Cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà nhanh khỏi không gây biến chứng? – Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC – Đặt lịch khám ưu tiên với bác sỹ nhãn khoa đầu ngành

Dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ

Vào dịp chuyển mùa, các chuyên gia nhãn khoa nhận thấy sự gia tăng của số lượng bệnh nhân đến khám với triệu chứng mắt đỏ, chảy nước mắt, cộm xốn. Sau khi khám thì các bệnh nhân được chẩn đoán viêm kết mạc hoặc viêm kết giác mạc. Rất nhiều bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt đi kèm, đặc biệt là trẻ em. Đây là một chỉ dấu cho thấy bệnh nhân đã nhiễm Adenovirus. Bài viết chia sẻ thông tin cách điều trị hiệu quả bệnh đau mắt đỏ do virus hay do nguyên nhân khác cụ thể từ đó giúp chúng ta có câu trả lời cụ thể nhé.

1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) tên gọi tiếng anh Acute conjunctivitis or pink eye: là khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng. Bệnh không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng sau một tuần bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu chủ quan điều trị không đúng cách có thể biến chứng thành viêm, loét giác mạc.

2. Những dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm:

– Mắt ngứa, cộm như có hạt bụi trong mắt
– Mắt đỏ
– Mắt tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt
– Mi mắt sưng nề, đau nhức
– Có thể kèm theo các biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch sau tai…Chính vì nguy cơ lây lan cao nên bệnh đau mắt đỏ cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Triệu chứng nhận biết đau mắt đỏ ( viêm kết mạc)

2. Các nguyên nhân và triệu chứng đau mắt đỏ thường gặp như:

  • Đau mắt đỏ do virus: Adenovirus và herpesvirus Đây là nguyên gây bệnh hay gặp nhất với các triệu chứng ra ghèn dây, ngứa, chảy nước mắt do cộm, sưng mi, thị lực giảm, chói sáng khi biến chứng khô mắt. Bệnh rất dễ lây khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân; ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm đi kèm. .

  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Thường là do vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus Influenzae …, có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng thường gặp như ghèn vàng hay màu vàng xanh nhạt gây dính 2 mi mắt khi thức dậy vào buổi sáng, ngứa và chảy nước mắt, nếu bệnh nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi. Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hoặc vật dụng dính dịch tiết mắt.

  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Như bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, … thường rất khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng, xảy ra theo mùa, kéo dài hay tái phát. Bệnh có các triệu chứng như chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều, viêm mũi dị ứng, bệnh xảy ra cả hai mắt và không lây

                 Nguyên nhân và triệu chứng đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ở trẻ thường gặp

3. Con đường lây bệnh
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh dễ bị lây và dễ bùng phát thành dịch. Đây là bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi và có sự gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần. Bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bị bệnh. Chính vì vậy các môi trường như công sở, lớp học hay các địa điểm công cộng khiến cho bệnh lây lan rộng rãi hơn. Đau mắt đỏ có thể lây từ người này sang người khác qua những cách sau:
– Do tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh qua đường nước mắt ,dịch mắt ….
– Do chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như nắm cửa, điều khiển, chìa khóa, …hoặc có thể do dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, bàn chải, gối…
– Do nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mầm bệnh
– Do thói quen hay sờ mũi, miệng, hay dụi mắt
– Khi người bị đau mắt đỏ nói chuyện hoặc hắt hơi, virus sẽ theo nước bọt truyền từ người bệnh sang người lành.
– Ở những địa điểm công cộng, nơi có mật độ dân cư cao, bệnh càng dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

4. Bị đau mắt đỏ bao lâu sẽ khỏi hẳn?
Bệnh đau mắt đỏ chữa được nếu như phát hiện sớm và có phương án điều trị hợp lý. Bệnh thường khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện chậm hoặc đưa ra phương án chữa trị không hợp lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc, viêm giác mạc thậm chí là mù lòa.

5. Điều trị đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả như thế nào?

  • Đau mắt đỏ do virus: điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng bao gồm rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối (natri clorid) 0,9%, nhỏ kháng sinh phòng bội nhiễm vi khuẩn theo chỉ định của bác sỹ

  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: bác sỹ sẽ kê toa bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc mỡ tra mắt để điều trị. Lưu ý sử dụng thuốc theo chỉ định bác sỹ tránh lạm dụng gây biến chứng tại mắt.

  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nếu biết; bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm tình trạng dị ứng; Nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa.

Lưu ý quan trọng để điều trị đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả là biết được nguyên nhân gây đau mắt đỏ do đâu. Tốt nhất đến bệnh viện mắt uy tín thăm khám để được bác sỹ tư vấn và chẩn đoán bệnh lý từ đó kê đơn thuốc phù hợp. Việc tự ý mua thuốc sử dụng đặc biệt lạm dụng kháng sinh có chứa corticoid kéo dài còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ cho mắt như gây tăng nhãn áp, tổn thương thần kinh thị giác, giảm thị lực… mà còn có thể gây những triệu chứng toàn thân. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

6. Chế độ ăn uống khi đau mắt đỏ
Ngoài việc dùng thuốc, vệ sinh sạch sẽ thì chế độ ăn uống cũng phần nào ảnh hưởng đến bệnh.
– Người bị đau mắt đỏ nên kiêng: các loại thực phẩm như tỏi, ớt, hành, hẹ hay thịt chó… vì dễ gây cảm giác nóng, rát cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
– Ngoài ra nên kiêng ăn đồ ăn tanh trong thời gian mắc bệnh như cá, mực, tôm, cua…. vì có thể tác động xấu vào tình trạng của viêm kết mạc, làm cho tình trạng đau mắt đỏ ngày càng nặng hơn.
– Không nên uống rượu bia vì đây là các chất kích thích có thể làm giảm tầm nhìn, giảm khả nặng nhận biết nhạy bén của mắt xuống một cách đáng kể và khiến cho bệnh càng nặng hơn.Ngoài ra, để bệnh có thể nhanh khỏi, người bệnh cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bổ sung trong thực đơn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, các vitamin A, B12, C, D… có trong rau cải bó xôi, rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang… rất tốt cho những người đau mắt đỏ bởi chúng rất giàu các tiền tố benta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh.

Biện pháp phòng chống bệnh đau mắt đỏ hiệu quả tại nhà

7. Cách phòng tránh lây bệnh đau mắt đỏ
Khi không có dịch đau mắt đỏ:
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
– Dùng riêng gối, chăn, khăn rửa mặt.
– Giặt sạch khăn mặt và phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
– Không dùng tay dụi mắt.
– Vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc mắt.
Khi đang có dịch đau mắt đỏ:
Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thực hiện thêm các biện pháp sau:
– Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
– Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối 0,9%, ngày 2-3 lần.
– Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người đau mắt.
– Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
– Hạn chế đến những nơi có nhiều mầm bệnh như: bệnh viện, chỗ đông người…
– Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không đi bơi..

Lời khuyên từ bác sĩ: Đau mắt đỏ là bệnh lý gây nhiều biểu hiện khó chịu, dễ lây nhiễm nếu không được khám và điều trị hợp lý sẽ có thể gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng thị giác cũng như các biểu hiện khó chịu kéo dài. Bởi vậy người bệnh nên đến khám hoặc bệnh viện chuyên khoa Mắt sớm để được điều trị phù hợp, kịp thời. 

 

☘️☘️☘️☘️☘️

————————————

Hệ thống bệnh viện mắt HITEC – Tận tâm cho đôi mắt sáng

☎️

SĐT tư vấn: 0984.122.153

🏥

Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội: Số 51-53-55 Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội

🏥

Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: Số 55 Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội

🏥

Phòng khám mắt kỹ thuật cao: Số 480 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội