Cách giảm ra mồ hôi tay chân hiệu quả an toàn bằng máy Liplop Ms01
Đổ mồ hôi tay chân khiến cho bạn phải khổ sở đến mất tự tin, thậm chí chán nản và ngại xuất hiện trước đám đông? Đôi khi, công việc của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi bàn tay, bàn chân luôn ướt nhẹp khiến bạn xấu hổ, ngại ngần không dám bắt tay đồng nghiệp, đối tác và để vuột mất cơ hội làm ăn? Tình trạng này còn khiến cho chuyện yêu đương của bạn bị ảnh hưởng vì chẳng ai muốn nắm một bàn tay lúc nào cũng trơn tuột, ướt đẫm mồ hôi, lại còn lạnh toát. Đến nhà người yêu, bạn sợ nhất là giây phút cởi giày, vì đôi chân ướt đẫm mồ hôi khiến bạn chỉ muốn “độn thổ”, “quay xe” cho xong…? Bạn đã thử đủ mọi cách nhưng đều thất bại và giờ đây đang phải chấp nhận “sống chung với lũ” cả đời? Giải pháp cho bạn đang nằm ở dưới đây, hãy cùng lướt xuống dưới để xem tiếp nhé!
Mục Lục
Mồ hôi tay trong tiếng Anh là gì?
“to have sweaty hands”
Trong tiếng Anh, người ta định nghĩa động từ “ra mồ hôi” là “to sweat” hay “to perspire”, còn “ra mồ hôi tay” là “to have sweaty hands” và “ra mồ hôi chân” là “to have sweaty feet”. Còn chứng “đổ mồ hôi tay chân” được dịch theo tiếng Anh là “acro hyperhidrosis”. Bệnh đổ mồ hôi tay chân còn được gọi là bệnh tăng tiết mồ hôi tay thường xảy ra ở tất cả mọi người, không phân biệt giới tính và thường gặp ở độ tuổi trưởng thành, từ 25 – 64. Chứng đổ mồ hôi tay chân thường xuất hiện ở thời điểm từ 13 tuổi, lúc đó bạn sẽ thấy mồ hôi đổ nhiều nhất là ở 2 bàn tay, bàn chân và nách. Theo nhà nghiên cứu Israel Raphael Adar cho biết, có khoảng 0,6 – 1% người trên thế giới đang bị chứng đổ mồ hôi tay chân. Mới đây, một thông cáo y tế ở Mỹ khẳng định, nước này có khoảng 2,8% dân số gặp phải chứng đổ mồ hôi khu trú. Còn chứng tăng tiết mồ hôi tay vô căn xảy ra ở lứa tuổi thiếu niên khoảng 82%, trong đó đổ mồ hôi tay thường kèm theo đổ mồ hôi nách chiếm khoảng 52%, đổ mồ hôi chân khoảng 29%, và mồ hôi mặt là 20%. Chứng bệnh sẽ giảm dần khi chúng ta bước vào ngưỡng cửa 50 tuổi. Dưới đây là thông tin chi tiết về chứng bệnh đổ mồ hôi tay chân, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả cũng như cách ngăn ngừa, chữa trị căn bệnh khó chịu này.
Ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì?
Ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì?
Cơ thể của chúng ta thường bị sinh nhiệt, đổ mồ hôi do vận động nhiều hay uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích hoặc ăn uống những thực phẩm có nhiều gia vị cay nóng. Đó là lúc cơ thể đang tự điều chỉnh thân nhiệt để giúp cơ thể làm mát lại. Tuy nhiên, nếu bạn bị đổ mồ hôi tay chân liên tục, trong mọi hoàn cảnh dù không vận động gì nhiều hay ăn đồ cay nóng thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải chứng tăng tiết mồ hôi, hay còn gọi là đổ mồ hôi tay chân. Tình trạng này bắt nguồn từ hiện tượng rối loạn thần kinh thực vật và tình trạng cường giao cảm trong cơ thể gây nên. Khi đó, cơ thể bạn sẽ đổ nhiều mồ hôi ở tay và nhiều phần cơ thể khác như: vùng nách, vùng đầu, trên mặt hay dưới lòng bàn chân. Điều đặc biệt là mồ hôi sẽ càng ra nhiều hơn mỗi khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, giận dữ, hứng khởi hay đang trong tâm trạng sợ hãi quá mức. Mồ hôi ở tay, chân xuất phát từ tuyến Eccrine nên thường không có mùi. Chất lỏng chảy ra từ tuyến này có tác dụng làm mát cơ thể khi nhiệt độ bị tăng cao quá mức.
Biểu hiện thường thấy nhất ở người bệnh đó là mồ hôi tay và chân tiết ra quá nhiều khiến tay chân bị ẩm ướt, thậm chí mồ hôi còn chảy thành giọt, gây ra tình trạng khó chịu vô cùng. Bệnh đổ mồ hôi tay chân nếu ở tình trạng nhẹ thì cũng không có gì ghê gớm, thế nhưng nếu tình trạng này dai dẳng, ở mức độ trầm trọng thì sẽ gây ra nhiều điều bất lợi cho bạn trong công việc và đời sống hằng ngày.
Đổ mồ hôi tay chân là thiếu chất gì?
Đổ mồ hôi tay chân là hiện tượng hết sức bình thường khi cơ thể vận động mạnh và liên tục hoặc khi cơ thể bạn đang phải tiếp xúc với những nguồn nhiệt độ cao. Không chỉ có vậy, đổ mồ hôi còn là cách mà cơ thể hạ nhiệt để tự cân bằng lại nhiệt độ khi thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, nếu tay chân bạn bị ra quá nhiều mồ hôi và thường xuyên bị như vậy là do cơ thể bạn bị thiếu hụt các loại vitamin cùng với các khoáng chất, chẳng hạn như: kẽm, vitamin D hay canxi. Tình trạng thiếu hụt này là do sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh có chứa nhiều chất bảo quản, nghèo dinh dưỡng, từ đó gây ra chứng bệnh đổ nhiều mồ hôi chân tay.
Ra mồ hôi tay khi ngồi điều hòa
Đổ mồ hôi tay chân quá nhiều khi đang ngồi ở phòng có điều hòa hoặc trời lạnh mà cơ thể vẫn ra mồ hôi, trong khi xung quanh những người khác lại không như vậy? Hãy cẩn trọng vì rất có thể bạn đang có nguy cơ gặp một số chứng bệnh như: Chứng hyperhidrosis khu trú, tình trạng rối loạn hoạt động của tuyến giáp, đau tim, suy tim, bệnh tiểu đường,… Sau khi đã loại trừ những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn trên, việc tay chân bị tiết ra nhiều mồ hôi ngay cả khi trời đang mát mẻ, còn có thể kể đến các nguyên nhân khác như: do đang mang thai, chế độ ăn uống nhiều với nhiều đồ cay nóng, dùng chất kích thích như rượu bia, do ảnh hưởng, tác dụng phụ của các loại thuốc, tâm lý căng thẳng hoặc cơ thể thay đổi nội tiết tố đột ngột.
Ra mồ hôi chân tay mùa đông
Chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc, tình trạng tay chân bị đổ nhiều mồ hôi vào mùa hè là đương nhiên rồi, nhưng tại sao giữa mùa đông tiết trời đang lạnh và khô nhưng bàn tay, bàn chân mình vẫn bị chảy mồ hôi ướt nhẹp và lạnh ngắt? Có thể lý giải như sau: Vào mùa hè, cơ thể chúng ta tiến hành bài tiết mồ hôi một cách tự nhiên để làm mát và cân bằng thân nhiệt. Khi mùa đông đến, lẽ thường là quá trình bài tiết mồ hôi sẽ giảm đi để đối phó cơ với diễn biến thời tiết lạnh giá. Tuy nhiên, có nhiều người mùa đông vẫn đổ nhiều mồ hôi tay chân, điều này bắt nguồn từ nguyên do tỳ vị hư nhiệt, thể chất của cơ thể đang bị hao tổn gây ra hoặc do bạn đang gặp phải quá nhiều áp lực, căng thẳng trong công việc. Khi đó, thần kinh giao cảm trong cơ thể sẽ kích thích cho tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Dây này sẽ gửi tín hiệu ngay lập tức tới các mạch máu, buộc các mạch máu phải co lại khiến bàn tay, bàn chân của bạn bị lạnh ngắt và ẩm ướt.
Mồ hôi tay khi chơi game
Mệt mỏi vì mồ hôi tay khi chơi game
Mồ hôi tay tiết ra nhiều khi đang chơi game là một trong những vấn đề nan giải của nhiều game thủ, đặc biệt là trong lúc đang chơi game trên máy tính, smartphone cùng với các thể loại game mobile. Đúng lúc đang “cao trào”, cần phải ra đòn quyết định mà lại bị đổ mồ hôi tay nhiều khiến cho bạn cảm thấy ức chế muốn “điên cái đầu”. Không chỉ có vậy, tình trạng này còn ảnh hưởng rất lớn tới cảm giác trải nghiệm game của bạn. Bởi lẽ, tay chân bị đổ mồ hôi nhiều sẽ khiến cho màn hình điện thoại của game bị rít, trơn trượt và thao tác bàn tay của bạn sẽ không còn chính xác được nữa. Nhất là khi đang chơi những game yêu cầu phải thao tác nhanh, bàn tay phải xử lý linh hoạt, chẳng hạn như trò Free Fire, Liên Quân Mobile, Pubg,… mà lại bị chứng đổ mồ hôi quấy rầy, dẫn đến tâm lý của nhiều gamer bị căng thẳng, ức chế và mệt mỏi vô cùng.
Mồ hôi tay chân bẩm sinh
Chứng bệnh tăng tiết mồ hôi ở bàn tay, bàn chân thường xảy ra do bẩm sinh, di truyền. Đa số chứng bệnh này sẽ bắt đầu từ trong thời thơ ấu, tức là khoảng tầm 13 tuổi trở lên hoặc đôi khi là lứa tuổi vị thành niên. Chứng bệnh này không trừ một ai, kể cả nam và nữ đều nguy cơ mắc phải, và nó sẽ đeo đẳng theo bạn, kéo dài trong suốt nhiều năm. Sau 25 tuổi, tình trạng bệnh có thể được thuyên giảm đi một cách tự nhiên và đến hơn 60 tuổi thì có thể biến mất hoàn toàn. Tình trạng tay chân bị mồ hôi gây ra hiện tượng ẩm ướt, nhớp nháp kéo dài. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng da tay bị bong tróc, nứt nẻ, gây viêm da, có thể gặp phải những tổn thương mô do thời tiết lạnh giá, mụn cóc hoặc bạn có thể bị nhiễm các bệnh nấm ngoài da. Ra mồ hôi tay chân bẩm sinh vốn là một tình trạng lâm sàng vô cùng khó khăn. Do vậy, việc điều trị chứng bệnh này còn phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh cũng như bệnh nhân có đáp ứng điều trị hay không.
Ra mồ hôi tay chân ở trẻ em
Bệnh ra mồ hôi tay chân là một chứng bệnh thường gặp ở trẻ em, khiến cho nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Bệnh này không chỉ “làm phiền” những người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ, thậm chí là trẻ sơ sinh cũng hay gặp phải do hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện nên thường tiết mồ hôi nhiều. Trẻ cũng thường xuyên bị đổ mồ hôi tay chân khi gặp khí hậu lạnh, hay mỗi khi căng thẳng hoặc lúc có tâm trạng lo lắng, xúc động mạnh. Sau khi trẻ bị ra mồ hôi tay, chân thì cơ thể sẽ có cảm giác bị lạnh hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý, nếu trẻ gặp phải tình trạng nặng hơn là không chỉ đổ nhiều mồ hôi ở bộ phận tay, chân mà xuất hiện cả ở gáy, đầu, sau lưng,… do thiếu hụt các dưỡng chất và canxi, nguy cơ dẫn đến bệnh còi xương và chậm lớn. Trẻ em bị đổ mồ hôi tay chân nhiều còn là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh hay các bệnh cường giáp ở trẻ em. Nếu trẻ bị ra mồ hôi tay chân nhiều kèm theo các biểu hiện khác như khó thở, tím tái, người xanh xao, chậm lớn, thở gấp, quấy khóc dữ dội vào ban đêm,… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
Tại sao lại bị đổ mồ hôi tay?
Nguyên nhân tại sao lại bị đổ mồ hôi tay?
Đổ mồ hôi tay chân mà cơ thể thường gặp có 2 dạng:
Đổ mồ hôi nguyên phát
Nguyên nhân là do cơ thể bị rối loạn thần kinh thực vật, tình trạng này thường gặp hơn là đổ mồ hôi thứ phát và chủ yếu xảy ra ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, phần nách, đầu và trên mặt. Tình trạng ra nhiều mồ hôi ở tay chân thường khởi phát từ lúc còn nhỏ hay giai đoạn trước khi dậy thì, thường thì triệu chứng đổ mồ hôi sẽ ngày càng trở nên nặng nề hơn và “đeo bám” bạn trong suốt cả cuộc đời. Bên cạnh đó, nếu hay gặp phải các rối loạn về thần kinh trong cơ thể và trạng thái tâm thần không ổn định cũng gây ra hiện tượng đổ mồ hôi tay.
Đổ mồ hôi thứ phát
Tình trạng này thường gây ra tình trạng ra mồ hôi nhiều trên phạm vi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng cơ thể bị đổ mồ hôi tay chân thứ phát đó là:
-
Cảnh báo cơ thể đang bị thiếu vitamin, các dưỡng chất và chất khoáng: Vitamin A, B, C, D,… và khoáng chất như kẽm, canxi, sắt,… đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Việc cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất, vitamin và khoáng chất xảy ra là do chúng ta có thói quen ăn những thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, thực phẩm chiên rán,… có chứa nhiều chất bảo quản và nghèo dinh dưỡng. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc cơ thể bị thiếu chất, sinh ra mồ hôi tay, chân tiết ra nhiều vào mùa lạnh.
-
Bệnh cường giáp: Những phản ứng xảy ra do tình trạng trao đổi chất của bệnh cường giáp sẽ khiến cơ thể chúng ta bị rối loạn. Tức là khi đó tuyến giáp đang diễn ra hoạt động quá mức, khiến cho cơ thể buộc phải đốt cháy nhiều calo, tình trạng này sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt và muốn hạ nhiệt thì buộc phải bài tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Những người mắc chứng bệnh cường giáp thường có triệu chứng run chân tay, sụt cân nhanh, hay bị hồi hộp, đánh trống ngực, da xanh, mắt lồi,… đi kèm tình trạng tăng tiết mồ hôi ở tay và chân.
-
Tăng tiết mồ hôi tay chân thứ phát: Xảy ra do nhiệt độ cơ thể bị hạ xuống quá thấp, người bị bỏng lạnh, mắc chứng u tuyến yên, người bị thiếu máu bất sản, mắc chứng lao phổi,…
-
Tăng tiết mồ hôi tay chân do nhiễm độc: Những người phải làm việc trong môi trường phải tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với các loại hóa chất độc hại có trong nước, không khí hay phải sống trong môi trường ô nhiễm trầm trọng sẽ khiến cho toàn thân bị nhiễm độc. Lúc này, cơ thể người sẽ phản ứng lại tình trạng đó bằng cách bài tiết ra nhiều mồ hôi tay chân cũng như toàn thân để đào thải các chất độc gây hại ra khỏi cơ thể.
- Dấu hiệu của bệnh ung thư máu: Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu nhận định rằng người
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu nhận định rằng người bị chứng đổ nhiều mồ hôi tay chân khi thời tiết đang lạnh có thể là cảnh báo sớm của căn bệnh ung thư máu. Đây là một loại tế bào ung thư bạch cầu ác tính cực kỳ nguy hiểm, chúng sẽ gây rối loạn các hoạt động bình thường của cơ thể, đặc biệt là hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi làm cho cơ thể bạn thường xuyên bị đổ mồ hôi nhiều ở tay chân.
Mồ hôi tay có nguy hiểm không?
Mồ hôi tay có nguy hiểm không?
