Cách chữa bong gân cổ chân bằng mẹo dân gian
Bong gân là một chấn thương thường gặp và rất phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt do nhiều nguyên nhân như té ngã, tai nạn, vận động mạnh, chơi thể thao… Khi bị bong gân cổ chân, cần xử lý nhanh chóng và đúng cách để giảm thiểu các cơn đau nhức và phục hồi chức năng vận động của cổ chân. Không nên trì hoãn lâu sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và để lại di chứng về sau. Nếu bị bong gân nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách chữa bong gân cổ chân bằng mẹo dân gian sau đây để cải thiện các triệu chứng, bồi dưỡng gân cơ và phục hồi vận động cổ chân.
Nhận biết tình trạng bong gân cổ chân
Bong gân cổ chân là tình trạng tổn thương dây chằng cố định vùng khớp cổ chân khiến dây chằng bị giãn hoặc đứt. Bong gân là một chấn thương thường gặp và rất phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt do nhiều nguyên nhân như té ngã, bị đánh đập, tai nạn, thường xuyên vận động mạnh, vận động với cường độ cao, chơi thể thao…
Bong gân cổ chân do chơi thể thao
Bong gân được chia thành 3 cấp độ là:
- Cấp độ 1: Bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn, người bệnh chỉ thấy đau, cử động khớp không quá khó khăn.
- Cấp độ : Bong gân vừa, dây chằng bị rách một phần.
- Cấp độ 3: Bong gân nặng, dây chằng bị đứt hoàn toàn, cổ chân bị sưng và bầm tím, đau kéo dài, khớp lỏng lẻo, hạn chế cử động.
Trường hợp nặng, dây chằng có thể bị đứt hoặc làm khớp bị lỏng lẻo do mất điểm bám, khớp cử động bất thường sang cả hai bên. Vị trí bong gân bị sưng nề, bầm thâm tím, cơn đau nhức kéo dài.
Tùy theo nguyên nhân gây bong gân, tính chất tổn thương nặng hay nhẹ mà bệnh nhân có thể bị đau ít hoặc nhiều. Các triệu chứng chính của bong gân cổ chân bao gồm:
Triệu chứng bong gân cổ chân
- Dây chằng ở vùng cổ chân bị tổn thương sẽ sưng nề và nóng lên nhanh chóng.
- Đau nhức khớp cổ chân dữ dội.
- Xuất hiện vết bầm tím ở vùng cổ chân bị sưng do tụ máu và tổn thương tế bào.
- Sờ và ấn vào vùng cổ chân bị bong gân thấy đau dữ dội.
- Khi vận động cổ chân thì thấy cơn đau kéo dài, khó cử động cổ chân.
Khi bị bong gân cổ chân, cần xử lý nhanh chóng và đúng cách để giảm thiểu các cơn đau nhức và phục hồi chức năng vận động của cổ chân. Không nên trì hoãn lâu sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và để lại di chứng về sau. (Tìm hiểu thêm: Cảnh báo nguy cơ thoái hóa khớp sau chấn thương)
Cách chữa bong gân cổ chân bằng mẹo dân gian
Với những trường hợp bong gân nhẹ ở giai đoạn 1, bệnh nhân có thể tự xử lý bằng cách bất động vùng khớp cổ chân, hạn chế vận động và di chuyển để tránh tổn thương nặng hơn. Kê cao chân và dùng đá lạnh hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng khớp cổ chân để làm dịu cơn đau và giảm sưng nề. Trong thời gian nghỉ ngơi, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách chữa bong gân cổ chân bằng mẹo dân gian sau đây để cải thiện các triệu chứng, bồi dưỡng gân cơ và phục hồi vận động cổ chân.
Cách chữa bong gân cổ chân bằng thuốc uống
-
Bài thuốc từ cây si
Dùng 50g tua rễ si hoặc 60g cành si rửa sạch, cho vào ấm đất sắc với 3 chén nước đến khi thuốc đặc lại còn 1 chén thì cho thêm chút rượu trắng để uống hết trong ngày.
Cây tầm xoọng tươi (quýt gai)
-
Bài thuốc từ lá tầm xoọng
Dùng khoảng 40g lá tầm xoọng tươi (hay lá quýt gai) đem rửa sạch, giã nát. Sau đó hòa với 1 bát nước sôi để nguội rồi gạn lấy nước uống trong ngày. Cách 1 ngày uống 1 lần đến khi hết sưng đau cổ chân.
-
Bài thuốc từ củ nghệ vàng, cỏ xước, vỏ cây gạo, cây lá lốt
Chọn 2 củ nghệ vàng, đem thái mỏng sao rượu; 16g vỏ ngoài cây gạo và 12g cỏ xước thái mