Cách đuổi muỗi tận gốc, tự nhiên, hiệu quả trong vườn, trong nhà
Thời tiết giao mùa cũng là lúc muỗi sinh sôi mạnh nhất, mang đến nhiều căn bệnh phiền toái, đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ. Nếu bạn lo ngại việc dùng thuốc xịt muỗi ảnh hưởng đến sức khỏe, thì hãy cùng Tiki tham khảo những cách đuổi muỗi hiệu quả bằng nguyên liệu tự nhiên dễ tìm dưới đây.
> > > Tham khảo thêm:
1. Tinh dầu đuổi muỗi
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại tinh dầu có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả. Nếu bạn quá bận rộn, không có thời gian tự điều chế hương liệu thì có thể mua những chai tinh dầu có sẵn để sử dụng. Lưu ý hãy nghiên cứu kỹ thành phần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe khi dùng nhiều. Nếu gia đình có trẻ em hãy chọn những tinh dầu organic, có thành phần tự nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Một số cách sử dụng tinh dầu đuổi muỗi thông dụng:
- Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu: Nhỏ vài giọt vào máy khuếch tán để mùi hương tinh dầu lan tỏa khắp phòng.
- Pha tinh dầu vào nước lau nhà: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước cuối khi lau nhà sẽ giúp sàn nhà sạch thơm nhẹ nhàng và đuổi muỗi hiệu quả.
- Xịt tinh dầu: Trộn hỗn hợp nước ấm với tinh dầu theo tỷ lệ 70 – 30, cho vào bình xịt và xịt khắp phòng. Cách làm này vừa có thể đuổi muỗi, lại đuổi được những loại côn trùng khác như bọ, kiến,…
Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để đuổi muỗi an toàn (Nguồn: Internet)
2. Dầu gió
Ngoài công dụng dùng để xoa bóp, có thể tận dụng chai dầu gió có sẵn trong gia đình để đuổi muỗi hiệu quả. Cách dùng dầu gió để đuổi muỗi rất đơn giản như sau:
- Bôi trực tiếp lên da: Đây là cách đơn giản và nhanh nhất để tận dụng dầu gió đuổi muỗi. Mùi hương của dầu gió sẽ khiến muỗi và các loại côn trùng khác có xu hướng tránh xa.
- Mở nắp, để hương dầu gió lan tỏa tự nhiên: Bạn có thể đặt chai dầu vào một góc nào đó và ngay hướng gió, mở nắp để hương dầu tự khuếch tán trong không gian. Giải pháp này có thể thay thế cách bôi lên da nếu bạn không chịu được độ nóng của dầu.
- Bôi dầu gió lên cánh quạt: Nếu không gian sinh hoạt của bạn đang sử dụng quạt gió, giải pháp này sẽ giúp hương dầu gió nương theo cánh quạt lan tỏa khắp nơi.
> > > Tham khảo thêm:
Sử dụng các chai dầu gió có sẵn trong nhà để đuổi muỗi (Nguồn: Internet)
3. Trồng cây diệt muỗi
Trồng cây là giải pháp thân thiện với môi trường được khuyến khích nhiều nhất. Nếu bạn có sở thích trồng cây, có thể tận dụng những loại cây vừa có tác dụng đuổi muỗi để mang lại hiệu quả một công đôi việc.
Có rất nhiều cây có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng, rất dễ trồng và không tốn quá nhiều công chăm sóc. Nếu trồng xung quanh vườn nhà, bạn có thể chọn các loại cam, chanh, sả, gừng, bạc hà, tía tô đất,… Nếu trồng trong nhà để làm tiểu cảnh, bạn có thể trồng những chậu nhỏ như: Nhất mạt hương (sen đá lá thơm), hương thảo, khuynh diệp, tuyết tùng,…
Chọn các loại cây có tác dụng đuổi muỗi để trồng quanh vườn nhà (Nguồn: Internet)
4. Bã cà phê
Muỗi là loài có khứu giác rất nhạy với mùi hương và đặc biệt kỵ với hương nồng như cà phê. Tận dụng lại những bã cà phê đã qua pha chế để đuổi muỗi là giải pháp rất tiết kiệm và hiệu quả. Mùi cà phê lại không gây hại cho sức khỏe nên đảm bảo được an toàn cho các thành viên trong gia đình:
Cách đuổi muỗi bằng bã cà phê như sau:
- Bước 1: Dùng lon rỗng hoặc tờ giấy bạc, đổ bã cà phê vào và nén chặt.
