Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc

02-01-2023 | 07:21

Giấc ngủ cực kỳ quan trọng đối với chúng ta nhất là ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ lại càng quan trọng hơn nhiều. Giấc ngủ giúp điều hoà được cảm xúc, sức khoẻ và phát triển hệ thần kinh của trẻ. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ ngủ gián đoạn, thức dậy nhiều lần trong một ngày vì phải thích nghi với môi trường mới. Chính vì thế có một số phương pháp giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc hơn.

Giấc ngủ cực kỳ quan trọng đối với chúng ta nhất là ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ lại càng quan trọng hơn nhiều. Giấc ngủ giúp điều hoà được cảm xúc, sức khoẻ và phát triển hệ thần kinh của trẻ. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ ngủ gián đoạn, thức dậy nhiều lần trong một ngày vì phải thích nghi với môi trường mới. Chính vì thế có một số phương pháp giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc hơn. 

Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Ảnh: Internet

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Ảnh: Internet

Trẻ sơ sinh từ lúc sinh ra đến 1 tháng tuổi, hầu như ngủ liên miên, chỉ thức dậy để bú và ngủ tiếp. Đây là khoảng thời gian trẻ cần thích nghi với môi trường mới. Lúc này trẻ chưa phân biệt được ngày hay đêm, nên ngủ rất sâu giấc. Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên nhu cầu giấc ngủ điều hoà hơn, trẻ chơi vào ban ngày và ngủ sâu giấc vào ban đêm, nếu trẻ đủ cân nặng, thể chất đang tốt thì từ 1-3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh chỉ dậy bú và ngủ lại.

Tuy nhiên, phần lớn trẻ sơ sinh bị hụt hẫng với môi trường mới. Thay vì nằm trong môi trường bụng mẹ thì nay đã phải thích nghi với một môi trường rộng lớn hơn. Nên thường xuyên bị giật mình, nhìn xa xăm và quấy khóc. Chu kỳ đòi ti mẹ thường xuyên hơn vì muốn được ôm ấp, an toàn. Chính vì vậy, mẹ cần bên cạnh trẻ bất kỳ lúc nào trẻ cần. 

Vai trò của giấc ngủ ngon cho trẻ

Giấc ngủ có sức ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ đến sự phát triển về trí tuệ và não bộ của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời. Giấc ngủ ngon không phụ thuộc vào thời gian ngủ ngắn hay dài mà việc trẻ ngủ ít quấy khóc, ít giật mình thường xuyên, ti mẹ đều đặn có giờ giấc mới là yếu tố quyết định. 

Khi trẻ được ngủ đủ giấc, tinh thần sẽ luôn vui vẻ, phấn khởi và tiết thêm năng lượng. Trẻ sẽ được tăng trưởng bình thường về chiều cao, thậm chí vượt trội hơn so với độ tuổi. Khi ngủ sâu giấc, các hormon tăng trưởng sẽ làm việc hiệu quả hơn. Thêm vào đó, giấc ngủ ngon sẽ giúp hoàn thiện hệ thần kinh, tăng khả năng tập trung, ghi nhớ làm tiền đề để phát triển não bộ. 

Trẻ phát triển mạnh mẽ trong giấc ngủ. Ảnh: Internet

Trẻ phát triển mạnh mẽ trong giấc ngủ. Ảnh: Internet

Các nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc

Ở người có 2 chế độ ngủ chuyển động mắt nhanh và không chuyển động mắt. Ở trẻ sơ sinh, hầu như ngủ theo chế độ chuyển động mắt nhanh. Chính vì vậy khó ngủ sâu giấc, đặc biệt vào ban đêm. Một vài nguyên nhân thường gặp khác như trẻ chưa thích nghi với môi trường sống hiện tại, trẻ bị sốt, đói bụng, tã ướt, hoặc do côn trùng đốt…

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, trẻ ngủ không ngon giấc triền miên bởi một số lý do bệnh lý như thiếu canxi, còi xương, nhiễm đường hô hấp cấp, bé có thể bị trào ngược dạ dày,… Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, khi nhận thấy giấc ngủ của trẻ không đều và có dấu hiệu chuyển biến xấu về thể trạng, hãy đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Hậu quả của một giấc ngủ không ngon ở trẻ

Những đứa trẻ ngủ không ngon và sâu giấc sẽ có thể trạng yếu, tăng trưởng chậm, chiều cao và cân nặng kém phát triển. Thường mắc các chứng bệnh vặt như cảm sốt vì sức đề kháng yếu. Đặc biệt sẽ bị rối loạn hành vi, không kiểm soát được cảm xúc, ngày càng có những triệu chứng bệnh lạ về tâm lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. 

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc

Hãy thiết lập đồng hồ sinh học cho con

Bố mẹ hãy mở cửa phòng để ánh sáng chiếu vào con, lúc này trẻ sẽ mặc định ban ngày và cần phải thức dậy. Không cần loại bỏ tiếng ồn, hãy để mọi thứ diễn ra xung quanh trẻ bình thường. Vào các mốc giờ cần đi ngủ như trưa và tối thì mới giữ không gian yên tĩnh. Ngoài thời gian đó, cố gắng cho trẻ vui chơi và quen dần với đồng hồ sinh học trong con.

Hạn chế giấc ngủ trưa dài

Nếu trẻ ngủ trưa quá dài hơn 3 tiếng, thì trẻ sẽ có cảm giác uể oải sau giờ chiều và có khuynh hướng ngủ muộn vào buổi tối. Hãy đánh thức trẻ nhẹ nhàng, chỉ cho trẻ ngủ từ 1-2 tiếng giờ trưa. Thay vào đó là vận động cơ thể của trẻ để con có thể ngủ sâu giấc hơn vào ban đêm. 

Từ 6 tháng tuổi, trẻ không nên ngủ ngày quá 2 tiếng. Ảnh: Internet

Từ 6 tháng tuổi, trẻ không nên ngủ ngày quá 2 tiếng. Ảnh: Internet

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong phòng

Điện thoại, tivi hay máy tính có thể ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng ngủ của con. Ánh sáng của các thiết bị điện tử sẽ khiến trẻ khó ngủ, tác động đến mắt và não bộ ngay lúc các cơ quan chưa thật sự hoàn thiện sẽ làm cho trẻ khó vào giấc và không ngủ sâu.

Quấn tã và thay tã thường xuyên

Khi mẹ quấn tã cho trẻ sơ sinh, sẽ xuất hiện cảm giác an toàn cho cả mẹ và bé. Khi trẻ đã quen dần với việc mặc tã, con sẽ luôn ngủ sâu giấc hơn vì mặc định được bao bọc, cảm giác an tâm khi ngủ, hạn chế cơn giật mình và không làm gián đoạn giấc ngủ của con. Cách này cũng giúp mẹ giữ ấm cho con. Tuy nhiên cần thay tã theo đúng thời điểm, nếu tã đã đầy, sẽ khiến trẻ khó chịu và không ngủ được vì ngứa ngáy, ẩm ướt. Mẹ nên theo dõi để kịp thời thay thường xuyên cho con. 

Giấc ngủ ngon rất quan trọng với trẻ sơ sinh, tùy vào thể trạng và sức khỏe của con mà mẹ hãy cân đối các cách giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn. Hãy kiên nhẫn với trẻ và tập cho con bạn lối sống lành mạnh nhất. 

Xem thêm: