Cách chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả [Thuốc & Mẹo tại nhà]
Có nhiều cách cách chữa đau bụng đi ngoài như dùng thuốc hoặc áp dụng các mẹo tự nhiên để cải thiện các triệu chứng và giảm bớt khó chịu. Người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo bài viết này để biết thêm một số cách điều trị khi đau bụng đi ngoài.
Mục Lục
Thuốc chữa đau bụng đi ngoài
Các loại thuốc đau bụng đi ngoài thường được chỉ định tùy thuộc và tình trạng cơ bản và nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Thông thường bác sĩ có thể kê các loại thuốc như:
1. Chất hấp thụ
Chất hấp thụ là các hoạt chất có khả năng hấp thụ nước. Các chất hấp thụ liên kết nước ở ruột non và ruột kết làm cho phân tiêu chảy ít nước hơn. Thuốc này cũng liên kết các hóa chất có hại trong ruột non để làm giảm tình trạng đau bụng và đi ngoài. Các loại thuốc hấp thụ phổ biến bao gồm:
- Donnagel
- Kaopectate
- Polycarb
- Equalactin
- Parepectolin
- Diasorb
- Mitrolan
- Thực phẩm chức năng có chứa Đại hoàng
Các sản phẩm hấp thụ thường có thể sử dụng mà không cần kê toa. Mặc dù hiếm khi gây ra tác dụng phụ nhưng đôi khi người bệnh có thể bị táo bón hoặc đầy hơi. Ngoài ra, các chất hấp thụ có thể can thiệp vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể và gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, không lạm dụng thuốc và sử dụng theo hướng dẫn của người có chuyên môn.
2. Thuốc chống nhu động ruột
Thuốc chống nhu động ruột có thể làm giãn các cơ của ruột non và ruột kết. Thuốc có thể làm cho nước trong đường ruột di chuyển chậm hơn và làm giảm lượng nước có trong phân. Thuốc chống nhu động ruột chữa đau bụng đi ngoài có sẵn ở dạng kê đơn và không kê đơn.
Thuốc được sử dụng cho người trưởng thành, trẻ em trên 2 tuổi. Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ hoặc gây nghiện. Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi nhận được chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhân viên y tế có chuyên môn. Các loại thuốc chống nhu động ruột phổ biến là:
- Loperamid (Imodium)
- Diphenoxylate (Lomotil)
- Atropine
Trong hầu hết các trường hợp, cách trị đau bụng đi ngoài bằng thuốc chống nhu động ruột sẽ có tác dụng trong 72 giờ. Do đó, nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp hơn.
3. Sử dụng hợp chất Bismuth
Hợp chất Bismuth là thuốc thuốc đau bụng đi ngoài phổ biến và có sẵn tại các nhà thuốc. Thành phần chính của hợp chất là Bismuth và Salicylate (Aspirin). Hợp chất có tác dụng tương tự như thuốc kháng sinh và thuốc điều trị nhiễm trùng vi khuẩn Hp ở dạ dày.
Hợp chất Bismuth cũng được cho là có thể tiêu diệt vi khuẩn gây tiêu chảy và làm giảm sự bài tiết nước ở ruột. Hợp chất Bismuth dung nạp tốt trong ruột. Tuy nhiên, đôi khi có thể gây ra một số tác dụng phụ như phân sậm màu. Ngoài ra, một số lưu ý khi sử dụng hợp chất Bismuth để chữa đau bụng đi ngoài như sau:
- Người dị ứng với Aspirin.
- Không sử dụng cùng các loại thuốc có chứa Aspirin để tránh ngộ độc Aspirin.
- Bệnh nhân xơ gan hoặc rối loạn di truyền máu không được sử dụng. Hợp chất có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu. Do đó, trao đổi với bác sĩ nếu cần sử dụng các loại thuốc này.
- Trẻ em bệnh thủy đậu, cúm và các bệnh nhiễm virus khác không được sử dụng.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không được sử dụng.
Bên cạnh có loại thuốc đau bụng đi ngoài kể trên, đôi khi bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác như:
- Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm.
- Thuốc chống dị ứng cho các trường hợp dị ứng.
- Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần cho các trường hợp căng thẳng, lo âu.