- Bước 2: Đặt những lon này vào vị trí góc nhà và gầm giường ngủ.
- Bước 3: Dùng que diêm đốt bã cà phê trong lon mỗi khi cần xông phòng. Lưu ý cần mở cửa phòng để thông thoáng, muỗi và côn trùng bay ra ngoài.
Tận dụng bã cà phê làm nguyên liệu đuổi muỗi (Nguồn: Internet)
5. Sử dụng vỏ cam, vỏ quýt, vỏ bưởi khô
Tinh dầu tiết ra từ vỏ bưởi, cam, quýt rất dễ ngửi với con người, nhưng lại khiến các loài côn trùng rất kỵ và có xu hướng tránh xa. Hãy tận dụng những vỏ của 3 loại trái cây này để làm nguyên liệu đuổi muỗi đơn giản tại nhà. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Các loại vỏ cam, quýt, bưởi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc bỏ vào lò sấy để sấy khô.
- Bước 2: Dùng dây thừng cột lại thành từng nắm ở một đầu và treo lên. Chọn những vị trí gần cửa thông gió, cửa ra vào hay cửa sổ để không bị ngột ngạt.
- Bước 3: Đốt cháy một đầu còn lại khi cần xông phòng đuổi muỗi.
Tận dụng vỏ cam, quýt phơi khô để đuổi muỗi khi cần (Nguồn: Internet)
6. Tỏi
Mùi hăng nồng bốc ra từ tỏi sẽ khiến những loài muỗi và côn trùng nhanh chóng “cao chạy xa bay”. Sử dụng tỏi làm hương liệu đuổi muỗi sẽ không phải tốn kém mà lại rất dễ thực hiện. Có 2 cách đuổi muỗi bằng tỏi thường được dùng dưới đây:
- Bôi tỏi lên da: Đây là cách thường được dùng thời xưa để đuổi muỗi cho trẻ nhỏ. Bằng cách bôi nước tỏi lên da sẽ dễ dàng xua đuổi muỗi, bọ, kiến tới gần. Nước tỏi cũng rất lành tính và không phải lo lắng làn da của trẻ bị kích ứng.
- Xịt phòng bằng dung dịch tỏi: Nấu sôi nước và 1 – 2 củ tỏi gọt vỏ cho đến khi tỏi đã mềm và ngửi được mùi nồng bay ra. Sau đó cho vào bình xịt và xịt vào gian phòng mỗi khi cần đuổi muỗi.
Mùi nồng từ tỏi là “khắc tinh” của muỗi (Nguồn: Internet)
7. Sả
Sả rất dễ trồng và cũng dễ mua. Mùi hương của sả luôn khiến tâm hồn thư thái, được ví như máy lọc không khí rất hiệu quả. Đây cũng là mùi hương mà loài muỗi kỵ nhất. Những cách đuổi muỗi bằng sả đơn giản như sau:
- Treo 1 bó sả ở góc tường: Đây là cách đơn giản nhất cho những ai bận rộn không có thời gian. Chỉ cần lấy 1 bó sả, quấn lại gọn gàng và treo ở một góc trong phòng, mùi hương tỏa ra từ nhánh sả tuy ít, nhẹ nhàng nhưng cũng đủ khiến muỗi không muốn tới gần khu vực này.
- Xịt phòng bằng nước sả: Nấu sôi nước sả cho đến khi cảm nhận được mùi hương, bỏ vào bình xịt và dùng để xịt phòng khi cần.
- Sử dụng tinh dầu sả: Chọn mua những loại tinh dầu có chiết xuất từ sả, nhỏ vào máy khuếch tán tinh dầu mỗi khi cần xông phòng đuổi muỗi.
Sả là nguyên liệu hàng đầu để đuổi muỗi (Nguồn: Internet)
8. Máy hút bụi
Những khu vực góc khuất khó vệ sinh, môi trường ẩm thấp như cạnh bàn, gầm giường,… là môi trường lý tưởng để muỗi và các loại côn trùng khác “trú ngụ” và sinh sôi. Những hạt bụi mịn cũng không dễ quét dọn sạch sẽ bằng các dụng cụ vệ sinh thông thường.
