Cách chữa trị Viêm tai giữa ở trẻ em và những sai lầm thường gặp

Phương pháp điều trị Viêm tai giữa ở trẻ em và những sai lầm thường gặpHình ảnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ – Ảnh: tinmoi.biz

Bệnh Viêm tai giữa là bệnh phổ biến nhất của tai. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, xong chủ yếu là trẻ e dưới 5 tuổi. Chính vì vậy, phương pháp chữa trị Viêm tai giữa ở trẻ luôn là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.

Nếu viêm tai giữa ở trẻ không thể tự dù đã chăm sóc đúng cách, cha mẹ nên đưa con đi khám với các bác sĩ Tai Mũi Họng Nhi để trẻ được điều trị sớm.

Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần phải lưu ý những dấu hiệu để kịp thời áp dụng các phương pháp điều trị viêm tai giữa cho con.

Phát hiện bệnh Viêm tai giữa trẻ em

Việc phát hiện sớm khi trẻ bị viêm tai giữa giúp cho quá trình điều trị thuận lợi hơn. Vậy, làm sao để biết bé bị viêm tai giữa?

Cha mẹ nên dựa vào một số dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa đặc trưng như: chảy mủ tai, quấy khóc do đau tai, dụi tai hoặc cấu tai, khi sờ vào vành tai hoặc kéo vùng tai thì trẻ khóc thét, trẻ lớn có thể kêu đau đầu, ngoài ra còn có biểu biện sốt, chán ăn, nghe kém.

Khi soi tai sẽ phát hiện thấy màng nhĩ đỏ, căng phồng hoặc không di động kèm theo chảy mủ tai. Trong trường hợp bé bị viêm tai giữa, phụ huynh cần theo dõi và lưu ý đưa con đi khám ngay khi cần thiết.

Với trẻ lớn, khi có các dấu hiệu sốt, nôn, trẻ kêu chóng mặt, nhức đầu thì nên đưa bé nhập viện điều trị. Với viêm tai giữa ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ nên cho bé đi khám và nhập việm theo dõi ngay vì hệ miễn dịch của trẻ còn kém, bệnh dễ trở nặng và gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm,…

Xem thêm bài viết:

Hình ảnh viêm tai giữa ở trẻTrẻ bị đau tai, tai chảy mủ có thể là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa – Ảnh: BV An Viet 

Phương pháp điều trị Viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và xử lý sớm. Bệnh để càng lâu sẽ càng gây ra nguy hiểm, gây khó khăn trong việc điều trị và dễ để lại biến chứng.

Có nhiều cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em, phụ thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh của trẻ. Viêm tai giữa được chia làm 3 giai đọan chính: Viêm tai giữa xung huyết, viêm tai giữa ứ dịch và viêm tai giữa vỡ mủ.

Phương pháp nội khoa

Điều trị bệnh viêm tai giữa trẻ em ở giai đoạn xung huyết áp dụng phương pháp nội khoa. Thuốc chữa viêm tai giữa thường là thuốc kháng sinh uống kết hợp thuốc chống viêm, phù nề, hạ sốt, giảm đau và điều trị bệnh Tai mũi họng.

Thời gian điều trị viêm tai giữa diễn ra tối thiểu khoảng 8 ngày. Nếu không có dấu hiệu thủng màng nhĩ, bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa (thuốc nhỏ tai, thuốc nhỏ mũi),không nên bơm rửa. Nếu màng nhĩ bị thủng, có thể nhỏ tai rong 3 – 4 ngày đầu để ngăn chặn, giảm thiểu sự hình thành của mủ, sau đó rửa bằng nước muối sinh lý hoặc oxi già.

Khi sử dụng thuốc viêm tai giữa cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý: 

  • Không tùy tiện sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ, nên tuân theo chỉ định của bác sĩ
  • Hạn chế sử dụng nhóm kháng sinh aminoglycosid (gentamycin, kanamycin…),nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi, trẻ đang trong giai đoạn tập nói do kháng sinh này dễ để lại độc trong ốc tai trẻ, nhiều trường hợp có thể gây câm điếc vĩnh viễn.
  • Thuốc nhỏ viêm tai giữa được chia thành 2 loại: Thuốc nhỏ cho tai thủng màng nhĩ và thuốc nhỏ cho tai chưa thủng màng nhĩ.

Đặt ống thông màng nhĩ

Trong những trường hợp viêm tai giữa điều trị bằng thuốc kháng sinh không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định chích rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhĩ Diablo. Đặt ống thông màng nhĩ có hiệu quả trong các trường hợp trẻ bị viêm tai giữa kéo dài, ứ đọng dịch dai dẳng.

Ống thông màng nhĩ có tác dụng giúp dịch từ tai giữa thoát ra ngoài, ngăn ngừa dịch tích tụ thêm. Sau khi tháo ống thông, màng nhĩ có thể tự lành lại.

