Cách làm dạng bài ngữ âm trong bài thi THPT Quốc gia

Key takeaways

Dạng bài ngữ âm là dạng bài được xếp ở vị trí đầu tiên trong đề thi THPT Quốc gia gồm hai phần là Phát âm và Trọng âm.

Cách làm dạng bài phát âm trong tiếng Anh:

Có tổng cộng 20 nguyên âm và 24 phụ âm.

Cách phát âm s/es:

  • phát âm thành /s/ khi tận cùng của từ kết thúc bằng: p/ pe/ f,/fe/ gh/ ph/ t/te/k/ke;

  • phát âm thành /ɪz/ khi tận cùng của từ kết thúc bằng: s/x/sh/ch/ce/ge/se và phát âm thành /z/

  • khi tận cùng của từ kết thúc bằng các nguyên âm (a,o,e,u,i) cùng các phụ âm còn lại.

Cách phát âm “ed”:

  • khi đuôi “ed” được thêm vào các từ tận cùng bằng chữ ‘t” và”d” thì phát âm thành /ɪd/

  • khi đuôi “ed” được thêm vào các từ tận cùng bằng các chữ “k, p, f, ph, gh, x, s, ce, ch, sh” thì phát âm thành /t/

  • khi đuôi “ed” được thêm vào các từ tận cùng bằng các chữ khác thì phát âm thành /d/.

Cách làm dạng bài trọng âm trong tiếng Anh:

Dạng bài trọng âm 2 âm tiết:

  • động từ có hai âm tiết thì trọng âm thường được nhấn ở âm tiết thứ hai

  • danh từ và tính từ có hai âm tiết thì trọng âm thường được nhấn ở âm tiết thứ nhất

  • trọng âm thường không rơi vào âm /ɪ/ và âm /ə/.

Dạng bài trọng âm 3 âm tiết trở lên:

  • từ chứa các hậu tố “age, ian, ion, ic, ical, ous, ity, ive, logy, graphy, ulum, ence, ance” thì trọng âm thường rơi vào âm tiết đứng trước các hậu tố này

  • trọng âm thường rơi vào chính các hậu tố “oo, ee, eer, ese, ette, eaque, self, ect, fer”

  • một số hậu tố và tiến tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm của một từ.

Dạng bài ngữ âm trong bài thi THPT Quốc gia là gì?

Trong bài thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh, dạng bài ngữ âm là dạng bài được xếp ở vị trí đầu tiên trong đề thi (trường hợp đề không bị trộn) được chia thành hai phần là phát âm và trọng âm với tổng cộng 4 câu hỏi, yêu cầu thí sinh chọn ra đáp án có phần gạch dưới được phát âm hay được nhấn trọng âm khác với các đáp án còn lại.

Dạng bài ngữ âm

Tham khảo: Giải đề minh họa tiếng Anh 2023.

Cách làm dạng bài phát âm trong tiếng Anh

Trong phần thi ngữ âm, có tổng cộng 2 câu hỏi về dạng bài phát âm mà thí sinh cần phải thực hiện. Cụ thể, các câu hỏi sẽ đánh giá khả năng nhận diện sự khác biệt trong cách phát âm giữa các nguyên âm, phụ âm, các từ kết thúc bằng đuôi “s” hoặc đuôi “ed” của thí sinh thông qua việc yêu cầu thí sinh chọn ra đáp án có phần gạch dưới được phát âm khác các đáp án còn lại.

Ví dụ:

Mark the letter A, B, C, D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation.

(Chọn chữ cái A, B, C, D tương ứng với từ có phần gạch chân phát âm khác so với các từ còn lại.)

A. stayed

B. shared

C. shouted

D. signed

(Trích Đề thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022)

Trên đây là một câu hỏi điển hình về dạng bài phát âm trong kỳ thi THPT Quốc gia và đáp án đúng là đáp án C.

→ (từ “shouted” có âm tận cùng là âm /t/ nên khi đuôi -ed thì đuôi này sẽ được phát âm là /ɪd/ thành /ˈʃaʊtɪd/ trong khi các đáp án còn lại đuôi -ed được phát âm là /d/)

Thực tế dạng bài phát âm được chia ra làm 4 dạng nhỏ bao gồm:

  • phát âm nguyên âm

  • phụ âm

  • phát âm đuôi “s”

  • phát âm đuôi “ed.

Dưới đây là tổng hợp những kiến thức về phát âm mà thí sinh cần ghi nhớ để hoàn thành tốt dạng bài này.

Dạng bài phát âm nguyên âm

Trong tiếng Anh có tổng cộng 20 nguyên âm (Vowels) bao gồm 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi trong bảng phiên âm IPA.

Dưới đây là cách làm dạng bài ngữ âm liên quan đến phát âm nguyên âm sẽ giúp thí sinh phân biệt sự khác nhau trong cách phát âm của từng nguyên âm, đồng thời ghi nhớ các nhóm vần thường được phát âm thành các nguyên âm đó.

Dạng bài phát âm nguyên âm

Nguyên âm đơn

Âm /iː/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /iː/ bao gồm:

  • Nhóm ea

Ví dụ: heat /hiːt/, least /liːst/, beat /biːt/, meat /miːt/…

  • Nhóm ee

Ví dụ: bee/biː/, feet /fiːt/, meet /miːt/, keep /kiːp/…

  • Nhóm e

Ví dụ: scene /siːn/, key /kiː/…

  • Nhóm ie

Ví dụ: piece /piːs/, believe /bɪˈliːv/, chief /ʧiːf/…

Âm /ɪ/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ɪ/ bao gồm:

  • Nhóm i

Ví dụ: will /wɪl/, fish /fɪʃ/, pick/pɪk/, pink /pɪŋk/…

  • Nhóm e (trong tiếp đầu tố: re-, de-, be-)

Ví dụ: resume /rɪˈzjuːm/, derive /dɪˈraɪv/, revise /rɪˈvaɪz/…

Âm /e/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /e/ bao gồm:

  • Nhóm e

Ví dụ: shelf /ʃɛlf/, test /tɛst/, check /ʧɛk/

  • Nhóm ea

Ví dụ: threat /θrɛt/, death/dɛθ/, head /hɛd/

  • Nhóm a

Ví dụ: any /ˈen.i/, area /eərɪə/, pen /pen/

  • Nhóm ai

Ví dụ: again /əˈɡɛn/, said /sɛd/

Âm /æ/
  • Nhóm a

Ví dụ: catch /kæʧ/, back /bæk/, has /hæz/

Âm /ə/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ə/ bao gồm:

  • Nhóm e

Ví dụ: molten /ˈməʊltən/, energetic /ɛnəˈʤɛtɪk/, considerate /kənˈsɪdərɪt/

  • Nhóm a

Ví dụ: around /əˈraʊnd/, sugar /ˈʃʊɡə/, away /əˈweɪ/

  • Nhóm o

Ví dụ: of /əv/, develop /dɪˈvɛləp/, police /pəˈliːs/

  • Nhóm ou

Ví dụ: neighbour /ˈneɪbə/, momentous/məʊˈmɛntəs/, colour /ˈkʌlə/

  • Nhóm u

Ví dụ: furniture /ˈfɜːnɪʧə/, support /səˈpɔːt/, sustainable /səsˈteɪnəbəl/

Âm /ɜː/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ɜː/ bao gồm:

  • Nhóm ur

Ví dụ: hurt /hɜːt/, furniture /ˈfɜːnɪʧə/, urgency /ˈɜːʤənsi/

  • Nhóm ir

Ví dụ: virtual /ˈvɜːtjʊəl/, birth /bɜːθ/, confirm /kənˈfɜːm/

  • Nhóm er

Ví dụ: diversity /daɪˈvɜːsɪti/, personal /ˈpɜːsnl/, service /ˈsɜːvɪs/

  • Nhóm or

Ví dụ: trustworthy /ˈtrʌstˌwɜːði/, word /wɜːd/, worst /wɜːst/

  • Nhóm our

Ví dụ: journey /ˈʤɜːni/

  • Nhóm ear

Ví dụ: heard /hɜːd/

Âm /ʌ/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ʌ/ bao gồm:

