Cách chữa chai mắt cá chân

Chai mắt cá chân là 1 vấn đề mà nhiều người mắt phải, nó không chỉ gây khó chịu khi di chuyển mà còn làm mất thẩm mỹ cho đôi chân của người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được áp dụng để hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Vết ‘‘mắt cá’’ là 1 tổn thương dày sừng gặp ở những chỗ tỳ đè dễ bị sang chấn như gót chân, mười đầu ngón chân…Số lượng ‘‘mắt cá’’ thường là 1 cái, hai hoặc đôi khi gặp nhiều hơn. Vết ‘‘mắt cá’’ thường không mang tính chất đối xứng vì phần lớn là do sang chấn, hay do dẫm phải dị vật.

Mụn cóc còn được gọi là hạt cơm do Virus sinh u nhú có tên HPV gây nên, nhận diện tổn thương mụn cóc là hình ảnh bề mặt mắt cá chân có các chấm đen nhỏ, đây chính là các điểm tắc mạch của các nhú bì trong da. Các tổn thương này có thể lây lan trong thời gian ngắn, từ đó làm tăng số lượng mụn cóc từ 1 tổn thương ban đầu.

Vết chai là tình trạng khá phổ biến do lớp biểu bì của da tăng sinh dày lên. Trên thực tế, đây chỉ là 1 cơ chế phòng vệ tự nhiên của da người khi phải đối mặt quá nhiều áp lực hay lực ma sát liên tục. Vết chai chẳng khác gì là 1 vùng da chết, vị trí chai có thể gặp ở mắt các chân, gót chân, lòng bàn chân và mu bàn chân…Những nơi thường xuyên tiếp xúc với áp lực lớn. Một số trường hợp chai da vùng mắt cá chân có thể bị nhầm với mụn cóc hoặc là vết hình ‘‘mắt cá’’ tại mắt cá chân.

2.1 Gọt da chai thủ công

Các nhân viên y tế có thể sử dụng một miếng đá vôi hay đá bọt cạo bớt lớp da chai trên mắt cá chân hoặc đôi khi có thể dùng dao cắt tỉa trên những vùng da chai quá dày. Kỹ thuật này nên được thực hiện tại các cơ sở y tế tiêu chuẩn, bệnh nhân không nên tự mình thực vì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương da nặng hơn.

2.2 Thuốc dán

Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng những miếng dán có chứa 40% axit salicylic. Hoạt chất này có tác dụng làm tróc các lớp da bị chai hóa, đồng thời còn có tác dụng sát khuẩn vùng da bị tổn thương. Có thể làm mỏng vùng da dày bằng đá, dũa móng tay hoặc giấy nhám trước khi dán miếng dán lên vùng da bị chai. Nếu bệnh nhân cần điều trị một vùng da rộng hơn, hãy thử dùng Axit salicylic dạng gel hoặc dạng lỏng.

2.3 Miếng lót giày

Trong trường hợp bệnh nhân bị dị tật ở bàn chân, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại giày độn đế tùy chỉnh (có nẹp chỉnh hình) để ngăn ngừa vết chai tái phát.

2.4 Phẫu thuật điều trị

Trong trường hợp bệnh nhân bị chai mắt cá chân do dị tật bàn chân, hoặc do cấu trúc xương bàn chân bị ảnh hưởng sau một chấn thương. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật chỉnh hình lại xương bàn chân để hạn chế sự ma sát vùng mắt cá chân, từ đó làm giảm các vết chai tại vị trí này.

2.5 Điều trị toàn thể

Bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị chống dày sừng xơ hóa bằng sử dụng Vitamin A liều cao.

3. Một số cách chữa chai mắt cá chân tại nhà

3.1 Nước ấm

Trước khi thử bất cứ điều gì khác, bệnh nhân nên xử lý vùng bị chai bằng cách ngâm chân mình trong nước ấm khoảng 20 phút. Sau khi dùng khăn lau khô da, hãy xem liệu có thể dùng ngón tay xoa nhẹ để cạo một lớp vết chai không. Trong quá trình ngâm chân nhiều lần, bệnh nhân có thể loại bỏ hoàn toàn vết chai từng lớp một. Ngâm chân trong nước ấm đơn giản là biện pháp khắc phục đầu tiên được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

3.2 Giấm táo

Thành phần axit trong giấm táo có thể làm mềm lớp da cứng của vết chai. Trộn dung dịch gồm bốn phần nước kèm một phần giấm táo. Sau đó, ngâm vết chai trong dung dịch đó khoảng 20 phút. Sau khi ngâm xong, bệnh nhân có thể lột 1 hoặc 2 lớp của vết chai tốt hơn. Đừng lột da quá mạnh vì làm mất vùng da chai quá nhanh và nhiều có thể dẫn đến nhiễm trùng.

3.3 Dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu có các đặc tính như 1 chất bôi trơn da tự nhiên. Hoạt chất trong dầu thầu dầu có thể hữu ích trong việc dưỡng da để loại bỏ vết chai. Ngâm vết chai ở mắt cá chân trong hỗn hợp nước ấm kèm 5 thìa dầu thầu dầu để bôi trơn vùng da cứng và làm dịu vùng da bị tổn thương.

3.4 Muối Epsom

Muối Epsom được coi như là một chất tẩy tế bào chết hiệu quả. Các hạt muối nhỏ tan ra giúp thư giãn cơ và làm dịu da. Bệnh nhân nên ngâm chân với hỗn hợp gồm 2 – 3 muỗng canh muối Epsom với nước ấm để vùng da chai dễ bong ra hơn.

3.5 Giấy nhám

Dùng giấy nhám loại mịn chà lên vùng da ở mắt cá cũng có thể giúp loại bỏ vết chai.. Tốt nhất bệnh nhân nên ngâm vết chai với các hỗn hợp ở trên trước khi thử dùng giấy nhám.

Nhẹ nhàng áp lên vết chai và xem liệu có thể chà xát một lớp mô chai hoặc liệu nó có thể bong ra hoàn toàn khỏi da hay không. Nếu vết chai không thể bong ra, hãy ngâm chân và thử chà lại. Không bao giờ nên chà xát mạnh da bằng giấy nhám, hoặc chà quá nhiều lần trong thời gian ngắn.

3.6 Dầu cây trà

Dầu cây trà có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và cũng là một chất khử trùng tự nhiên. Nhỏ một vài giọt dầu cây trà vào một chậu đầy nước ấm và ngâm vết chai cho đến khi cảm thấy da bắt đầu mềm và căng lên. Không nên ngâm chân trong hỗn hợp này quá 15 phút vì tinh dầu trà hoạt động rất mạnh và có thể làm hỏng lớp da nếu chân tiếp xúc với nó quá lâu.

3.7 Baking soda và nước cốt chanh

Phương pháp này kết hợp thành phần axit trong nước cốt chanh và thành phần hóa học Natri hydrocarbonat để tạo ra một phản ứng giúp loại bỏ vết chai dễ dàng hơn. Bệnh nhân sẽ chuẩn bị hỗn hợp gồm nước ấm và 2 – 3 thìa nước cốt chanh sau đó bắt đầu ngâm chân. Sau vài phút ngâm vết chai trong dung dịch này, hãy thêm Baking soda vào.