Cách điều trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Mục Lục
Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
là hiện tượng nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài tạo thành một khối lồi ở quanh vùng rốn và có thể chứa dịch hoặc một phần nội tạng như ruột và một số cơ quan khác từ ổ bụng. Cùng chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tìm hiểu cách điều trị khi bé bị thoát vị rốn trong bài này nhé!
1Vì sao trẻ bị thoát vị rốn?
Trong thời gian mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ ở cơ bụng của bé và được cắt khi bé sinh ra. Trong 1 – 2 tuần sau sinh, cuống rốn teo dần và tự rụng, vết thương lành và tạo thành rốn. Khi đó, lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ dần đóng lại theo thời gian. Do đó, thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là do cơ bụng nơi dây rốn của bé đi không được đóng kín.
Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ cách chăm sóc con khi thấy
: Mách mẹ cách chăm sóc con khi thấy rụng rốn ở trẻ sơ sinh
Trẻ sinh non sẽ dễ bị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
2Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Hiện tượng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm nhiều vì cơ thể bé có cơ chế tự làm khỏi bệnh để bé thích nghi và trở về trạng thái bình thường.
Trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn có thể gặp nguy hiểm khi một phần ruột lồng vào trong khối thoát vị bị nghẹt không nhu động ra ngoài được. Hậu quả là máu không lưu thông được, lâu ngày sẽ làm nhiễm trùng ổ bụng. Nếu thấy trẻ bị nôn liên tục, đau bụng, trẻ quấy khóc đêm thì nên đưa con đến bệnh viện để cấp cứu ngay.
Có thể bạn quan tâm: Bật mí cách
: Bật mí cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh để tránh bị nhiễm trùng
3Dấu hiệu thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Mẹ có thể nhìn thấy một khối tròn nổi lên tại vị trí rốn và có thể cảm nhận được khi sờ vào mà không làm trẻ đau. Khi bé ho, khóc, ưỡn người ngồi dậy thì khối thoát vị to lên. Ngược lại, khi bé được thư giãn thì khối thoát vị nhỏ lại hoặc có thể biến mất.
Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến về thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh:
-
Bụng trẻ có vẻ to, tròn và đầy hơn một cách bất thường
-
Vùng da trên khối thoát vị trở nên sưng phù lên và đỏ
-
Bé khóc ngằn ngặt hoặc tỏ ra vô cùng đau đớn
-
Trẻ bị sốt
-
Trẻ nôn
-
Bé gặp khó khăn khi đi ngoài hoặc không đi ngoài
-
Xuất hiện máu trong phân
Có thể bạn quan tâm: Nhận biết
: Nhận biết phân của trẻ sơ sinh khi bú mẹ để biết sức khỏe của con
Trẻ quấy khóc liên tục là triệu chứng của thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
4Cách điều trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Để điều trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh, mẹ hãy áp những cách sau nhé:
- Để thoát vị rốn tự khỏi:
Ba mẹ không cần can thiệp vì hầu hết các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi. Vì khi bé lớn lên, cơ thành bụng khỏe hơn và dễ dàng đóng kín lỗ hổng thành bụng, từ đó thoát vị sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, một số bé sẽ tự khỏi thoát vị rốn khi được 4 – 5 tuổi.
- Không áp dụng cách trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh thiếu khoa học:
Việc dùng băng dính, đồng xu dán lên vùng thoát vị gây
nhiễm trùng đường tiêu hóa
và ngăn cản máu tới nuôi tổ chức bên trong khối thoát vị. Thay vào đó, hãy để lỗ hổng thành bụng gây thoát vị tự đóng sẽ an toàn hơn.
- Phẫu thuật:
Khi bé được thăm khám, bác sĩ sẽ tìm cách đẩy khối thoát vị vào ổ bụng, điều mà ba mẹ không tùy tiện làm được. Để thực hiện, các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ tại chân rốn. Khi đó, các mô đệm thoát vị sẽ quay trở lại khoang bụng gọn gàng. Căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em này sẽ khỏi hẳn mà không tái phát.
5Mẹo dân gian chữa thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
-
Đảm bảo sạch sẽ vùng rốn của trẻ: Sau khi tắm, dùng tăm bông hoặc khăn xô tẩm dung dịch vệ sinh rốn và lau nhẹ nhàng từ trước ra sau gốc rốn, sau cùng là vùng ngoài da xung quanh rốn. Không nên dùng phấn rôm hay thoa bất kỳ loại thuốc nào lên rốn của bé.
-
Massage rốn và tránh hoạt động gây lồi rốn: Việc massage quanh rốn và quấn bụng con không quá chật sẽ làm giảm bệnh hiệu quả. Mặc quần áo trẻ sơ sinh thoải mái để bảo vệ rốn. Hạn chế việc bé cười hoặc khóc quá to vì sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng gây thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh.
Có thể bạn quan tâm: Cách
: Cách massage cho trẻ sơ sinh để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu
-
Bổ sung dinh dưỡng đúng cách: Do nuôi con bằng sữa mẹ nên cần đảm bảo nguồn sữa tốt. Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, sữa chua,… để bé bú vào dễ tiêu hóa. Ngoài ra, khi bé đi vệ sinh cũng dễ dàng hơn, không cần phải rặn nhiều, từ đó tránh ảnh hưởng đến phần rốn.
Mẹ ăn sữa chua tiêu hóa tốt hạn chế thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Có thể bạn quan tâm:
Mẹ đã biết
số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi
thế nào là bình thường chưa?
6Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh khám ở đâu?
Tên phòng khám
Thông tin phòng khám
Bệnh viện Nhi đồng 1
-
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
-
Hotline: 028 3927 1119
-
Thời gian làm việc: 07h00 – 20h00 tất cả các ngày trong tuần
Phòng khám nhi khoa Nancy
-
Địa chỉ: 615A Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
-
Hotline: 028 3838 2155 – 028 3838 2332
-
Thời gian làm việc: 07h00 – 21h30 tất cả các ngày trong tuần
Bệnh viện Nhi đồng 2
-
Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
-
Hotline: 028 3839 5723
-
Thời gian làm việc: 07h00 – 22h45 từ thứ 2 – thứ 6
Bệnh viện Nhi Trung Ương
-
Địa chỉ: Số 18/879 La Thành, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
-
Hotline: 0967 951 616
-
Thời gian làm việc: 07h00 – 16h30 từ thứ 2 – thứ 6
Phòng khám nhi khoa quốc tế The Medcare
-
Địa chỉ: Số LK6D – 1 khu nhà ở liền kề C17 khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
-
Hotline: 093 341 6969 – 024 73 006 358 – 024 33 975 999
-
Thời gian làm việc: 08h00 – 20h30 tất cả các ngày trong tuần
7Đôi lời từ AVAKids
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách điều trị triệt để. AVAKids hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ba mẹ có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc trẻ 0 – 1 tuổi hiệu quả hơn.
Thúy Ngọc tổng hợp
Nhật Quang đã kiểm duyệt
Các bài viết của AVAKids/ Vũ trụ bỉm sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.