  • Nhóm u

Ví dụ: much /mʌʧ/, luck /lʌk/, substitute /ˈsʌbstɪtjuːt/

***Lưu ý: một số từ có tiếp đầu tố là “un” hay “um” thường được phát âm thành âm /ʌ/.

Ví dụ: unhappy /ʌnˈhæpi/, umbrella /ʌmˈbrɛlə/

  • Nhóm o

Ví dụ: come /kʌm/, government /ˈɡʌvnmənt/, accompany /əˈkʌmpəni/

  • Nhóm oo

Ví dụ: flood /flʌd/, blood /blʌd/

  • Nhóm ou

Ví dụ: courage /ˈkʌrɪʤ/, couple /ˈkʌpl/

Âm /u:/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /u:/ bao gồm:

  • Nhóm u

Ví dụ: clue /kluː/, true /truː/, blue /bluː/

  • Nhóm o

Ví dụ: lose /luːz/

  • Nhóm oe

Ví dụ: canoe /kəˈnuː/, shoes /ʃuːz/

  • Nhóm ou

Ví dụ: group /ɡruːp/, soup /suːp/

  • Nhóm oo

Ví dụ: food /fuːd/, pool /puːl/, shampoo /ʃæmˈpuː/

  • Nhóm ew

Ví dụ: new /njuː/, chew /ʧuː/, crew /kruː/

Âm /ʊ/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ʊ/ bao gồm:

  • Nhóm o

Ví dụ: woman /ˈwʊmən/, wolf /wʊlf/

  • Nhóm u

Ví dụ: sugar /ˈʃʊɡə/, put /pʊt/, bullet /ˈbʊlɪt/

  • Nhóm oo

Ví dụ: good /ɡʊd/, wood /wʊd/, look /lʊk/

  • Nhóm ou

Ví dụ: should /ʃʊd/, could /kʊd/, would /wʊd/

Âm /ɔː/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ɔː/ bao gồm:

  • Nhóm ar

Ví dụ: reward /rɪˈwɔːd/, war /wɔː/

  • Nhóm or

Ví dụ: bored /bɔːd/, short /ʃɔːt/, before /bɪˈfɔː/

  • Nhóm au

Ví dụ: daughter /ˈdɔːtə/, taught /tɔːt/, cause /kɔːz/

  • Nhóm ou

Ví dụ: bought, court, four

  • Nhóm al

Ví dụ: walk, ball, talk

Âm /ɒ/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ɒ/ bao gồm:

  • Nhóm a

Ví dụ: want /wɒnt/, was /wɒz/

  • Nhóm o

Ví dụ: cost /kɒst/, job /ʤɒb/, doll /dɒl/

Âm /a:/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /a:/ bao gồm:

  • Nhóm ar

Ví dụ: arm /ɑːm/, bar /bɑː/, start /stɑːt/

  • Nhóm al

Ví dụ: calm /kɑːm/, half /hɑːf/, palm /pɑːm/

  • Nhóm ear

Ví dụ: heart /hɑːt/

Nguyên âm đôi

Âm /ei/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ei/ bao gồm:

  • Nhóm ei

Ví dụ: eight /eɪt/

  • Nhóm ey

Ví dụ: grey /ɡreɪ/, they /ðeɪ/, survey /ˈsɜːveɪ/

  • Nhóm ai

Ví dụ: raise /reɪz/, wait /weɪt/, aim /eɪm/

  • Nhóm ay

Ví dụ: play /pleɪ/, way /weɪ/, today /təˈdeɪ/

  • Nhóm ate

Ví dụ: accumulate /əˈkjuːmjʊleɪt/, date /deɪt/, mate /meɪt/

  • Nhóm ame

Ví dụ: fame /feɪm/, came /keɪm/, name /neɪm/

Âm /eə/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /eə/ bao gồm:

  • Nhóm ear

Ví dụ: bear /beə/, wear /weə/, pear /peə/

  • Nhóm ere

Ví dụ: where /weə/ , there /ðeə/

  • Nhóm air

Ví dụ: chair /ʧeə/, air /eə/, fair /feə/

  • Nhóm are

Ví dụ: stare /steə/, share /ʃeə/, fare /feə/

Âm /ɪə/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ɪə/ bao gồm:

  • Nhóm eer

Ví dụ: beer /bɪə/, peer /pɪə/, cheerful /ˈʧɪəfʊl/

  • Nhóm ear

Ví dụ: hear /hɪə/, ear /ɪə/, year /jɪə/

Âm /ʊə/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ʊə/ bao gồm:

  • Nhóm our

Ví dụ: tour /tʊə/, tourist /ˈtʊərɪst/

  • Nhóm oor

Ví dụ: poor /pʊə/, spoor /spʊə/, moor /mʊə/

  • Nhóm ure

Ví dụ: sure /ʃʊə/, cure /kjʊə/, allure /əˈljʊə/

Âm /ɔɪ/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ɔɪ/ bao gồm:

  • Nhóm oi

Ví dụ: choice /ʧɔɪs/, voice/vɔɪs/, point /pɔɪnt/

  • Nhóm oy

Ví dụ: employ /ɪmˈplɔɪ/, toy /tɔɪ/, destroy /dɪsˈtrɔɪ/

Âm /aɪ/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /aɪ/ bao gồm:

  • Nhóm i

Ví dụ: kind /kaɪnd/, mind /maɪnd/, might /maɪt/…

  • Nhóm uy

Ví dụ: buy /baɪ/, guy /ɡaɪ/…

  • Nhóm y

Ví dụ: why /waɪ/, shy /ʃaɪ/, like /laɪk/…

Âm /əʊ/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /əʊ/ bao gồm:

  • Nhóm o

Ví dụ: rose /rəʊz/, old /əʊld/, code /kəʊd/…

  • Nhóm oa

Ví dụ: boat /bəʊt/, coat /kəʊt/, road /rəʊd/…

  • Nhóm ow

Ví dụ: bowl /bəʊl/, know /nəʊ/, slow /sləʊ/…

  • Nhóm oe

Ví dụ: toe /təʊ/, tiptoe /ˈtɪptəʊ/…

Âm /aʊ/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /aʊ/ bao gồm:

  • Nhóm ou

Ví dụ: sound /saʊnd/, mouse /maʊs/, mouth /maʊθ/…

  • Nhóm ow

Ví dụ: how /haʊ/, now / naʊ/, town /taʊn/, down /daʊn/…

Dạng bài phát âm phụ âm

Trong tiếng Anh có tổng cộng 24 phụ âm (Consonants) mà thí sinh cần ghi nhớ để hoàn thành tốt các câu hỏi phân biệt cách phát âm các phụ âm trong đề. Dưới đây là cách làm dạng bài ngữ âm liên quan đến các phụ âm:

Âm /b/

Ví dụ: globe /ˈɡləʊb/, banana /bəˈnɑːnə/, able /ˈeɪbəl/…

Lưu ý: khi âm /b/ đứng trước “t” hoặc đứng sau “m” thì sẽ không được phát âm. Ví dụ: doubt /daʊt/, comb /kəʊm/

Âm /p/

Ví dụ: apple /ˈæpl/, pamper /ˈpæmpə/, copy /ˈkɒpi/…

Lưu ý: khi âm “p” đứng trước “s” hoặc đứng trước “n” thì sẽ không được phát âm. Ví dụ: psychology /saɪˈkɒləʤi/, pneumonia /njuːˈməʊniə/

Âm /d/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /d/ bao gồm:

  • Nhóm d

Ví dụ: food /fuːd/, date /deɪt/, address /əˈdrɛs/

  • Nhóm ed

Ví dụ: listened /ˈlɪsnd/, played /pleɪd/, moved /muːvd/

Âm /g/

Ví dụ: angry /ˈæŋɡri/, gain /ɡeɪn/, guess /ɡɛs/…

Lưu ý: m “g” sẽ không được phát âm khi đứng trước “n”. Ví dụ: foreign /ˈfɒrɪn/, design /dɪˈzaɪn/

Âm /k/

Ví dụ: cube /kjuːb/, cancel /ˈkænsəl/, coin /kɔɪn/, cucumber /kjuːkʌmbə/…

***Lưu ý: m “k” sẽ không được phát âm khi đứng trước “n”. Ví dụ: know /nəʊ/, knowledge /ˈnɒlɪʤ/

Âm /t/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /t/ bao gồm:

  • Nhóm t

Ví dụ: night /naɪt/, heart /hɑːt/, want /wɒnt/

  • Nhóm ed

Ví dụ: mixed /mɪkst/, cooked /kʊkt/, washed /wɒʃt/

Âm /v/

Ví dụ: move /muːv/, vet /vɛt/, twelve /twɛlv/

Âm /f/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /f/ bao gồm:

  • Nhóm f/ff

Ví dụ: funny /ˈfʌni/, knife /naɪf/, offer /ˈɒfə/, off /ɒf/

  • Nhóm ph

Ví dụ: phenomenon /fɪˈnɒmɪnən/, phablet /ˈfæb.lət/, phage /feɪdʒ/

  • Nhóm gh

Ví dụ: laugh /lɑːf/, cough /kɒf/

Âm /θ/

Thường xuất hiện trong các từ có nhóm vần th.

Ví dụ: earth /ɜːθ/, healthy /ˈhɛlθi/, think /θɪŋk/, …

Âm /s/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /s/ bao gồm:

  • Nhóm s

Ví dụ: song /sɒŋ/, soon /suːn/, september /sɛpˈtɛmbə/…

  • Nhóm ss

Ví dụ: class /klɑːs/, glass /ɡlɑːs/…

  • Nhóm c

Ví dụ: place /pleɪs/ , nice /naɪs/, city /ˈsɪti/…

  • Nhóm sc

Ví dụ: science /saɪəns/, scissor /ˈsɪzə/…

Âm /z/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /z/ bao gồm:

  • Nhóm x

Ví dụ: example /ɪɡˈzɑːmpl/, exam /ɪɡˈzæm/, exact /ɪɡˈzækt/…

  • Nhóm z/zz

Ví dụ: zoom /zuːm/, laziness /ˈleɪzɪnɪs/, amazing /əˈmeɪzɪŋ/, jazz /ʤæz/…

  • Nhóm s

Ví dụ: writes /raɪts/, hats /hæts/, cakes /keɪks/…

  • Nhóm ss

Ví dụ: scissor /ˈsɪzə/

Âm /ð/

Thường xuất hiện trong các từ có nhóm vần th. Ví dụ: they /ðeɪ/, there /ðeə/, weather /ˈwɛðə/, them /ðɛm/…

Âm /ʃ/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ʃ/ bao gồm:

  • Nhóm s

Ví dụ: sure /ʃʊə/, social /ˈsəʊʃəl/, sugar /ˈʃʊɡə/…

  • Nhóm sh

Ví dụ: ship /ʃɪp/, shopping /ˈʃɒpɪŋ/, fashion /ˈfæʃən/…

  • Nhóm t

Ví dụ: education /ˌɛdjʊˈkeɪʃən/, motivation /məʊtɪˈveɪʃən/, nation /ˈneɪʃən/…

Âm /ʒ/

Thường xuất hiện trong các từ có đuôi “sure” và “sion”. Ví dụ: tension /ˈtɛnʃən/, mansion /ˈmænʃən/, measure /ˈmɛʒə/

Âm /tʃ/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /tʃ/ bao gồm:

  • Nhóm tch

Ví dụ: catch /kæʧ/, kitchen /ˈkɪʧɪn/, watch /wɒʧ/…

  • Nhóm ch

Ví dụ: channel /ˈʧænl/, cherish /ˈʧɛrɪʃ/, chat /ʧæt/…

  • Nhóm t

Ví dụ: nature /neɪʧə/, picture /ˈpɪkʧə/, future /ˈfjuːʧə/…

Âm /h/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /h/ bao gồm:

  • Nhóm h

Ví dụ: help /hɛlp/, hot /hɒt/, hit /hɪt/, harmful /ˈhɑːmfʊl/…

  • Nhóm wh

Ví dụ: who /huː/, whose /huːz/, whom /huːm/

***Lưu ý: khi âm /h/ đứng sau các chữ cái “r, g, ex” thì sẽ không được phát âm.

Ví dụ: rhythm /ˈrɪðəm/, ghost /ɡəʊst/, exhibit /ɪɡˈzɪbɪt/…

Âm /m/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /m/ bao gồm:

  • Nhóm m/mm

Ví dụ: summer /ˈsʌmə/, member /ˈmɛmbə/, menu /ˈmɛnju/…

  • Nhóm mb

Ví dụ: comb /kəʊm/

  • Nhóm mn

Ví dụ: autumn /ˈɔːtəm/

Lưu ý: trong một vài trường hợp, khi âm “m” đứng đầu một từ nào đó và trước “n” thì sẽ không được phát âm. Ví dụ: mnemonic /nɪˈmɒnɪk/

Âm /n/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /n/ bao gồm:

  • Nhóm n/nn

Ví dụ: listen /ˈlɪsn/, nice /naɪs/, nine /naɪn/, snow /snəʊ/…

  • Nhóm kn

Ví dụ: know /nəʊ/, knife /naɪf/, knew /njuː/…

***Lưu ý: trong một vài trường hợp, khi âm “n” đứng sau “m” sẽ không được phát âm. Ví dụ: column /ˈkɒləm/, autumn /ˈɔːtəm/…

Âm /l/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /l/ bao gồm:

  • Nhóm l

Ví dụ: lip /lɪp/, lose /luːz/, lost /lɒst/, lemon /ˈlɛmən/…

  • Nhóm ll

Ví dụ: well /wɛl/, yellow /ˈjɛləʊ/…

***Lưu ý: khi âm “l” đứng trước chữ “m” hoặc trước chữ “k” thì sẽ không được phát âm. Ví dụ: talk /tɔːk/, balm /bɑːm/…

Âm /r/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /r/ bao gồm:

  • Nhóm r/rr

Ví dụ: road /rəʊd/, rich /rɪʧ/, root /ruːt/, sorry /ˈsɒri/…

  • Nhóm wr

Ví dụ: write /raɪt/, wrap /ræp/…

***Lưu ý: khi âm “r” đứng giữa một nguyên âm và một phụ âm thì sẽ không được phát âm. Ví dụ: harm /hɑːm/, work /wɜːk/

Âm /j/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /j/ bao gồm:

  • Nhóm u

Ví dụ: university /ˌjuːnɪˈvɜːsɪti/, usually /ˈjuːʒʊəli/, used /juːzd/…

  • Nhóm y

Ví dụ: young /jʌŋ/, year /jɪə/, yellow /ˈjɛləʊ/…

  • Nhóm ew

Ví dụ: few /fjuː/, interview /ˈɪntəvjuː/, nephew /ˈnɛfjuː/…

Âm /ʤ/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ʤ/ bao gồm:

  • Nhóm g

Ví dụ: age /eɪʤ/, Germany /ˈʤɜːməni/, large /lɑːʤ/….

  • Nhóm j

Ví dụ: juice /ʤuːs/, July /ʤʊˈlaɪ/, joke /ʤəʊk/…

Âm /ŋ/

Các nhóm vần thường được phát âm thành âm /ŋ/ bao gồm:

  • Nhóm ng

Ví dụ: sing /sɪŋ/, ring /rɪŋ/, king /kɪŋ/…

  • Nhóm n

Ví dụ: monkey /ˈmʌŋki/, thank /θæŋk/, pink /pɪŋk/…

Âm /w/

Ví dụ: win /wɪn/, wet /wɛt/, wish /wɪʃ/…

***Lưu ý: khi âm “w” đứng trước “r” thì sẽ không được phát âm. Ví dụ: wrist /rɪst/, wrangle /ˈræŋɡl/…

pronunciation

Dạng bài phát âm s/es

Trong tiếng Anh, cách phát âm đuôi s/es được chia thành 3 quy tắc cụ thể mà thí sinh cần ghi nhớ.

  • Quy tắc 1: đuôi s/es được phát âm thành /s/ k

    hi tận cùng của từ kết thúc bằng những chữ: p, pe, f, fe, gh, ph, t, te, k, ke

Ví dụ: hats /hæts/, hopes /həʊps/, works /wɜːks/, books /bʊks/…

  • Quy tắc 2: đuôi s/es được phát âm thành /ɪz/ k

    hi tận cùng của từ kết thúc bằng những chữ: s,x,sh,ch,ce,ge,se

Ví dụ: misses /ˈmɪsɪz/, washes /ˈwɒʃɪz/, pages /ˈpeɪʤɪz/…

  • Quy tắc 3: đuôi s/es được phát âm thành /z/ khi tận cùng của từ kết thúc bằng các nguyên âm (a,o,e,u,i) và các phụ âm còn lại.

Ví dụ: sees /siːz/, tomatoes /təˈmɑːtəʊz/, mountains /ˈmaʊntɪnz/…

Xem chi tiết: Toàn bộ quy tắc phát âm s es kèm bài tập.

Dạng bài phát âm ed

Dưới đây là cách làm dạng bài ngữ âm liên quan đến việc phân biệt cách phát âm đuôi “ed”, thí sinh cần ghi nhớ 3 quy tắc sau đây:

  • Quy tắc 1: khi đuôi “ed” được thêm vào các từ tận cùng bằng chữ ‘t” và”d” thì sẽ được phát âm thành /ɪd/

Ví dụ: decided /dɪˈsaɪdɪd/, wanted /ˈwɒntɪd/, divided /dɪˈvaɪdɪd/…

  • Quy tắc 2: khi đuôi “ed” được thêm vào các từ tận cùng bằng các chữ “k, p, f, ph, gh, x, s, ce, ch, sh” thì sẽ được phát âm thành /t/

Ví dụ: laughed /lɑːft/, watched /wɒʧt/, cooked /kʊkt/, missed /mɪst/…

  • Quy tắc 3: khi đuôi “ed” được thêm vào các từ tận cùng bằng các chữ khác thì sẽ được phát âm thành /d/

Ví dụ: played /pleɪd/, used /juːzd/, listened /ˈlɪsnd/…

Lưu ý: thí sinh cần ghi nhớ một số từ có cách phát âm ngoại lệ vì không tuân theo 3 quy tắc nêu trên. Một số trường hợp ngoại lệ thường gặp là các từ: wicked /ˈwɪkɪd/, naked /ˈneɪkɪd/, sacred /ˈseɪkrɪd/,…

Xem chi tiết: Các quy tắc phát âm ed dễ nhớ và bài tập.

Cách làm dạng bài trọng âm trong tiếng Anh

Trong bài thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh, bên cạnh những câu hỏi ngữ âm liên quan đến cách phát âm của các nguyên âm và phụ âm, thí sinh phải trả lời những câu hỏi trắc nghiệm để tìm ra từ có cách nhấn trọng âm khác với các từ còn lại.

Dưới đây là cách làm dạng bài ngữ âm (trọng âm) giúp thí sinh nhận diện được trọng âm của một từ trong trường hợp không biết trước phiên âm của từ đó.

Cách làm dạng bài trọng âm trong tiếng Anh

Dạng bài trọng âm 2 âm tiết

  • Quy tắc 1: Khi động từ có hai âm tiết thì trọng âm thường được nhấn ở âm tiết thứ hai.

Ví dụ: accept /əkˈsɛpt/, reuse /riːˈjuːz/, apply /əˈplaɪ/, maintain /meɪnˈteɪn/…

Một số trường hợp ngoại lệ: answer /ˈɑːnsə/, offer/ˈɒfə/,follow/ˈfɒləʊ/, realize /ˈrɪəlaɪz/,happen /ˈhæpən/,open /ˈəʊpən/, listen /ˈlɪsn/…

  • Quy tắc 2: Khi danh từ và tính từ có hai âm tiết thì trọng âm thường được nhấn ở âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: meaning /ˈmiːnɪŋ/, table /ˈteɪbəl/, happy /ˈhæpi/, hungry /ˈhʌŋɡri/…