- Thuốc chống viêm không Steroid.
- Thuốc chống ký sinh trùng.
Đừng bỏ qua: Cách chữa đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng triệt để tận gốc nhờ bài thuốc thảo dược Đông y
Cách chữa đau bụng đi ngoài tại nhà
Điều quan trọng nhất để đối với người đau bụng đi ngoài là giữ nước. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa đau bụng đi ngoài như sau:
1. Sử dụng trà hoa cúc
Trong trà hoa cúc có chứa hoạt chất chống viêm và được xem là một loại thuốc đau bụng đi ngoài tại nhà hiệu quả. Trà hoa cúc có thể giúp thư giãn các cơ và hỗ trợ cho hệ thống tiêu hóa. Do đó, bệnh nhân đau bụng đi ngoài có thể bổ sung trà hoa cúc hàng ngày liên tục trong vài tuần để cải thiện các triệu chứng.
2. Trà gừng
Trà gừng có hiệu quả cao trong việc điều trị đau bụng và đi ngoài. Trong gừng có hợp chất Shogaols và Gingerols có thể giúp thư giãn các lót đường ruột.
Sử dụng trà gừng có thể làm giảm các triệu chứng đau bụng, đau dạ dày, co thắt dạ dạy, buồn nôn và hỗ trợ điều trị táo bón. Người dùng có thể cho thêm mật ong vào trà gừng để cải thiện hương vị.
3. Trà bạc hà
Trà bạc hà là cách chữa đau bụng đi ngoài tại nhà hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua. Uống trà bạc hà có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau bụng và cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, nhai một ít là bạc hà tươi cũng có thể làm giảm cơn đau đau dạ dày, đầy hơi hoặc kho tiêu.
4. Uống nước chanh
Nước chanh mang lại hiệu quả điều trị đau bụng, khó tiêu và tiêu chảy khá tốt. Trong chanh có chứa nồng độ axit cao và có thể thúc đẩy quá trình sản xuất Axit Clohydric hỗ trợ quá trình tiêu hóa, chống buồn nôn, đau bụng. Hơn nữa, chanh có thể hỗ trợ giữ nước trong ruột, giúp giảm lượng nước của phân khi đi ra khỏi cơ thể.
Người bệnh có thể vắt một lát chanh tươi và cho nước ấm và uống vào buổi sáng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thêm mật ong nguyên chất để cải thiện hương vị.
5. Chườm nóng
Chườm nóng là cách điều trị đau bụng hiệu quả, an toàn. Giữ một túi chườm nóng trên bụng có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng, thư giãn cơ bắp. Người bệnh chỉ cần giữ một túi hoặc chai nước ấm trên bụng trong khoảng 15 phút và nằm nghỉ ngơi. Điều điều đảm bảo hơi nóng lan tỏa ra các cơ và giúp bạn thư giãn.
Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể chườm nóng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, hãy cẩn thận kiểm tra nhiệt độ để tránh làm bỏng da.
Ngoài ra, để giảm căng thẳng, lo lắng người bệnh có thể thử các động tác như thiền định, yoga, hít thở sâu và các kỹ thuật thư giãn khác.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu hết tình trạng đau bụng đi ngoài đều không nguy hiểm và có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu vấn đề này kéo dài liên tục trong 3 ngày hãy đến bệnh viện. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu các cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc kèm theo các triệu chứng như:
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Sốt trên 38 độ.
- Phân chứa máu hoặc trông giống như bã cà phê ướt.
- Luôn trong tình trạng khát nước hoặc khô miệng.
- Gặp khó khăn trong lời nói hoặc rối loạn ngôn ngữ.
- Vàng da hoặc mắt.
- Co giật.
- Đau, sưng bộ phận sinh dục
- Chảy máu hậu môn.
Vấn đề đau bụng đi ngoài có thể nguy hiểm hơn ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Do đó, nếu người bệnh là những đối tượng này, hãy đến bệnh viện để tránh các trường hợp xấu nhất.
Tham khảo thêm: Tư vấn của bác sĩ về cách điều trị các chứng đau bụng đi ngoài, viêm đại tràng cấp và mãn tính trong chương trình VTV2 Sống khỏe mỗi ngày