Cách cười cho răng hô và cách để có nụ cười hoàn hảo
Cách cười cho răng hô và cách để có nụ cười hoàn hảo
Một hàm răng hô vẩu kém thẩm mỹ khiến cho bệnh nhân vô cùng xấu hổ mỗi khi nói cười. Vậy có cách cười cho răng hô trở nên duyên dáng hơn được hay không? Nội dung bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn bí quyết cười để che khuyết điểm khi chẳng may có răng hô, tạo nụ cười tự nhiên, duyên dáng hơn.
Răng hô cười sao cho đẹp?
Một nụ cười đẹp sẽ giúp tô điểm cho gương mặt trở nên rạng rỡ, thu hút hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được một hàm răng đẹp để tự tin nở nụ cười với mọi người.
Răng hô vẩu khiến cho việc giao tiếp gặp nhiều trở ngại, làm bệnh nhân mất đi sự tự tin khi thể hiện nụ cười trên gương mặt. Điều này vô tình khiến cho chất lượng cuộc sống và công việc trở nên giảm sút đáng kể, đánh mất đi nhiều cơ hội để khẳng định giá trị của bản thân.
Thay vì suy nghĩ tiêu cực, lo lắng quá nhiều thì bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây có thể góp phần che lấp phần nào khuyết điểm của hàm răng hô để nụ cười thêm duyên dáng hơn:
1. Sử dụng trang điểm đánh lạc hướng người nhìn
Có thể thấy trang điểm là một cách vô cùng hữu hiệu giúp che khuyết điểm và tô điểm cho các đường nét trên gương mặt trở nên cuốn hút hơn.
Hãy áp dụng kỹ thuật trang điểm đánh lạc hướng người nhìn vào những bộ phận khác trên gương mặt mà không tập trung vào phần môi. Khi trang điểm hãy tập trung chăm chút kỹ và tạo điểm nhấn vào phần mắt, má, mũi, trán.
Với một đôi mắt to tròn, lung linh hút hồn hay một chiếc mũi cao thanh thoát sẽ khiến người khác quên đi khuyết điểm răng hô của bạn. Nhưng cũng cần chú ý không nên dùng son có tone màu đậm để tránh tập trung điểm nhìn vào phần miệng.
2. Người có răng hô cười sao cho đẹp khi chụp ảnh?
Đối với người có răng hô để có được một diện mạo rạng rỡ trong từng bức ảnh thì góc chụp sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc đánh lừa thị giác giúp cho khuôn miệng trông nhỏ nhắn và cân đối hơn.
Góc chụp hơi nghiêng với nụ cười vừa phải cho khóe môi hướng lên trên, đôi mắt mở tự nhiên sẽ khéo léo che đi khuyết điểm răng hô.
Hãy thử nhiều góc chụp khác nhau, không nên chụp quá cận mặt, chụp bố cục hài hòa giữa cảnh và dáng sẽ giúp tổng thể bức ảnh trở nên hoàn hảo hơn.
Bên cạnh đó, việc chú ý đến trang phục, tạo kiểu tóc đẹp cũng giúp lôi kéo ánh nhìn của người khác ra khỏi khuôn miệng, khuyết điểm răng hô sẽ được lu mờ.
3. Người có răng hô cười sao cho đẹp khi giao tiếp?
Với khuyết điểm răng hô, khi cười chỉ nên cười mỉm nhẹ nhàng, không cười hở răng quá lố. Nhưng hãy thể hiện niềm vui và sự hạnh phúc của mình trong ánh mắt để người đối diện không đánh giá bạn đang cười gượng, cười xã giao.
Đối với những bạn có hàm răng hô đều đặn, trắng sáng, tình trạng hô nhẹ thì có thể cười to thoải mái. Nếu bị hô nhiều kèm theo tình trạng hở lợi thì tốt nhất chỉ nên cười mỉm.
Nhưng trên hết sự tự tin khi giao tiếp là yếu tố quan trọng nhất để có được một cười duyên dáng dù cho bạn có bất kỳ khuyết điểm nào đi chăng nữa.
4. Luyện tập cười mỗi ngày
Hãy tích cực luyện tập mỗi ngày để có một nụ cười đẹp tự nhiên nhất. Mỗi ngày, bạn có thể dành ra 10 – 15 phút đứng trước gương học cách cười và kiểm soát cơ miệng bằng cách ngậm đũa hoặc bút viết.
Nếu cần thiết có thể lên mạng xem các video hướng dẫn cách cười đẹp và thực hiện theo. Luyện tập càng nhiều sẽ giúp nụ cười của bạn trông dần tự nhiên và rạng rỡ hơn rất nhiều.
