Cách hạch toán nguyên liệu, vật liệu theo thông tư 200 | ketoan68.com
Cách hạch toán nguyên liệu, vật liệu theo thông tư 200
Ketoan68.com xin giới thiệu Cách hạch toán nguyên liệu, vật liệu – TK 152 theo Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC mới nhất như sau:
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và cấu tạo nên thực tế của sản phẩm.
1. Nguyên tắc kế toán
Tài
khoản 152 dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của
các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu
của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng
cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu phản
ánh vào tài khoản này được phân loại như sau:
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của
tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
3. Phương pháp kế toán một số giao
dịch kinh tế chủ yếu
3.1.
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
a)
Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và
các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
–
Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có
các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).
–
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu bao gồm cả
thuế GTGT.
b)
Kế toán nguyên vật liệu trả lại cho người bán, khoản chiết khấu thương mại hoặc
giảm giá hàng bán nhận được khi mua nguyên vật liệu:
–
Trường hợp trả lại nguyên vật liệu cho người bán, ghi:
Nợ
TK 331 – Phải trả cho người bán
Có
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
–
Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi
mua nguyên, vật liệu (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản
chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) thì kế toán phải căn cứ vào tình
hình biến động của nguyên vật liệu để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán được hưởng dựa trên số nguyên vật liệu còn tồn kho, số đã xuất
dùng cho sản xuất sản phẩm hoặc cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định
là tiêu thụ trong kỳ:
Nợ
các TK 111, 112, 331,….
Có
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (nếu NVL còn tồn kho)
Có
các TK 621, 623, 627, 154 (nếu NVL đã xuất dùng cho sản xuất)
Có
TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (nếu NVL đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây
dựng)
Có
TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu sản phẩm do NVL đó cấu thành đã được xác định là
tiêu thụ trong kỳ)
Có
các TK 641, 642 (NVL dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý)
Có
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
c)
Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng nguyên liệu, vật liệu
chưa về nhập kho doanh nghiệp thì kế toán lưu hóa đơn vào một tập hồ sơ riêng
“Hàng mua đang đi đường”.
–
Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi vào tài
khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.
–
Nếu đến cuối tháng nguyên liệu, vật liệu vẫn chưa về thì căn cứ vào hóa đơn, kế
toán ghi nhận theo giá tạm tính:
Nợ
TK 151 – Hàng mua đang đi đường
Nợ
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có
TK 331 – Phải trả cho người bán; hoặc
Có
các TK 111, 112, 141,…
–
Sang tháng sau, khi nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn và
phiếu nhập kho, ghi:
Nợ
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có
TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
d)
Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết
khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài
chính, ghi:
Nợ
TK 331 – Phải trả cho người bán
Có
TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán).
đ)
Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu:
–
Khi nhập khẩu nguyên vật liệu, ghi:
Nợ
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có
TK 331 – Phải trả cho người bán
Có
TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu
không được khấu trừ)
Có
TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Có
TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).
Có
TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường.
–
Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có
TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
–
Trường hợp mua nguyên vật liệu có trả trước cho người bán một phần bằng ngoại tệ
thì phần giá trị nguyên vật liệu tương ứng với số tiền trả trước được ghi nhận
theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị nguyên vật
liệu bằng ngoại tệ chưa trả được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời
điểm mua nguyên vật liệu.
e)
Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về
kho doanh nghiệp, ghi:
Nợ
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có
các TK 111, 112, 141, 331,…
g)
Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công, chế biến:
–
Khi xuất nguyên liệu, vật liệu đưa đi gia công, chế biến, ghi:
Nợ
TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
–
Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến, ghi:
Nợ
TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có
các TK 111, 112, 131, 141,…
–
Khi nhập lại kho số nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến xong,
ghi:
Nợ
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có
TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
h)
Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập kho do tự chế:
–
Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu để tự chế biến, ghi:
Nợ
TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
–
Khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu đã tự chế, ghi:
Nợ
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có
TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
i)
Đối với nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định được
nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được
nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu thừa, ghi:
Nợ
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).
–
Khi có quyết định xử lý nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện trong kiểm kê, căn
cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có
các tài khoản có liên quan.
–
Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu, vật liệu thừa là của các doanh
nghiệp khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có tài khoản
338 (3381) mà doanh nghiệp chủ động ghi chép và theo dõi trong hệ thống quản trị
và trình bày trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
k)
Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ
các TK 621, 623, 627, 641, 642,…
Có
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
l)
Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa
chữa lớn TSCĐ, ghi:
Nợ
TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Có
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
m)
Đối với nguyên liệu, vật liệu đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh,
liên kết: Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, ghi:
Nợ
các TK 221, 222 (theo giá đánh giá lại)
Nợ
TK 811 – Chi phí khác (giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)
Có
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (theo giá trị ghi sổ)
Có
TK 711 – Thu nhập khác (giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ).
n)
Khi xuất nguyên liệu, vật liệu dùng để mua lại phần vốn góp tại công ty con,
công ty liên doanh, liên kết, ghi:
–
Ghi nhận doanh thu bán nguyên vật liệu và khoản đầu tư vào công ty con, công ty
liên doanh, liên kết, ghi:
Nợ
các TK 221, 222 (theo giá trị hợp lý)
Có
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có
TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
–
Ghi nhận giá vốn nguyên vật liệu dùng để mua lại phần vốn góp tại công ty con,
công ty liên doanh, liên kết, ghi
Nợ
TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
o)
Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê:
Mọi
trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo
quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định
người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm
quyền để ghi sổ kế toán:
–
Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại
số liệu trên sổ kế toán;
–
Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép
(hao hụt vật liệu trong định mức), ghi:
Nợ
TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
–
Nếu số hao hụt, mất mát chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào
giá trị hao hụt, ghi:
Nợ
TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
–
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:
Nợ
TK 111 – Tiền mặt (người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)
Nợ
TK 138 – Phải thu khác (1388) (tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ
TK 334 – Phải trả người lao động (trừ tiền lương của người phạm lỗi)
Nợ
TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên liệu, vật liệu
còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)
Có
TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý).
p)
Đối với nguyên vật liệu, phế liệu ứ đọng, không cần dùng:
–
Khi thanh lý, nhượng bán nguyên vật liệu, phế liệu, kế toán phản ánh giá vốn
ghi:
Nợ
TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
–
Kế toán phản ánh doanh thu bán nguyên vật liệu, phế liệu, ghi:
Nợ
các TK 111, 112, 131
Có
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118)
Có
TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
3.2.
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
a)
Đầu kỳ, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ
TK 611 – Mua hàng
Có
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
b)
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn
kho cuối kỳ, ghi:
Nợ
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có
TK 611 – Mua hàng.
Chúc
các bạn thành công!
Khuyến nghị:
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các chuyên gia kế toán của Kế toán 68 qua Tổng đài tư vấn:
Mr Thế Anh :
0981 940 117
Email: [email protected]