Đổ mồ hôi tay chân dạng nhẹ thông thường không gây ảnh hưởng gì nhiều đối với sức khỏe của chúng ta, nhưng đôi lúc cũng khiến cho ta vô cùng khó chịu và bực bội, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt, các mối quan hệ trong công việc, học tập và vui chơi của nhiều người. Bởi vì đôi bàn tay được chúng ta sử dụng nhiều hàng ngày, từ trong công việc cho đến giao tiếp cũng như các hoạt động xã hội khác. Cụ thể, đổ mồ hôi tay gây ra những ảnh hưởng lớn trong công việc và đời sống như:
-
Mồ hôi tay chân bị ra quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tay chân bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc gây kích ứng các vùng da tay làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và bức bối trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
-
Hiện tượng đổ mồ hôi tay chân nhiều quá mức dẫn tới những hạn chế trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mỗi chúng ta. Đôi khi còn khiến cho mọi người cảm thấy tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp. Bởi lẽ, đổ mồ hôi tay quá nhiều có thể hình thành nên những mùi hôi vô cùng khó chịu trên cơ thể chúng ta, làm sao có thể đứng gần để nói chuyện hay bắt tay người khác đây?
-
Mồ hôi tay chân ra quá nhiều khiến cho chúng ta dễ bị ức chế tâm lý, dễ nảy sinh căng thẳng, nóng nảy và dây ảnh hưởng xấu cho các mối quan hệ gia đình và trong công việc.
-
Ngoài ra, tình trạng tăng tiết mồ tay chân và cơ thể cũng có thể là triệu chứng cảnh báo nguy hiểm của một số bệnh lý như: cường giáp, tim mạch, thiếu máu bất sản, lao phổi, tiểu đường, u tuyến yên,… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Mồ hôi tay có bị lây không?
Mồ hôi tay có bị lây không?
Câu trả lời ở đây là Không. Trên thực tế, tình trạng ra mồ hôi tay chân không phải là chứng bệnh có thể lây truyền được từ người này sang cơ thể người kia. Đổ mồ hôi tay chân quá nhiều sẽ khiến cho bạn gặp phải nhiều rắc rối trong công việc và cuộc sống. Thậm chí, chúng ta còn có những nỗi sợ hãi mơ hồ rằng bệnh này sẽ lây lan sang người khác nên đôi khi không dám đứng gần hay mặc chung quần áo của nhau. Cần nhớ rằng, đây là một chứng bệnh xuất hiện ngay từ lúc nhỏ và liên quan đến yếu tố bẩm sinh, di truyền từ các thành viên trong gia đình. Điều này có nghĩa là nếu ông bà, cha mẹ bị chứng đổ mồ hôi tay chân nhiều thì con cháu của họ đương nhiên sẽ có nguy cơ rất cao là sẽ gặp phải tình trạng này. Chính vì vậy, các bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề chứng bệnh ra mồ hôi tay chân có lây truyền cho người khác không. Điều quan trọng mà bạn cần làm đó là tìm cách giảm bớt mồ hôi tay chân để có thể tự tin hơn trong công việc và giao tiếp hàng ngày nhé.
Bị mồ hôi tay nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bị mồ hôi tay nên ăn gì và không nên ăn gì?
Khi mồ hôi ở chân tay và toàn thân bị ra quá nhiều, thậm chí còn dính nhớp và có mùi hôi sẽ khiến cho sinh hoạt của bạn bị xáo trộn, gây ảnh hưởng lớn đến sự tự tin và thần thái của bạn trong cuộc sống. Vậy, nếu chẳng may bị mắc phải chứng bệnh đổ mồ hôi tay thì chúng ta nên ăn uống ra sao cho đúng?
Bị mồ hôi tay không nên ăn gì?
-
Kiêng ăn tỏi: Vì trong củ tỏi có chứa các hợp chất lưu huỳnh nên khi được “nạp” vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất methyl sulfide khi bài tiết ra ngoài cơ thể sẽ biến thành mùi hôi rất khó chịu cho bạn. Đồng thời, việc ăn nhiều tỏi cũng khiến cơ thể sinh nhiệt nhiều, nóng lên và mồ hôi cũng tiết ra với một lượng nhiều hơn. Do vậy, với những người đang gặp phải bệnh ra mồ hôi tay chân nhiều thì tỏi được xem là “khắc tinh” mà bạn nên kiêng.
-
Tránh ăn hành tây: Cũng như việc ăn tỏi, hành tây có vị hăng, cay nên có tác dụng sưởi ấm cơ thể, tăng cường sự lưu thông của máu. Điều này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn và gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi tay chân.
-
Các loại đồ uống có caffeine: Caffeine có nhiều trong các chất kích thích như cà phê, nước trà, đồ uống có chứa cola, ca cao, các loại đồ uống bổ sung năng lượng. Đây sẽ là những chất gây ra sự kích thích tự nhiên đối với hệ thần kinh trung ương, cho nên chúng sẽ làm tăng cường lưu thông máu và nhịp tim, đồng thời tăng huyết áp và đẩy nhanh sự lọc nước của thận. Việc này khiến cơ thể đột ngột nóng lên, hoạt động đào thải mồ hôi sẽ diễn ra mạnh hơn là điều hiển nhiên.
-
Thực phẩm cay, nóng: Việc ăn nhiều đồ ăn cay, nóng như ớt, tiêu, lẩu nóng,… sẽ ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc miệng cũng như sức khỏe nói chung, đồng thời làm tăng sự trao đổi chất, làm cho cơ thể bị nóng lên, từ đó sẽ mồ hôi tay chân cũng đổ nhiều hơn.
-
Rượu, bia: Khi bạn uống nhiều, bia rượu ngấm vào cơ thể sẽ làm cho nhiệt độ tăng nhanh, toàn thân nóng lên và bắt đầu tiết nhiều mồ hôi nhằm đào thải nước càng nhiều càng tốt ra khỏi cơ thể. Do vậy, nếu lỡ uống rượu bia rồi thì bạn chỉ còn cách là uống thêm nhiều nước lọc mà thôi.
Bị mồ hôi tay nên ăn gì?
Bị mồ hôi tay nên ăn gì?
-
Uống nhiều nước để ngăn mồ hôi tay: Đa số mọi người đều lầm tưởng rằng uống nhiều nước sẽ khiến cho cơ thể chúng ta đổ nhiều mồ hôi tay chân hơn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế Việt Nam, việc uống nhiều nước lọc sẽ giúp cơ thể bạn hạ nhiệt nhanh chóng và hạn chế tình trạng mồ hôi tay toát ra.
-
Ăn nhiều trái cây để hạn chế đổ mồ hôi: Trái cây có công dụng tuyệt vời mà đôi khi bạn cũng không ngờ tới đó là hạn chế tiết mồ hôi cơ thể. Vì trong trái cây có chứa đến 80% là nước, việc ăn nhiều trái cây sẽ giúp cung cấp nước và làm mát cho cơ thể. Nếu bạn đang bị chứng bệnh đổ mồ hôi tay chân nên chú ý ăn bổ sung các loại trái cây có nhiều nước cho cơ thể như: dưa hấu, cam, chanh, cà chua, bưởi, nho,… để hạn chế được tình trạng đổ mồ hôi tay nhé.
-
Dầu oliu giúp cơ thể hạ nhiệt: Dầu ô liu là một trong những chất béo lành mạnh có tác dụng làm giảm huyết áp và hạn chế sự hấp thu cholesterol vào cơ thể. Việc dùng dầu oliu thường xuyên sẽ giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động một cách hiệu quả hơn, từ đó cơ thể cũng tạo nhiệt ít hơn. Chính điều này sẽ hỗ trợ việc chữa trị chứng bệnh mồ hôi tay chân ra nhiều của bạn đấy.
-
Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B1: Vitamin B1 có tác dụng đặc biệt là giúp cơ thể hoạt động bình thường và hiệu quả, hạn chế tình trạng tiêu hao nhiệt lượng, từ đó hạn chế các tuyến tiết mồ hôi. Vitamin B1 có nhiều nhất là trong các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt cũng như các loại thức ăn như: thịt, bơ, cá, trứng, khoai lang, đậu Hà Lan, cà rốt,… Nếu bạn muốn bổ sung vitamin B1 qua đường uống thì cần có sự tư vấn của thầy thuốc.
Chữa mồ hôi tay tại nhà
Làm sao để chữa mồ hôi tay tại nhà?
Tình trạng đổ quá nhiều mồ hôi tay chân hay các bộ phận khác không chỉ khiến cho cơ thể cảm thấy vô cùng khó chịu, nhớp nháp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin của bạn trong khi giao tiếp. Ngay bây giờ, hãy chấm dứt tình trạng này một cách triệt để với những cách chữa ra mồ hôi tay chân tại nhà dưới đây nhé:
Chữa mồ hôi tay bằng lá lốt
Từ xa xưa, ông bà ta thường dùng cây lá lốt có sẵn trong vườn nhà để chữa bệnh ra mồ hôi tay nhiều. Có 2 cách làm, cụ thể tiến hành như sau:
-
Cách 1: Dùng lá lốt để ngâm và xông hơi cho tay chân
Chọn những cây lá lốt già (nhớ lấy cả phần rễ, thân và lá) đem rửa thật sạch rồi cắt khúc ngắn khoảng 5 – 10cm, sau đó bỏ vào nồi nước sạch. Bỏ thêm 1 thìa muối vào đó và bắc lên bếp, đun sôi trong vòng 15 phút. Đổ nước lá lốt ra chậu, lấy một tấm vải màn khô và sạch phủ lên, sau đó dùng để xông tay chân trên hơn nóng của nước vừa bốc lên. Xông một lúc cho đến khi nước đã nguội dần đi thì bỏ tay chân vào để ngâm trực tiếp trong chậu khoảng 15 phút. Làm cách này mỗi ngày, thường xuyên trong vòng 2 tuần trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy tình trạng ra mồ hôi tay chân của mình thuyên giảm dần.
-
Cách 2: Đun sắc lá lốt lấy nước uống
Dùng toàn thân cây lá lốt già đem rửa sạch rồi cắt khúc dài khoảng 10cm, bỏ vào rổ sạch đem phơi dưới nắng cho hơi héo. Sau đó, đem cho vào một chiếc chảo nóng, tiến hành sao trên lửa nhỏ cho đến khi cây lá lốt đã chuyển sang màu vàng sẫm. Tiếp đến là hạ thổ bằng cách rải phần lá lốt đã được sao khô lên trên nền đất sạch trong thời gian 2 ngày.
Cần lưu ý là phải che chắn cho cây lá lốt kỹ bằng vải màn hoặc tấm liếp dày để tránh không cho côn trùng, bụi bẩn xâm nhập vào. Cuối cùng, đổ lá lốt đã được hạ thổ xong vào một chiếc lọ thủy tinh sạch để sử dụng dần dần. Mỗi lần dùng như pha trà, tức là lấy khoảng 30gr lá lốt khô đem hãm với 500ml nước sôi và để trong vòng 15 phút. Bằng cách uống nước trà lá lốt mỗi ngày 1 lần, uống liên tục như vậy trong vòng 7 ngày, sau đó tạm dừng 5 ngày rồi lại tiếp tục uống thêm 7 ngày nữa để đạt được hiệu quả trị ra mồ hôi tay chân tốt nhất.
Mồ hôi tay chân ngâm nước muối
Muối được biết đến với công dụng diệt khuẩn, kháng viêm, làm khô da, hỗ trợ hiệu quả cho bạn trong việc chữa chứng bệnh ra mồ hôi nhiều ở tay chân. Bạn chỉ cần dùng nước muối loãng, ấm để ngâm tay chân mỗi ngày, mỗi lần ngâm trong vòng 15 phút là sẽ giảm các triệu chứng đổ mồ hôi tay chân một cách hiệu quả. Khi dùng nước muối để ngâm chân tay, bạn có thể giã thêm 1 củ gừng cho vào để có thể giảm mùi hôi chân tay một cách đáng kể.
Trị mồ hôi tay bằng phấn rôm
Sử dụng bột phấn rôm trẻ em từ lâu đã được xem là một trong những phương pháp loại bỏ mồ hôi tay chân cho bạn vô cùng đơn giản và hiệu quả. Vì phấn rôm giúp hấp thụ độ ẩm tối đa và ngăn ngừa được mồ hôi tiết ra ở lòng bàn tay, đồng thời còn giúp trung hòa mùi hôi trên tay, không gây khó chịu cho da. Chỉ cần bạn sử dụng 1 lượng nhỏ bột phấn rôm trẻ em bỏ vào lòng bàn tay và tiến hành xoa đều một cách đều đặn, nhẹ nhàng một lát là lập tức mồ hôi tay đã biến mất. Do vậy, một số bạn gái còn truyền tai nhau 1 mẹo nhỏ, đó là mang thêm 1 lọ phấn rôm trẻ em trong túi xách để có thể sử dụng bất cứ khi nào mình muốn.
Các phương pháp trị mồ hôi tay chân hiện nay
Các phương pháp trị mồ hôi tay chân hiện nay
Ra mồ hôi tay chân tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó lại gây ra rất nhiều bất lợi, rắc rối cho bạn trong sinh hoạt, đồng thời ảnh hưởng đến tâm lý của hầu hết người bệnh, đặc biệt là mỗi khi cần phải giao tiếp với người khác hay đơn giản là cầm bút viết. Đối với sức khỏe con người, chứng ra nhiều mồ hôi còn làm cho cơ thể bị mất nước, thiếu hụt muối và nhanh chóng mệt mỏi. Dưới đây là một số phương pháp điều trị chứng bệnh ra nhiều mồ hôi chân tay hiệu quả nhất.
Thuốc chữa mồ hôi tay chân
-
Chữa mồ hôi tay chân theo Tây y
– Thuốc uống được dùng để ngăn mồ hôi nhóm kháng cholinergic thường dùng như pro-banthine hoặc thuốc glycopyrrolate, thuốc chẹn beta: Có thể làm giảm tình trạng tiết mồ hôi ở tay, chân và toàn thân, đồng thời làm giảm quá trình bài tiết của các tuyến khác, tránh gây ra tình trạng khô miệng, rối loạn chức năng bàng quang (chẳng hạn như bí tiểu hoặc tiểu mất tự chủ), mắt mờ, nhịp tim đập nhanh,… Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm tiết mồ hôi hiệu quả chỉ trong vòng từ 4 – 6 giờ. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc chỉ kéo dài được trong vài tiếng đồng hồ. Khi thuốc đã bị chuyển hóa và nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể thì cũng hết tác dụng, cho nên tuyến mồ hôi dễ dàng hoạt động trở lại. Đồng thời, các loại thuốc này gây tác dụng phụ như: làm giảm tim đập quá mức, gây tình trạng khó thở, làm rối loạn giấc ngủ,… không nên lạm dụng nhiều.
– Thuốc tiêm trị ra nhiều mồ hôi botulinum: Tuy có hiệu quả giảm ra mồ hôi tức thời nhưng lại gây đau nhức ở vị trí tiêm kèm theo các triệu chứng khó chịu như: buồn nôn, yếu cơ, chóng mặt, nhìn đôi, mí mắt sụp,… Do vậy, với những bệnh nhân chỉ bị đổ mồ hôi nhiều ở tay chân thì các bác sỹ chuyên khoa thường ưu tiên lựa chọn các loại thuốc điều trị ra mồ hôi tại chỗ vì thuốc này ít gây ảnh hưởng đến toàn thân, đồng thời hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng.
-
Chữa mồ hôi tay chân theo Đông y
Trong Đông y, một số vị thuốc được sử dụng nhiều nhất để điều trị chứng bệnh mồ hôi tay chân nhiều, chẳng hạn như: Hoàng kỳ, Thiên môn đông, Sơn thù du,… tất cả các loại thảo dược này được tích hợp trong 1 loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên là Hòa Hãn Linh. Đây là viên uống Đông y giúp hỗ trợ làm giảm mồ hôi cả tay chân và toàn thân với ưu điểm vượt trội là hiệu quả lâu dài, tiết kiệm thời gian, không tốn công sắc như các loại thuốc thảo dược thông thường. Những ai đang bị chứng đổ mồ hôi tay chân làm ảnh hưởng đến cuộc sống thì có thể tham khảo sử dụng sản phẩm trên.
Xịt ngăn mồ hôi tay chân
Những sản phẩm trị mồ hôi tay chân dạng xịt hiện đang được bán trên thị trường cực kỳ tiện lợi cho người dùng, có tác dụng đặc trị các bệnh lý liên quan đến sự tăng tiết mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi ở tay chân và vùng nách. Xịt ngăn mồ hôi tay chân thường được tổng hợp, bào chế từ các thành phần thảo dược thiên nhiên nổi tiếng với công dụng chủ yếu là đặc trị các bệnh đổ nhiều mồ hôi ở tay chân, chẳng hạn như: lá lốt, mẫu lệ, trà xanh, hoa hồi, quế, kinh giới, ba chạc,..
Các loại thuốc xịt ngăn mồ hôi tay chân không những giúp cho cơ thể điều hòa hoạt động của hệ thần kinh giao cảm nhằm mục đích làm giảm tình trạng tiết mồ hôi ở tay chân và nách mà còn cải thiện hiệu quả tình trạng khô sần, bong tróc da ở bàn tay và chân. Cách sử dụng xịt ngăn mồ hôi tay chân cực kỳ đơn giản:
-
Dùng nước muối ấm để rửa tay và chân cho sạch sẽ rồi lau khô bằng khăn khô, mềm và sạch.
-
Xịt thuốc ngăn mồ hôi tay chân trực tiếp vào bàn tay, bàn chân và tiến hành massage trong khoảng từ 3 – 5 phút để cho các loại thảo dược thẩm thấu sâu vào bên trong da.
-
Sau khi xịt thuốc, nên ngồi thả lỏng để cho tâm lý được thư giãn, thoải mái.
-
Nên kiên trì sử dụng xịt ngăn mồ hôi tay thường xuyên mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Hút mồ hôi tay
Hút mồ hôi tay
Để giúp thấm hút mồ hôi, giữ cho tay chân được khô ráo ngay lập tức, những sản phẩm thuốc bôi để hút mồ hôi sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Các loại thuốc hút mồ hôi này thường có thành phần chủ yếu là muối nhôm hoặc một số loại thảo mộc có nguồn gốc từ đông y như lá lốt, chè xanh, kinh giới, hoa hồi, mẫu lệ,… Cơ chế hoạt động của thuốc là làm săn, se khô bề mặt da, bít kín các lỗ chân lông để ngăn ngừa và làm giảm lượng mồ hôi được bài tiết thông qua da.
Cách sử dụng như sau: Sau khi đã rửa sạch, lau thật khô tay chân, bạn dùng thuốc để thoa trực tiếp lên trên da. Tốt nhất là nên sử dụng thuốc bôi để hút mồ hôi vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể bôi lại nhiều lần cho đến khi mồ hôi trên tay chân đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, trong quá trình vệ sinh tay chân sẽ làm rửa trôi thuốc trên da khiến cho hiệu quả của phương pháp này không được lâu dài mà chỉ là tạm thời, sau đó tuyến mồ hôi tăng cường bài tiết trở lại như trước.
Cắt tuyến mồ hôi tay
Việc cắt hạch giao cảm ở tuyến mồ hôi tay cũng là một phương pháp khá hiệu quả trong việc điều trị bệnh ra mồ hôi tay. Phương pháp phẫu thuật này được áp dụng cụ thể như sau: tiến hành cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị chứng bệnh tăng tiết mồ hôi ở bàn tay, bàn chân. Khi đó, các bác sĩ sẽ loại bỏ hạch giao cảm ngực bằng cách phẫu thuật cắt trực tiếp hay tiêm huyết thanh nóng vào để chúng tự tiêu hủy. Mặc dù được đánh giá là có tác dụng nhanh và hiệu quả nhưng phương pháp này vẫn tồn tại một số rủi ro, biến chứng như: hội chứng Horner (bao gồm sụp mí mắt và làm tăng tình trạng tiết mồ hôi bù trừ), đau dây thần kinh giao cảm,… Hơn nữa, khi người bệnh được đã được ngừng tiết mồ hôi hoàn toàn bằng phẫu thuật ở hai bàn tay sẽ làm cho da tay trở nên sần sùi, đôi khi còn đóng vảy, khô ráp rất khó chịu.
Chữa mồ hôi tay chân bằng điện di ion
Chữa mồ hôi tay chân bằng điện di ion
Điện di ion được biết đến là một phương pháp đặc hiệu nhằm điều trị mồ hôi tay chân hiện đang được khá nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là sử dụng dòng điện với cường độ thấp để ngăn ngừa, ức chế hiệu quả quá trình bài tiết của bộ phận tuyến mồ hôi nằm ngay dưới da.
Cách tiến hành điện di ion như sau: Đặt bàn tay, bàn chân của người bệnh vào khay điện di đã được chứa sẵn nước, sau đó nhấn nút để lựa chọn cường độ dòng điện và cài đặt thời gian trị liệu cần thiết. Thông thường cường độ sẽ là 10 miliampe và thời gian là 20 – 30 phút/ lần trị liệu, tiếp đến nhấn nút để khởi động máy. Thực hiện điện di ion từ 3 – 5 lần/ tuần sẽ đạt được hiệu quả, mồ hôi chân tay bắt đầu giảm chỉ sau thời gian từ 2 – 4 tuần. Khi điều trị đã đạt được hiệu quả, bạn có thể giảm số lần điện di ion xuống dần dần, nhưng cần phải thường xuyên duy trì phương pháp này, vì nếu ngừng trị liệu thì tuyến mồ hôi sẽ lại tăng tiết trở lại.
Một số tác dụng phụ mà người bệnh hay gặp khi dùng phương pháp điện di ion đó là ngứa ngáy, cảm giác tay chân tê rân rất khó chịu. Đặc biệt, đối với những người có tiền sử bị bệnh tim, bệnh động kinh, chứng co giật hoặc người đang ghép máy tạo nhịp tim thì không thể áp dụng điện di ion được.
Máy trị mồ hôi tay chân
Máy trị mồ hôi tay chân
Máy điều trị mồ hôi tay chân Liplop MS01 áp dụng phương pháp điện ion (Ionophorese) tiên tiến, hiện đại bậc nhất hiện nay. Đây là phương pháp điều trị mồ hôi tay chân có hiệu quả và an toàn tuyệt đối, không gây ra những tác dụng phụ hay bất kỳ rủi ro nào cho sức khỏe của người bệnh. Sản phẩm được giới Y khoa Việt Nam, đặc biệt là các bệnh viện trên toàn quốc sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc phải chứng bệnh gây nhiều phiền toái đó là tăng tiết mồ hôi. Đây cũng là sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng nhất vì hiện nay đa số người bệnh thường mắc chứng ra nhiều mồ hôi tại vị trí tay và chân.
Máy Liplop MS01 hoạt động theo nguyên tắc: Khi người sử dụng tiến hành ngâm chân tay, máy sẽ hướng một dòng điện vô cùng nhẹ với cường độ 10 mA chạy qua da ở ngay trong nước, đồng thời làm vô hiệu hóa sự liên kết giữa các dây thần kinh trong cơ thể và tuyến mồ hôi ở trong lòng bàn tay, bàn chân, từ đó làm giảm sự tiết mồ hôi ở tay chân người bệnh.
Cách sử dụng máy Liplop MS01 vô cùng đơn giản:
-
Bước 1: Bật công tắc nguồn điện ở phần thân của máy Liplop MS01.
-
Bước 2: Chọn chế độ sử dụng lần 1.
+ Màn hình hiển thị máy MS01 sẽ nhấp nháy hiển thị nút 2 chấm (:) ngay bên cạnh chữ MA (có nghĩa là máy đang ở chế độ lựa chọn dòng điện).
+ Bấm nút cảm ứng biểu thị Giảm (-) hoặc nút Tăng (+) để lựa chọn dòng điện và chế độ điều trị.
+ Với người mới sử dụng máy lần đầu thì nên chọn dòng điện có cường độ từ 3 –> 5MA. Khi chúng ta đã quen với dòng điện này (tức là sử dụng sau 1 tuần) thì có thể lựa chọn cường độ ở mức cao hơn để máy có tác dụng điều trị nhanh hơn.
-
Bước 3: Chọn chế độ sử dụng lần 2.
+ Màn hình hiển thị lúc này sẽ nhấp nháy một biểu tượng hình chữ nhật, tức là đang yêu cầu bạn lựa chọn chế độ để điều trị tiết mồ hôi.
+ Bấm chọn nút cảm ứng biểu thị Giảm (-) hoặc Tăng (+) để tiến hành lựa chọn chế độ điều trị mồ hôi cho phù hợp: Tay, Chân, Auto1 hoặc Auto 2.
+ Tay: Thời gian điều trị tối đa là 30 phút, sau 15 phút điều trị thì bạn phải bấm nút Đảo chiều.
+ Chân: Thời gian điều trị tối đa là 40 phút, sau 20 phút điều trị bạn cần phải bấm nút Đảo chiều.
+ Auto 1: Là nút dành riêng cho bàn tay, có thời gian điều trị tối đa là 30 phút, sau 15 phút máy sẽ tự động tiến hành Đảo chiều dòng điện. Sau khi kết thúc thời gian điều trị cho bàn tay thì máy sẽ tự động tắt.
+ Auto 2: Là nút chỉ dành riêng cho bàn chân, có thời gian điều trị tối đa là 30 phút, sau 15 phút thì máy sẽ tự động tiến hành Đảo chiều dòng điện. Sau khi kết thúc thời gian điều trị cho bàn chân thì máy sẽ tự động tắt.
-
Bước 4: Chọn chế độ sử dụng lần 3.
-
Bước 5: Bắt đầu sử dụng như sau:
+ Làm ẩm ướt cho các miếng mút phụ kiện của máy.
+ Đặt bàn tay hoặc bàn chân vào phần mút bên trong của máy.
+ Khi mới tiếp xúc với chân hoặc tay, máy sẽ tăng cường độ từ 0 MA cho đến khi đạt tới dòng điện mà người dùng đã bấm lựa chọn trước đó và duy trì như vậy đến khi tắt máy.
-
Bước 6: Sau khi điều trị mồ hôi tay chân xong, bạn hãy vệ sinh máy cho sạch sẽ, chú ý phơi khô tất cả các phụ kiện rồi mới đem cất.
Trong tuần đầu tiên, bạn nên sử dụng máy điều trị mồ hôi MS01 tối đa là 5 buổi/ tuần và mỗi buổi cần kéo dài ít nhất là 10 – 20 phút. Sang đến tuần thứ hai, chân tay của bạn đã gần như giảm tiết mồ hôi và khô hẳn. Sau đó, tùy từng điều kiện, bạn sẽ tiếp tục duy trì điều trị từ 1 – 2 lần/ tuần tùy ý.
Nếu có bất kỳ phản hồi nào về Máy điều trị mồ hôi tay chân Liplop MS01, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0968876430 – 0906200080 hoặc địa chỉ: Số 12/ 59 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội để được hỗ trợ.