Ở những nơi này, có thể tận dụng máy hút bụi để dọn dẹp sạch sẽ và hút muỗi vào túi lọc của máy. Lưu ý cần bậc công suất lớn mới đủ khả năng hút được những loại côn trùng có cánh như muỗi, ruồi, nhặng,…
Bật máy hút bụi công suất lớn để hút muỗi và côn trùng (Nguồn: Internet)
9. Băng Urgo kết hợp tinh dầu, dầu gió
Băng dán cá nhân Urgo ngoài tác dụng dán lên bề mặt vết thương để cầm máu, chống viêm, chúng còn có thể dùng để đuổi muỗi hiệu quả khi kết hợp với tinh dầu hay dầu gió. Cách làm đơn giản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 2 – 4 băng cá nhân Urgo, tinh dầu hoặc dầu gió.
- Bước 2: Tháo các miếng băng Urgo, nhỏ vài giọt tinh dầu hoặc dầu gió vào phần giữa của miếng dán.
- Bước 3: Dán lên khung bao phía trước quạt điện.
- Bước 4: Bật quạt quay để tận dụng sức gió từ cánh quạt khuếch tán mùi hương của tinh dầu, dầu gió vào không gian xung quanh.
Dùng các băng cá nhân thấm dầu gió dán lên khung quạt (Nguồn: Internet)
10. Chanh và hoa đinh hương
Chanh kết hợp với hoa đinh hương cũng là một giải pháp đuổi muỗi rất hiệu quả mà không nhiều người biết đến. Hoa đinh hương rất dễ tìm mua ở những tiệm thuốc nam hoặc thuốc bắc, giá thành tương đối rẻ. Để thực hiện, bạn làm theo các bước hướng dẫn sau:
- Bước 1: Chuẩn bị vài quả chanh và một ít hoa đinh hương khô.
- Bước 2: Bổ đôi quả chanh, lấy từng hoa đinh hương khô cắm dày lên phần thịt của các phần quả chanh.
- Bước 3: Đặt phần chanh có cắm đinh hương ở những góc nhà thường xuyên có muỗi. Bạn cũng có thể đặt vào các chậu hoặc lon rỗng để giữ vệ sinh.
Lấy hoa đinh hương khô cắm lên thịt quả chanh để đuổi muỗi (Nguồn: Internet)
11. Cửa lưới, cửa nguyên khối chống muỗi
Hiện nay, các thiết kế nhà ở hiện đại thường lắp đặt lưới chống muỗi để tạo nên không gian sinh sống “cách ly” hoàn toàn với muỗi và các loại côn trùng. Nếu các giải pháp xông phòng phải lặp đi lặp lại nhiều lần thì việc lắp đặt cửa lưới chống muỗi sẽ tiết kiệm được thời gian rất nhiều cho việc này.
Ở các căn chung cư cao tầng, cửa lưới chống muỗi còn mang đến tác dụng cản bụi và các luồng gió lớn vào nhà. Các loại cửa lưới chống muỗi được thiết kế phù hợp với hầu hết các vị trí lắp đặt. Ngoài ra, giá của các dòng cửa lưới cũng rất đa dạng, tương thích với chất liệu, đáp ứng được nhu cầu và khả năng tài chính của từng gia đình.
Mẫu lắp đặt cửa lưới chống muỗi cho thiết kế nhà ở hiện đại (Nguồn: Internet)
12. Vợt điện
Một thiết bị điện cầm tay, có hình dáng như cây vợt tennis, bao bọc bằng lưới điện giúp diệt muỗi nhanh chóng. Vợt điện không còn xa lạ với các gia đình hiện nay, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ.
Vợt điện với giá thành cũng không quá cao, có thể sạc pin để sử dụng được nhiều lần. Đây là thiết bị diệt muỗi cực nhanh chóng và rất tiện dụng.
Vợt điện diệt muỗi rất thông dụng (Nguồn: Internet)
13. Bẫy bắt muỗi
Muỗi định vị vật đốt bằng lượng khí CO2 mà người hay vật đó thải ra. Căn cứ theo nguyên lý này có thể tự chế ra các loại bẫy thải ra khí CO2 để thu hút và bắt muỗi. Cách làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu như: Chai nhựa, đường, baking soda hoặc men nở, nước ấm, giấy báo.
- Bước 2: Cắt 1/3 chai nước, cho vào 200ml nước ấm và 50g đường vào khuấy tan. Chờ nước nguội thì cho tiếp 5g baking soda vào.
- Bước 3: Dán băng keo lại và úp ngược chai xuống.
- Bước 4: Bọc giấy báo xung quanh cho kín chai, để chai vào góc tối để nhử muỗi và côn trùng.
Tự làm bẫy bắt muỗi bằng baking soda (Nguồn: Internet)
14. Nước rửa chén bát, nước xả vải, nước lau nhà
Nước rửa chén bát và các loại nước xả vải đều có tính kiềm, có tác dụng phân hủy trứng muỗi rất nhanh. Hơn nữa, những mùi hương của nước rửa chén, nước xả vải sẽ tự thu hút muỗi. Để tận dụng đặc tính này, bạn dùng khoảng 2 muỗng nước rửa chén, hòa vào bát nước sạch rồi để ở nơi có nhiều muỗi để nhử và thu hút chúng.
Nước lau nhà chứa những thành phần tự nhiên như chanh, sả cũng có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả. Bạn có thể tận dụng chúng, vừa làm sạch và khô thoáng sàn nhà, vừa giúp xua đuổi côn trùng tránh xa.
Sử dụng nước rửa chén để diệt muỗi sinh sôi (Nguồn: Internet)
15. Húng quế
Húng quế cũng là một loại thảo mộc thiên nhiên dễ mua, dễ trồng và có tác dụng đuổi muỗi rất tốt. Có nhiều cách sử dụng húng quế để đuổi muỗi như sau:
- Bôi tinh dầu húng quế lên da: dùng tay vò hoặc chày để giã nhuyễn nấm húng quế khi có tinh dầu tiết ra thì bôi trực tiếp lên da.
- Xịt phòng bằng nước húng quế: Nấu sôi khoảng 300gr lá húng quế với nước lọc. Sau đó bỏ vào bình xịt và xịt xông phòng khi cần.
- Trồng húng quế: Trồng húng quế quanh nhà là giải pháp đuổi muỗi sân vườn hiệu quả.
Mùi hương lá húng quế khiến muỗi tránh xa (Nguồn: Internet)
16. Long não
Long não rất thường được dùng để khử mùi hôi và ẩm mốc trong các gian phòng. Đây cũng là sản phẩm đuổi muỗi hiệu quả. Mùi hương tỏa ra từ long não rất nồng, khiến muỗi bị ngợp nên chúng luôn có xu hướng tránh xa.
Cây long não khử mùi và đuổi muỗi hiệu quả (Nguồn: Internet)
17. Nến
Sử dụng nến thơm hiện nay cũng rất được các bạn trẻ ưa chuộng. Mùi hương tỏa ra từ nến thơm sẽ khiến tinh thần thư thái. Đốt nến thơm có chiết xuất từ chanh, sả, bạc hà,… là cách đuổi muỗi rất tiện lợi. Cùng với sức nóng của nến, mùi hương sẽ được khuếch tán tối đa, các loại côn trùng sẽ không muốn đến gần những khu vực khó chịu cho chúng như thế này.
Nên sử dụng các loại nến thơm từ thiên nhiên để đuổi muỗi (Nguồn: Internet)
Lưu ý khi áp dụng các cách đuổi muỗi tự nhiên tại nhà
Khi sử dụng các phương pháp đuổi muỗi tự nhiên, bạn cũng cần lưu ý kết hợp những điều sau để diệt muỗi tận gốc, tạo hàng rào tách biệt cho không gian sống khỏi những loài côn trùng gây hại:
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để giữ không gian sống luôn sạch sẽ và khô thoáng.
- Loại bỏ hoàn toàn những khu vực trú ẩn của ruồi, muỗi như: Xô, chậu, máng cũ, các chậu uống nước của vật nuôi,…
- Sử dụng màn khi ngủ: Những khu vực có địa hình thấp sẽ rất khó để loại bỏ muỗi hoàn toàn. Vì vậy, khi đi ngủ cần buông màn để đảm bảo không bị muỗi đốt, mang đến những dịch bệnh không mong muốn.
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên góp phần xua muỗi tránh xa (Nguồn: Internet)
Bài viết trên đây là chia sẻ tất cả những phương pháp đuổi muỗi thông dụng và dễ làm. Sử dụng các cách đuổi muỗi trên vừa mang đến hiệu quả nhanh chóng, tiết kiệm, lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đừng quên truy cập Tiki Blog để tham khảo những mẹo hữu ích cần thiết cho cuộc sống hằng ngày bạn nhé.