5. Khắc phục răng hô làm sao để có nụ cười đẹp?
Răng hô có thể được khắc phục hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể ở mỗi bệnh nhân.
Điều quan trọng hơn hết đó là xác định nguyên nhân gây răng hô, loại răng hô bạn đang mắc phải, mức độ nặng nhẹ như thế nào. Từ đó các bác sĩ nha khoa sẽ có sự tư vấn phác đồ điều trị với phương pháp phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Các loại răng hô và nguyên nhân gây ra răng bị hô
Răng hô (răng vẩu) là một trong các dạng sai lệch khớp cắn với biểu hiện tương quan ở 2 hàm trên và dưới không đồng nhất với nhau.
Ở người có răng hô khi ngậm miệng lại sẽ thấy phần cung răng ở hàm trên mọc chìa ra phía ngoài quá mức so với răng ở hàm dưới. Quan sát góc nghiêng sẽ thấy phần môi nhô ra trông rất mất cân đối, thậm chí răng hô nhiều môi không che hết được răng trông mất thẩm mỹ trầm trọng.
Theo như phân tích của các bác sĩ nha khoa thì răng hô được chia thành 3 loại chính, bao gồm:
1. Hô do răng
Đây là tình trạng các răng hàm trên thay vì mọc theo phương thẳng đứng thì lại có xu hướng mọc chìa ra ngoài quá mức so với răng ở hàm dưới.
Trường hợp hô do răng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như:
Ngay từ khi còn nhỏ trẻ có nhiều tật xấu như: mút tay, ngậm ti giả, thở bằng miệng, đẩy lưỡi,… Lúc này răng vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Những thói quen này kéo dài lâu ngày vô tình khiến cho hàm răng mọc theo chiều hướng xấu dần gây hô vẩu.
Diện tích khung hàm nhỏ hơn so với kích cỡ của răng dẫn đến các răng mọc lên dễ gặp tình trạng mọc chen chúc, xô đẩy ra phía ngoài gây hô vẩu, lệch lạc.
2. Hô do hàm
Đối với trường hợp này răng mọc lên bình thường đúng vị trí theo phương thẳng đứng. Tuy nhiên, phần xương hàm trên lại phát triển quá mức khiến hàm bị mọc nhô ra trước quá nhiều và dẫn đến bị hô vẩu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do di truyền từ người thân trong gia đình về cấu trúc xương hàm. Nếu ông bà, cha mẹ bị hô thì nguy cơ cao con cháu cũng bị tương tự.
3. Hô vừa do răng, vừa do hàm
Trường hợp này được xem là nghiêm trọng nhất. Bởi đây là sự kết hợp của 2 dạng hô kể trên khiến các răng vừa mọc chìa ra ngoài, đồng thời phần xương hàm trên cũng phát triển quá mức.
Giải pháp khắc phục răng hô để có nụ cười đẹp
Để có được một hàm răng thẩm mỹ, nụ cười tự tin thoải mái hơn mà không cần lúc nào cũng phải lo nghĩ tìm cách cười đẹp cho răng hô. Các bác sĩ khuyên bạn nên tìm đến những phương pháp khắc phục răng hô để cải thiện khuyết điểm trên răng một cách hiệu quả.
Hiện nay, để khắc phục răng hô có thể áp dụng các biện pháp sau:
1. Giải pháp điều chỉnh răng hô tại nhà
Trong nhiều trường hợp bệnh nhân vì bận rộn không có thời gian đến nha khoa điều trị hay vì muốn tiết kiệm chi phí thường tự tìm cách chữa răng hô tại nhà như: dùng lực tay đẩy răng, dùng lưỡi đẩy răng, sử dụng bộ dụng cụ kéo răng tự chế, dùng hàm silicon tháo lắp,…
Tuy nhiên, trên thực tế thì các cách chữa răng hô tại nhà thường không được khuyến cáo thực hiện. Bởi việc điều trị tại nhà chỉ phù hợp cho trường hợp hô nhẹ, đòi hỏi phải kiên trì trong một thời gian dài mới có hiệu quả.
Nhưng theo nhận định của bác sĩ thì hiệu quả từ việc chữa răng hô tại nhà là rất thấp. Thậm chí còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nếu thực hiện sai kỹ thuật.
Nếu sử dụng lực tác động không phù hợp lên răng hô có thể gây tổn thương nướu, xương hàm gây đau nhức kéo dài, răng dễ sai lệch nhiều hơn.
Những trường hợp dùng dụng cụ tự chế, hàm silicon mua trên mạng rất dễ gặp phải tình trạng kích ứng gây viêm loét mô mềm trong khoang miệng nếu không đảm bảo vệ sinh. Thậm chí việc dùng dụng cụ không rõ nguồn gốc, không phù hợp với tình trạng răng sẽ dẫn đến răng hô nặng hơn gây tốn kém nhiều chi phí và thời gian để khắc phục hậu quả.
2. Dùng phương pháp nha khoa
Ngày nay, việc khắc phục răng hô sẽ không còn quá khó khăn với nhiều phương pháp nha khoa hiện đại.
Sau khi thăm khám, chụp phim x-quang răng hàm cụ thể. Dựa trên mỗi tình trạng mà bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp điều trị răng hô phù hợp như:
a. Bọc răng sứ thẩm mỹ
Phương pháp này thích hợp cho bệnh nhân răng hô nhẹ có nguyên nhân do răng gây ra.
Giải quyết nhanh chóng khuyết điểm răng hô vẩu, xỉn màu men răng,… thông qua việc mài răng để chỉnh hình thể răng đều trở lại và thiết kế mão răng sứ có hình dáng, màu sắc tự nhiên như răng thật bọc lên trên.
Sau khi bọc răng sứ sẽ đem lại một hàm răng đều đẹp, thẩm mỹ hơn. Khớp cắn cũng được cải thiện cân đối giúp ăn nhai chắc chắn.
Bọc răng sứ có thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày sau khoảng 2 cuộc hẹn là bạn đã có thể cải thiện khuyết điểm cho hàm răng của mình.
Tuy nhiên, do phải mài răng nên cần phải đảm bảo kỹ thuật và công nghệ thực hiện tiên tiến, chuẩn xác để tránh các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng thật về lâu dài.
Đồng thời bạn cũng nên biết thời gian sử dụng của răng sứ là có giới hạn. Sau 3 – 20 năm bạn phải thay răng sứ mới để có thể tiếp tục sử dụng tốt nhất.
b. Niềng răng chỉnh nha
Niềng răng chỉnh nha được xem là giải pháp tốt nhất cho trường hợp hô do răng ở mọi mức độ từ nhẹ đến nặng.
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung hoặc bộ khay niềng trong suốt gắn lên mặt răng nhằm tạo lực kéo, sắp xếp các răng về vị trí mong muốn đều và đẹp hơn.
Quá trình niềng răng sẽ mất khoảng 18 – 24 tháng thậm chí lâu hơn nếu răng có mức độ sai lệch phức tạp hơn.
Trong thời gian đeo niềng đòi hỏi bệnh nhân cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng kỹ lưỡng. Kiêng khem các món dai, cứng, dẻo để không làm ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng nhằm đem lại kết quả cao trong thời gian ngắn nhất có thể.
Có nhiều phương pháp niềng răng để bệnh nhân dễ dàng lựa chọn phù hợp với tình trạng răng cũng như nhu cầu thẩm mỹ và khả năng tài chính của mình: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự buộc, niềng răng trong suốt,….
Kỹ thuật niềng răng không cần mài răng, hoàn toàn không xâm lấn cấu trúc răng thật. Kết quả niềng răng sẽ được kéo dài vĩnh viễn nếu có biện pháp duy trì đúng cách.
c. Phẫu thuật hàm
Với những bệnh nhân bị hô có nguyên nhân xuất phát từ xương hàm thì cách khắc phục tốt nhất là tiến hành phẫu thuật hàm.
Thông qua quá trình phẫu thuật, xương hàm trên sẽ được cắt bớt và điều chỉnh lại về vị trí chuẩn sao cho hài hòa, cân đối khớp cắn ở 2 hàm mang lại tính thẩm mỹ tối đa.
Phẫu thuật chỉ thực hiện 1 lần, kéo dài từ 90 – 120 phút. Đảm bảo an toàn, không đau, không gây sẹo. Thấy rõ kết quả thành công ngay khi kết thúc phẫu thuật và kết quả được duy trì trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp nên kỹ thuật phẫu thuật hàm có chi phí khá cao, đòi hỏi cao về công nghệ, máy móc, trang thiết bị cũng như tay nghề bác sĩ phải đảm bảo chuẩn xác, dày dặn kinh nghiệm mới đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất.
Như vậy, để không phải bận tâm tìm cách cười cho răng hô trở nên đẹp, tốt nhất bạn nên lắng nghe ý kiến của bác sĩ để tìm phương pháp khắc phục hiệu quả. Hãy đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn.
Scores: 4.8 (15 votes)
Thank for your voting!