bọt cua. Ngoài ra, môi trường ao nuôi ô nhiễm, lây nhiễm bệnh từ các ao nuôi xung quanh cũng là nguyên nhân.
Đây là bệnh phổ biến khi nuôi cá tai tượng. Sau vài ngày, đàn cá bắt đầu chết, số lượng càng ngày càng tăng.
Phòng, trị bệnh:
-
Thực hiện đúng các bước xử lý, cải tạo ao nuôi
-
Dùng EM gốc pha với nước để làm sạch nước.
-
Dùng vôi, muối hạt hòa tan với nước ao. Bón liều lượng 1 – 3kg/100m3 nước.
-
Nếu cá bị chết nổi lên mặt nước khi phải kịp thời vớt, đem chôn để hạn chế lây lan.
❖ Bệnh do virus
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus Rhabdovirus. Cá bị nhiễm bệnh thường ăn ít hoặc bỏ ăn. Tình trạng bơi lội lờ đờ. Cơ thể có dấu hiệu xuất huyết. Lâu dài, bụng cá bắt đầu chương lên vì chứa dịch. Các vết lở loét trên da bắt đầu lây lan nhanh. Khi vào đến xương, cá sẽ chết.
Bệnh này chưa có khả năng điều trị. Cách phòng chủ yếu là sử dụng EM để duy trì độ ổn định, tăng sức đề kháng cho cá.
Thu hoạch cá
Nuôi cá tai tượng đúng kỹ thuật, an toàn sinh học, sau 1 năm, cá đã đạt trọng lượng từ 500 – 600g/con. Nuôi 18 tháng, đã đạt cỡ từ 600 – 750 Thậm chí có thể tăng 1kg/con. Thời điểm này, bà con có thể thu hoạch cá tai tượng thương phẩm. Nên thu hoạch đúng thời điểm, vì cúng càng lớn, xương sẽ càng cứng.
Để thu hoạch, trước tiên bà con phải tìm thị trường đầu ra. Hai bên thương lượng giá thì mới được quyết.
Khi bắt, bà con tháo bớt nước trong ao, dùng lưới dồn lại, sau đó chuyển qua lưới mùng để cân cá.
Sau mỗi một lứa cá nuôi, bà con cần tháo cạn ao nuôi. Đồng thời, tu sửa lại bờ kè chắc chắn. Quay lại các bước chuẩn bị ao nuôi như ở trên để bắt đầu mùa vụ mới nuôi cá tai tượng.
Kỹ thuật nuôi cá tai tượng an toàn sinh học đạt tỉ lệ sống sót cao trên 80%. Lợi nhuận thu được ước tính từ 20 – 40 triệu đồng/ công 1000m2). Và con cao hơn nữa theo từng thời điểm. Chúc bà con sẽ phát triển thành công mô hình tiềm năng này với cách nuôi cá tai tượng mau lớn chúng tôi chia sẻ ở trên.