Cách “gọi” sữa mẹ về nhiều
Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ sơ sinh mà còn chứa rất nhiều kháng thể, biến đổi theo từng ngày từng giờ để phù hợp với quá trình phát triển của con. Những năm đầu đời, dinh dưỡng trong sữa mẹ tập trung vào “nuôi dưỡng” bộ não em bé, chứ không tập trung vào tăng cân, tăng cơ như các loại sữa khác. Vậy sữa mẹ như thế nào là tốt?
Thông thường, sữa mẹ có mùi thơm ngậy, màu trắng đục, vị ngọt mát, khác hẳn so với sữa khác. Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho con bú trong những năm tháng đầu đời, tuy nhiên, nếu như sữa mẹ ít phải làm sao, cách làm sữa mẹ xuống nhiều là gì hay ăn gì để sữa mẹ đặc?
Khi bước vào giai đoạn mang thai, ngực của người mẹ bước vào giai đoạn sẵn sàng để sản xuất sữa. Sữa non được cơ thể mẹ sản xuất từ quý 2 của thai kỳ tới sau khi trẻ ra đời khoảng 2 – 4 ngày. Sữa non có đặc điểm là có màu vàng, đặc dính, rất giàu dinh dưỡng và các kháng thể. Sau khi sinh, nhau thai đã bong, cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất nhiều sữa hơn.
Sau khoảng 5 – 14 ngày từ khi bé ra đời, cơ thể mẹ sản xuất sữa chuyển tiếp. Từ ngày thứ 14 trở đi, lượng sữa cơ thể mẹ tiết ra sẽ tiếp tục tăng, đổi màu trắng và loãng hơn, gọi là sữa trưởng thành. Lúc này, mẹ cần áp dụng các cách làm sữa mẹ xuống nhiều và biết ăn gì để sữa mẹ đặc để giúp đủ sữa chất lượng cho bé bú.
Ngoài những mẹ có cơ địa nhiều sữa thì cũng không ít trường hợp cơ địa ít sữa và không biết sữa mẹ ít phải làm sao hay cách làm sữa mẹ xuống nhiều là gì. Theo các bác sĩ chuyên khoa, cách làm sữa mẹ xuống nhiều đôi khi rất đơn giản, chỉ cần áp dụng đúng cách cho bé bú là có thể “gọi” sữa về nhiều, khi bé bú mẹ, hành động mút của bé giúp mẹ giải phóng nhiều hormone prolactin giúp cơ thể mẹ sản xuất nhiều sữa hơn. Nếu càng cho con bú đúng cách thường xuyên thì người mẹ sẽ càng có nhiều prolactin trong máu và càng sản xuất nhiều sữa hơn. Mẹ nên cho con bú hoặc hút sữa trong vòng 1 giờ sau khi sinh, cho bé bú cách mỗi 2,5 – 3 giờ một lần.