Đặt ống thông nhĩ chữa viêm tai giữaĐặt ống thông nhĩ là phương pháp điều trị viêm tai giữa thường dùng – Ảnh: vezo.vn 

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật áp dụng trong những trường hợp viêm tai giữa đã trở nặng, điều trị bằng các phương pháp trên lâu ngày không khỏi. Viêm tai giữa cấp tính có thể tự lành, nhưng nếu không được điều trị dứt điểm và đúng cách, lâu dần có thể dẫn đến viêm tai giữa mạn tính.

Viêm tai giữa mạn tính dễ có chuyển thành viêm tai xương chũm, có thể hình thành cholesteatoma, từ đó có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm như áp-xe màng não, viêm não, viêm màng não,…

Phẫu thuật điều trị viêm tai giữa bắt buộc phải thực hiện khi viêm tai giữa có cholesteatoma, nếu không có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật điều trị viêm tai giữa cho trẻ trong các trường hợp: Viêm tai giữa màng nhĩ thủng mạn tính cần phẫu thuật vá nhĩ, Tai chảy mủ (thối hoặc không thối),điều trị lâu ngày không khỏi,… Lưu ý, phẫu thuật vá nhĩ chỉ áp dụng được khi tình trạng mũi xoang ổn định, mũi và vòi nhĩ thông.

Sai lầm thường gặp khi điều trị Viêm tai giữa cho trẻ

Nhiều phụ huynh có con trẻ bị viêm tai giữa nhưng vẫn còn chủ quan, không đưa trẻ đi khám ngay mà thường tìm cách trị viêm tai giữa tại nhà. Tuy nhiên, tự điều trị viêm tai giữa cho trẻ dễ khiến phụ huynh mắc sai lầm vì thiếu kiến thức, khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa

Việc sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm tai giữa cần có chỉ định của bác sĩ chuyên về Viêm tai giữa, đặc biệt là trong điều trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thuốc kháng sinh dùng không đúng cách có thể dẫn đến không có tác dụng điều trị bệnh, lờn thuốc, gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc kháng sinh cần khi dùng cần phải lưu ý đến độ tuổi của trẻ và độ nặng của bệnh viêm tai giữa và các bệnh tai mũi họng liên quan.

Ngoài ra, cha mẹ cần phải chú ý tránh mắc phải những sai lầm khi sử dụng thuốc nhỏ điều trị viêm tai giữa cho trẻ. 

  • Không tự ý mua oxy già nhỏ tai cho trẻ vì có thể làm tăng lớp biểu bì trên ống tai, chậm quá trình làm lành vết thương, gây chít hẹp ống tai làm ảnh hưởng sức nghe của trẻ.
  • Không cạo viên thuốc kháng sinh và đổ vào tai trẻ dễ gây nên tình trạng viêm do không dẫn lưu được ra ngoài, gây phá hủy phần xương chũm và biến chứng nội sọ,…

Xem thêm bài viết:

Sai lầm khi chăm sóc viêm tai giữa cho trẻ

Chăm sóc trẻ khi trẻ mắc bệnh viêm tai giữa cũng là quá trình quan trọng hỗ trợ bệnh tình có tiến triển tốt. Nhiều phụ huynh vẫn chưa biết cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng đúng cách khiến bệnh của con lâu khỏi.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách: 

  • Chú ý vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ. Trẻ bị viêm tai giữa cần được vệ sinh Tai – Mũi – Họng sạch sẽ do các bộ phận này có liên quan đến nhau.
  • Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng. Trẻ nên uống nhiều nước lọc, nước hoa quả. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên bú mẹ nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng.
  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ
  • Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có biểu hiện bệnh nặng hơn

Vệ sinh tai mũi họng cho trẻVệ sinh Tai Mũi Họng cho trẻ đúng cách giúp phòng ngừa Viêm tai giữa – Ảnh: Sức khỏe đời sống 

Cách phòng bệnh Viêm tai giữa cho trẻ

Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ rất đa dạng. Vì vậy, cha mẹ cần phải lưu ý bảo vệ trẻ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh. Viêm tai giữa ở trẻ có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Thường xuyên vệ sinh Tai – Mũi – Họng cho bé sạch sẽ để giảm thiểu tác nhân gây bệnh cúm và các bệnh về đường hô hấp khác. Khi vệ sinh nên nhẹ nhàng, vệ sinh không quá sâu để tránh gây tổn thương tai mũi họng.
  • Tiêm ngừa vắc xin
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý về hô hấp như viêm v.a, viêm amidan, viêm họng, sổ mũi,…
  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc, khói thuốc, khói bụi,…

Trên đây là bài viết tổng hợp của BookingCare về phương pháp điều trị Viêm tai giữa ở trẻ em và những sai lầm thường gặp. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các  bậc phụ huynh có con nhỏ.