Cách hạch toán tiền truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế
Doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai và nộp đúng số thuế. Cơ quan thuế có thể phát hiện sai sót và loại bớt chi phí để được khấu trừ. Như vậy, doanh nghiệp có thể bị truy thu thuế. Các khoản truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế thì hạch toán như thế nào? Cách hạch toán tiền truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế như thế nào? Taxkey sẽ giải đáp ngay sau đây.
1. Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế
Các khoản tiền phạt, tiền phạt chậm nộp thuế, vi phạm hành chính sẽ được hạch toán như sau:
– Khi nhận quyết định xử lý:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp
– Khi nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111/112.
– Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ TK 911
Có TK 811
Các khoản này sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. (Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC).
>>>Xem thêm: Mức phạt chậm nộp tiền thuế
2. Cách hạch toán tiền truy thu thuế
Hạch toán vào tài khoản 811, hay 4211 đều làm giảm lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp. Nếu hạch toán vào TK 4211 là giảm lãi của năm trước. Hạch toán vào TK 811 là giảm lãi của năm nay. Cụ thể trong từng trường hợp như sau:
2.1. Hạch toán vào TK 4211
2.1.1. Hạch toán tiền truy thu thuế thêm:
– Thuế giá trị gia tăng truy thu thêm:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp
– Thuế thu nhập doanh nghiệp truy thu thêm:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
2.1.2. Hạch toán tiền truy thu thuế thu nhập cá nhân:
– Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân phải nộp
– Trường hợp do công ty phải trả
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 3335 – Thuế Thu nhập cá nhân phải nộp
– Khi nộp tiền thuế truy thu thêm:
Nợ TK 3331, 3334, 3335
Có TK 111, 112
– Điều chỉnh số trích khấu hao tài sản cố định
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
♥
Lưu ý:
Lưu ý: Các trường hợp trên công ty không phải lập lại sổ sách kế toán. Cũng như lập lại tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ trước.
2.2. Hạch toán vào TK 811
Trường hợp Công ty bị truy thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp thì tại thời điểm nhận được quyết định xử lý truy thu, doanh nghiệp hạch toán
– Hạch toán tiền Thuế giá trị gia tăng truy thu:
Nợ TK 811 – Chi phí khác.
Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
– Hạch toán tiền Thuế thu nhập doanh nghiệp truy thu:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
– Khi nộp tiền thuế:
Nợ 3331, 3334
Có 111,112
♥
Lưu ý:
Các trường hợp nêu trên đơn vị không phải lập lại sổ sách kế toán. Cũng như không phải lập lại tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ trước. Cuối năm tài chính khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tự loại phần chi phí không được tính vào phần chi phí hợp lý được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp trên tờ khai quyết toán.
>>>Xem thêm: Mức phạt chậm nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài
3. Những điều cần lưu ý
Đối với số liệu sổ sách, tờ khai quyết toán thuế, báo cáo tài chính của các năm bị sai sót truy thu:
+ Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ khai bổ sung, điều chỉnh khi người nộp thuế tự phát hiện ra sai sót trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
+ Trường hợp của đơn vị đã có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế thì không được khai bổ sung, điều chỉnh quyết toán thuế.
+ Đơn vị không điều chỉnh lại sổ sách kế toán của các năm đã được kiểm toán.
Để tránh trường hợp phải nộp phạt tiền chậm nộp tiền thuế. Kế toán cần phải chú ý nộp đúng thời hạn các loại tờ khai và tiền thuế phải nộp.
Trên đây là bài viết “Cách hạch toán tiền truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế”. Nếu quý khách hàng và bạn đọc có điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
>>>Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín