Cách hạ sốt nhanh cho trẻ theo độ tuổi và các lưu ý ba mẹ không nên bỏ qua

Sốt là tình trạng rất hay gặp ở trẻ, nếu không xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Cùng Nhà thuốc An Khang học cách hạ sốt cho trẻ theo độ tuổi và các lưu ý ba mẹ không nên bỏ qua thông qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

  • Bệnh truyền nhiễm.
  • Do dùng một số loại thuốc.
  • Sốc nhiệt.
  • Truyền máu.
  • Rối loạn não bộ.
  • Bệnh ung thư.
  • Một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, bệnh tiểu đường loại 1, bệnh Basedow,…

Biểu hiện khi sốt

  • Nhiệt độ cơ thể lớn hơn 38 °C.
  • Trẻ không hoạt bát hoặc ít nói như bình thường.
  • Trẻ quấy khóc hơn, ít đói hơn và khát nước hơn.
  • Trẻ cảm thấy ấm hoặc nóng.

1Cách hạ sốt cho trẻ cấp tốc tại nhà

Sốt là phản xạ tự vệ của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các tác nhân gây hại như nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút,… Dưới đây là một số cách xử trí khi trẻ nhỏ gặp phải tình trạng sốt bạn có thể tham khảo. [1]

Tuổi

Nhiệt độ

Xử trí

0-3 tháng

≥ 38 °C, qua trực tràng

Gọi cho bác sĩ, ngay cả khi trẻ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác.

3-6 tháng

≤ 38,9 °C, qua trực tràng

Cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước, dùng thuốc là không cần thiết. Gọi cho bác sĩ nếu trẻ cáu kỉnh, lờ đờ hoặc khó chịu một cách bất thường.

> 38,9 °C, qua trực tràng

Gọi cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay để kiểm tra sức khỏe.

6-24 tháng

> 38,9 °C, qua trực tràng

Cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để cho trẻ uống vớii liều lượng thích hợp. Không cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống aspirin. Gọi cho bác sĩ ngay hoặc đưa trẻ đến bệnh viện nếu cơn sốt kéo dài hơn 1 ngày và không hạ sốt mặc dù đã sử dụng thuốc hạ sốt.

2-17 tuổi

≤ 38,9 °C, qua trực tràng cho trẻ em 2-3 tuổi, hoặc đường uống cho trẻ em trên 3 tuổi

Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước, không cần thiết phải uống thuốc. Gọi cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có dấu hiệu cáu kỉnh hoặc lờ đờ bất thường.

> 38,9 °C, đường uống và trực tràng cho trẻ từ 2-3 tuổi, hoặc uống cho trẻ trên 3 tuổi

Nếu khó chịu, hãy cho trẻ dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết liều lượng thích hợp và lưu ý không cho trẻ dùng nhiều loại thuốc có chứa acetaminophen cùng lúc, chẳng hạn như một số loại thuốc ho và cảm lạnh. Không cho trẻ uống aspirin. Gọi cho bác sĩ nếu cơn sốt không đáp ứng với thuốc hoặc sốt kéo dài hơn ba ngày.

Theo dõi nhiệt độ của trẻ để có cách xử trí phù hợp

Theo dõi nhiệt độ của trẻ để có cách xử trí phù hợp

2Lưu ý khi hạ sốt cho trẻ

  • Không được cho trẻ uống aspirin vì có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, được gọi là hội chứng Reye.
  • Tránh kết hợp các biện pháp điều trị cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ, đặc biệt là trẻ em dưới 4 tuổi.
  • Nếu quyết định sử dụng thuốc cảm, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa để đảm bảo rằng trẻ đủ lớn để sử dụng loại thuốc đang cân nhắc. Theo FDA, trẻ em dưới 2 tuổi không được sử dụng bất kỳ sản phẩm trị ho hoặc cảm nào có chứa chất làm thông mũi hoặc kháng histamine, và cần thận trọng ngay cả với trẻ em trên 2 tuổi. Ngoài ra, không cho trẻ em dưới 4 tuổi dùng sản phẩm kết hợp thuốc ho và thuốc cảm. Các tác dụng phụ có thể xảy ra có thể nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng.
  • Nếu bác sĩ cho biết trẻ có thể sử dụng thuốc ho hoặc cảm lạnh, hãy chọn loại phù hợp nhất với các triệu chứng của trẻ. Không chuyển đổi qua lại giữa các loại thuốc khác nhau mà không có sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa.
  • Không tắm nước đá lạnh hoặc thoa cồn lên da của trẻ, bởi vì nó có thể khiến cơn sốt tăng lên.

Những điều cần lưu ý khi hạ sốt cho trẻ

Những điều cần lưu ý khi hạ sốt cho trẻ

3Khi nào thì gặp bác sĩ?

Thông thường, nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ thì ba mẹ chỉ cần giúp trẻ hạ sốt tại nhà mà không cần đi khám bệnh. Tuy nhiên, đôi khi sốt có thể là một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng. Gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu trẻ có những biểu hiện sau:

  • Sốt cao từ 40 °C trở lên.
  • Dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ từ 100,4 °F (38 °C) trở lên.
  • Sốt kéo dài hơn 72 giờ (hoặc hơn 24 giờ ở trẻ dưới 2 tuổi).
  • Bị sốt cùng với các triệu chứng khác như cứng cổ, đau họng, đau tai, phát ban hoặc đau đầu dữ dội.
  • Bị một cơn động kinh.
  • Trẻ ốm nặng hơn, khó chịu hoặc không có phản ứng.

Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám khi trẻ sốt cao kèm theo các dấu hiệu bất thường

Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám khi trẻ sốt cao kèm theo các dấu hiệu bất thường

Hy vọng bài viết đã giúp ba mẹ hiểu rõ được cách hạ sốt nhanh cho trẻ theo độ tuổi cũng như những lưu ý khi thực hiện. Hãy theo dõi Nhà thuốc An Khang để luôn cập nhật những thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!

Nguồn: mayoclinic

Nguồn tham khảo
  • Fever treatment: Quick guide to treating a fever

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/in-depth/fever/art-20050997

Theo TTV

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

Cách hạ sốt nhanh cho trẻ theo độ tuổi và các lưu ý ba mẹ không nên bỏ qua

4 tháng trước

762