Cách để Tính Lợi nhuận: 12 Bước (kèm Ảnh) – wikiHow
1
Bắt đầu với giá trị doanh thu thuần của doanh nghiệp. Trong khi lợi nhuận được xác định dễ dàng bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí thì hai đại lượng này được xác định từ rất nhiều nguồn khác nhau. Do đó, nếu bạn bắt đầu tính lợi nhuận của doanh nghiệp, bạn có thể phải làm việc với nhiều nguồn số liệu khác nhau hơn là chỉ sử dụng một nguồn số liệu. Ở phần này, chúng ta sẽ phân tích doanh thu và chi phí theo từng phần. Bắt đầu với doanh thu thuần — là số tiền được tạo ra từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, trừ đi hàng bán bị trả lại, các khoản chiết khấu và khoản chi phí cho hàng bị hỏng hay bị lỗi.
- Để minh họa cho việc phân tích thu nhập và chi phí, hãy theo dõi ví dụ sau. Giả sử rằng chúng ta sở hữu một công ty nhỏ sản xuất giày thể thao cao cấp. Trong quý này, chúng ta bán được 350 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng ta mất 10 triệu đồng cho việc thu hồi một số sản phẩm. Chúng ta cũng phải trả lại 2 triệu cho hàng bán bị trả lại và chiết khấu liên quan đến các sản phẩm này. Trong trường hợp này, doanh thu thuần của công ty là 350 – 10 – 2 = 338 triệu đồng.
Trong khi lợi nhuận được xác định dễ dàng bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí thì hai đại lượng này được xác định từ rất nhiều nguồn khác nhau. Do đó, nếu bạn bắt đầu tính lợi nhuận của doanh nghiệp, bạn có thể phải làm việc với nhiều nguồn số liệu khác nhau hơn là chỉ sử dụng một nguồn số liệu. Ở phần này, chúng ta sẽ phân tích doanh thu và chi phí theo từng phần. Bắt đầu với doanh thu thuần — là số tiền được tạo ra từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, trừ đi hàng bán bị trả lại, các khoản chiết khấu và khoản chi phí cho hàng bị hỏng hay bị lỗi.