Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ theo kinh nghiệm dân gian

Ra mồ hôi trộm là hiện tượng hay gặp ở trẻ nhỏ gây rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như sự phát triển lâu dài của bé. Các mẹ hay lo lắng đi tìm những cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ mà quên mất những phương pháp hiệu quả đơn giản.

Nắm bắt nguyên nhân để có cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ đúng đắn

Theo các chuyên gia, có một số nguyên nhân làm trẻ hay ra mồ hôi trộm như sau:

  • Hệ thần kinh và não bộ chưa hoàn thiện, vẫn đang trong giai đoạn thích nghi. Vì thế bé dễ hưng phấn khi có tác động. Hơn nữa ở trẻ còn nhỏ quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể, ra mồ hôi trộm là dấu hiệu của sự tỏa nhiệt trong cơ thể

  • Môi trường nóng bức, chật hẹp, bé hay quấy khóc cũng khiến con ra mồ hôi nhiều hơn. Nguyên nhân này cũng giống như với việc nóng ra mồ hôi ở người lớn

  • Sự chăm sóc con không đúng cách khi đắp quá nhiều chăn, mặc quần áo dày,….vì lo sợ bé bị lạnh nhưng vô tình lại khiến con nóng bức và ra nhiều mồ hôi hơn

    Mẹ cho con mặc quần áo dày, đắp nhiều chăn làm con quá nóng mà đổ mồ hôi

  • Do tình trạng bệnh lý: con bị ốm điển hình như sốt, cảm lạnh,…đều có thể làm trẻ chảy mồ hôi nhiều hơn bình thường

  • Trẻ sinh non, thiếu tháng bị suy dinh dưỡng và thiếu hụt vitamin nghiêm trọng gây ra hiện tượng đổ mồ hôi nhiều ngày. Đặc biệt là do vitamin D không được tổng hợp đầy đủ không chỉ khiến con hay đổ mồi hôi mà còn bị rụng tóc, tâm lý bất an, hay quấy khóc đêm là nhiều cha mẹ lo lắng

  • Nguy hiểm hơn, việc ra mồ hôi trộm có thể xuất phát từ các bệnh nghiêm trọng như tim bẩm sinh, cường giáp, tăng huyết áp,…Ở trường hợp này, đổ mồ hôi sẽ đi cùng với những biểu hiện khác như lười ăn, chậm lớn, thở dốc với bệnh tim,…và bệnh chỉ cần được chuẩn đoán bởi các bác sỹ có chuyên môn sau khi đã thực hiện các bước kiểm tra cẩn thận.

Kinh nghiệm dân gian và cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Khi nguyên nhân ra mồ hôi trộm ở bé không phải đến từ các căn bệnh nguy hiểm mà do sự phát triển bình thường hay chăm sóc không đúng cách, thiếu hụt vitamin D thì mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây. Mặc dù được coi là kinh nghiệm truyền miệng nhưng những phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học và cũng rất hiệu quả.

Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ bằng việc tắm nắng thường xuyên

Trẻ thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân hàng đâu gây đổ mồ hôi trộm. Thực tế, 20% nhu cầu vitamin D được hấp thụ qua thực phẩm hàng ngày như sữa, trứng, cá; 80% còn lại là tổng hợp từ ánh sáng mặt trời. Vì thế, cho bé tắm nắng thường xuyên là đúng đắn là cách hữu hiệu hạn chế vấn đề này.

Cho bé tắm nắng thường xuyên để bổ sung nhiều vitamin D giúp con hết ra mồ hôi trộm

  • Thời gian tắm nắng mỗi ngày: 15 – 20 phút

  • Thời điểm lý tưởng nhất: mùa đông từ 9 giờ – 9h30 sáng và 15 giờ – 17 giờ chiều; mùa hè từ 6h30 – 9 giờ sáng

  • Trẻ nên được cho tắm nắng sau khi đủ 10 ngày tuổi

  • Tránh ánh sáng tiếp xúc trực tiếp vào mắt, những ngày nắng mạnh, chỉ số tia UV cao không nên cho trẻ tắm nắng

  • Để trẻ thích nghi dần dần với ánh sáng, không đột ngột, từ bóng râm ra chỗ nắng, từ thời gian ngắn đến thời gian dài.

Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ bằng lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có đặc tính ấm, vị cay nồng, giúp ôn trung tán hàn, lọc và đào thải chất độc rất tốt. Vì vậy, dân gian lưu truyền công dụng của lá lốt trong điều trị mồ hôi trộm rất hiệu quả.

  • Xông hơi toàn thân cho bé bằng lá lốt: lá lốt rửa sạch, đun sôi, đưa vào phòng kín xông hơi cho bé từ 10 – 15 phút, sau đó có thể dùng nước đó ngâm tay chân khoảng 10 phút là được

  • Cho lá lốt vào các món cháo của trẻ như một gia vị thêm vào bữa ăn. Lưu ý với trẻ nhỏ nên cho một ít một tránh nồng và thái nhỏ hoặc xay nhỏ lá lốt để tốt cho tiêu hóa của bé.

Cháo trai rất tốt khi trị chứng ra mồ hôi trộm ở bé

Đây là món cháo giúp thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa và cả tình trạng ra mồ hôi ở trẻ

  • Cũng giống như cách nấu các món cháo thông thường nhưng vì thịt chai khá dai, mẹ lưu ý băm thịt chai hoặc xay thịt nhỏ để dễ ăn và dễ tiêu hóa

  • Có thể kết hợp với lá dâu tằm non để tăng hiệu quả và công dụng trị mồ hôi trộm cho món cháo hấp dẫn này.

  • Nên cho bé ăn 2 lần/ngày, duy trì trong 4 – 5 ngày để bệnh mồ hôi trộm khỏi dứt điểm

Một số lưu ý khi thực hiện các cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Kết hợp cùng các mẹo dân gian, mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau để có hiệu quả lâu dài:

  • Thiết kế không gian ở thoáng mát, nhất là phòng ngủ của con hạn chế bụi bẩn, bí khí, ô nhiễm

  • Mặc quần áo thoáng mát, phù hợp với thời tiết cho trẻ, tránh tình trạng bị thừa gây bức bối, khó chịu

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để con không bị thiếu chất, hạn chế các đồ dầu mỡ, cay nóng để cơ thể bé không bị nóng mà tỏa nhiệt nhiều.

Trên đây là những cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ và những lưu ý trong việc chăm sóc bé. Hi vọng mẹ đã có những cái nhìn chính xác và kinh nghiệm phù hợp để áp dụng cho bé nhà mình.