Một số trường hợp ngoại lệ: mistake /mɪsˈteɪk/, police /pəˈliːs/, desire /dɪˈzaɪə/, machine /məˈʃiːn/, cement /sɪˈmɛnt/,…

  • Quy tắc 3: Khi một từ có 2 âm tiết có thể đóng vai trò vừa là động từ vừa là danh từ thì trọng âm thường sẽ rơi vào âm tiết đầu khi nó là danh từ và rơi vào âm tiết thứ hai khi nó là động từ

Ví dụ: present (n)/ˈprez.ənt/ – present (v) /prɪˈzent/, record (n) /ˈrek.ɔːd/- record (v) /rɪˈkɔːd/

  • Quy tắc 4: Trọng âm thường không rơi vào âm /ɪ/ và âm /ə/.

Ví dụ: offer /ˈɒfə/, result /rɪˈzʌlt/…

Dạng bài trọng âm 3 âm tiết trở lên

  • Quy tắc 1: Đối với các từ chứa các hậu tố “age/ian/ion/ic/ical/ous/ity/ive/logy/graphy/ulum/ence/ance” thì trọng âm thường rơi vào âm tiết đứng trước các hậu tố này.

Ví dụ: information /ˌɪnfəˈmeɪʃən/, percentage /pəˈsɛntɪʤ/, politician /ˌpɒlɪˈtɪʃən/, identity /aɪˈdɛntɪti/, geography /ʤɪˈɒɡrəfi/, biology /baɪˈɒləʤi/, attendance /əˈtɛndəns/, dependence /dɪˈpɛndəns/…

  • Quy tắc 2: Trọng âm thường rơi vào ngay chính các hậu tố “oo/ee/eer/ese/ette/eaque/self/ect/fer”

Ví dụ: engineer /ɛnʤɪˈnɪə/, teenager /ˈtiːnˌeɪʤə/, picturesque /pɪkʧəˈrɛsk/, Vietnamese /vjɛtnəˈmiːz/…

  • Quy tắc 3: Các tiền tố “dis/mis/im/re/extra/in/il/un” không làm ảnh hưởng đến trọng âm của một từ.

Ví dụ: organized /ˈɔːɡənaɪzd/ – disorganized /dɪsˈɔːɡənaɪzd/, possible /ˈpɒsəbəl/ -impossible /ɪmˈpɒsəbəl/, complete /kəmˈpliːt/-incomplete /ɪnkəmˈpliːt/

  • Quy tắc 4: Các hậu tố “ment/ness/ship/hood/ing/en/ful/er/or/ale/ile/ly” không làm ảnh hưởng đến trọng âm của một từ.

Ví dụ: agree /əˈɡriː/ – agreement /əˈɡriːmənt/, relation /rɪˈleɪʃən/ – relationship /rɪˈleɪʃənʃɪp/, understand /ʌndəˈstænd/-understanding /ʌndəˈstændɪŋ/, wonder /ˈwʌndə/- wonderful /ˈwʌndəfʊl/, beautiful /ˈbjuːtəfʊl/-beautifully /ˈbjuːtəfʊli/

  • Quy tắc 5: Các từ kết thúc bằng đuôi “ever” thì trọng âm thường rơi vào chính âm này.

Ví dụ: whatever /wɒtˈɛvə/, forever /fəˈrɛvə/, whenever /wɛnˈɛvə/,…

Xem chi tiết: Quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp những kiến thức giúp thí sinh hoàn thành tốt dạng bài phân biệt ngữ âm xuất hiện trong bài thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh. Tác giả hy vọng thí sinh đã phần nào hiểu được cách làm dạng bài ngữ âm hiệu quả và dành thời gian ôn luyện để ghi sâu các quy tắc phát âm cùng những trường hợp ngoại lệ.

Trích nguồn tham khảo

  1. Marks, Jonathan. English Pronunciation in Use Elementary Book With Answers and Downloadable Audio. 1st ed., Cambridge UP, 2017.

  2. Hoàng Đào. Tự học đột phá trọng âm-phát âm tiếng Anh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.