Cách chữa đau mắt đỏ tại nhà giúp bạn nhanh khỏi bệnh

“Thứ nhất là đau mắt, thứ nhì mới đến dắt răng” – điều này hoàn toàn đúng để diễn tả sự khó chịu, đau nhức vùng mắt do đau mắt đỏ gây ra. Ngoài việc uống thuốc điều trị, những cách chữa đau mắt đỏ tại nhà cũng hiệu quả để giảm bớt các triệu chứng. Cùng tìm hiểu các cách chữa đau mắt đỏ tại nhà qua bài viết này nhé!

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là tên thường gọi của bệnh viêm kết mạc – một bệnh lý viêm do nhiễm trùng xảy ra tại màng trong suốt lót phần mí mắt trên lẫn dưới. Đồng thời bao phủ lòng trắng mắt (kết mạc mắt). Nguyên nhân chính thường là vi khuẩn, vi rút hoặc có thể do dị ứng, ở trẻ sơ sinh phần lớn do tuyến lệ chưa mở hoàn toàn.Tình trạng viêm sẽ làm các mạch máu nhỏ lộ ra khiến mắt bạn có màu hơi đỏ kèm theo sự đau nhức khó chịu vùng mắt.

1Chườm mát

Đau mắt đỏ gây ngứa, chảy nước mắt, cảm giác cộm và đau vùng mắt. Chườm mát có thể giúp làm dịu các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau bằng một miếng gạc hay khăn sạch.

Cách làm: Ngâm khăn hoặc gạc sạch vào nước lạnh để làm lạnh sau đó vắt bớt nước và đắp lên trên mắt trong vài phút.

Nên giặt khăn đã sử dụng bằng nước nóng để tránh lây bệnh sang mắt còn lại hay những người sinh hoạt cùng

Nên giặt khăn đã sử dụng bằng nước nóng để tránh lây bệnh sang mắt còn lại hay những người sinh hoạt cùng

2Lau mắt bằng khăn ẩm

Đau mắt đỏ đặc biệt do sự xuất hiện của vi khuẩn có thể làm mắt rỉ ra dịch, mủ màu vàng hoặc xanh. Khi lớp mủ khô sẽ két lại như lớp vảy gây khó mở mắt, nhất là lúc thức dậy vào buổi sáng. Bạn nên dùng khăn hay gạc sạch được ngâm vào nước ấm lau đi lớp mủ ở mắt và lông mi đã khô và dùng gạc hoặc khăn được làm ấm khác đắp lên trong vài phút.

Lau mắt bằng khăn ấm

Chườm mắt bằng khăn ấm sẽ làm dịu các cơn đau và loại bỏ lớp dịch rỉ ra khi bị đau mặt đỏ

3Dùng thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt có thể hữu ích trong việc làm dịu cơn đau ngứa vùng mắt khi bị đau mắt đỏ do dị ứng vì chúng giúp làm sạch và loại bỏ chất gây dị ứng. Chất gây dị ứng khi lạc vào mắt có thể trôi đi khi nhỏ thuốc nhỏ mắt.

Dùng thuốc nhỏ mắt

Mọi người có thể sử dụng nước nhỏ mắt để làm dịu kích ứng trong mắt

4Dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau, kháng viêm có thể điều trị triệu chứng đau mắt, nhặm mắt, nhức mắt mà đau mắt đỏ gây ra.

Tuy nhiên thuốc giảm đau, kháng viêm không loại bỏ nguyên nhân gây đau mắt đỏ là virus hay vi khuẩn, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia và người có chuyên môn nếu sử dụng kháng sinh diệt khuẩn.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu quá khó chịu với các triệu chứng mà đau mắt đỏ gây ra bạn có thể dùng thuốc giảm đau do người có chuyên môn hướng dẫn

5Tránh chạm tay vào mắt

Virus hoặc vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây đau mắt đỏ và gây ra tình trạng viêm nhiễm, rỉ dịch mủ. Chạm vào mắt có thể làm nặng hơn tình trạng viêm vì tay chứa nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thể thấy. Tay chạm vào mắt có thể lây nhiễm sang mắt kia hoặc sang người khác khi tiếp xúc với bạn.

Tránh chạm tay vào mắt

Nếu cần dùng tay vệ sinh mắt nên rửa tay kỹ lưỡng trước và sau khi thực hiện

6Ngừng đeo kính áp tròng (nếu có)

Đau mắt đỏ khiến mắt bạn bị viêm, nhiễm trùng. Điều đó là lý do bạn nên tạm ngừng việc đưa kính áp tròng vào mắt và tiếp xúc với kết mạc cho đến khi bạn đã khỏi bệnh. Hãy hỏi bác sĩ xem về tình trạng của bạn khi bắt đầu sử dụng lại đau mắt đỏ, và cách vệ sinh kính áp tròng sạch.

Kính áp tròng

Mặc dù kính áp tròng mang lại tính thẩm mỹ cao nhưng nó có thể làm tình trạng viêm nặng hơn

7Khi nào gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Tuy đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng nó vẫn gây khó chịu, bất tiện. Bạn cần thăm khám để rút ngắn thời gian bệnh và điều trị dứt điểm.Đặc biệt bạn cần thăm khám bác sĩ nếu gặp phải các trường hợp dưới đây:

  • Có dấu hiệu bị đau mắt đỏ không phải do bụi bay vào mắt.
  • Triệu chứng khó nhận biết được bệnh vì dễ nhầm lẫn với bệnh khác.
  • Có dấu hiệu viêm, nhiễm trùng kéo dài không dứt điểm (kéo dài hơn 1 tuần).
  • Đặc biệt nếu bạn là người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, có tiền sử bệnh mắt, trẻ em. Đây là những cơ địa mà vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh hơn.
  • Đối với trẻ em, đau mắt đỏ có thể là một triệu chứng của bệnh sởi.

Dấu hiệu đi khám bác sĩ

Bạn làm trong môi trường cần phải tiếp xúc nhiều người cần gặp bác sĩ để điều sĩ sớm nhất hạn chế lây lan

Chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ

  • Bác sĩ thường sẽ tiến hành thăm khám mắt lâm sàng bằng cách quan sát mắt đang có dấu hiệu đau mắt đỏ.
  • Bác sĩ sẽ khai thác thêm các tiền sử bệnh về mắt để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
  • Để xác định chính xác hơn nguyên nhân gây đau mắt đỏ, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm với mẫu dịch mắt từ mắt bị nhiễm trùng.

Chẩn đoán

Khi xác định được nguyên gây đau mắt đỏ bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị hữu hiệu cho mắt

Các bệnh viện điều trị bệnh đau mắt đỏ uy tín

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

    Bệnh viện Mắt TP.HCM,

    Bệnh viện Quốc tế City,…

  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Nội,…

Với những cách chữa đau mắt đỏ vô cùng đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của cơn sưng nóng đỏ đau ở mắt. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: Mayoclinic, Medicalnewstoday, CDC

Theo TTV

Xem nguồn

Link bài gốc

Lấy link!

4 tháng trước

334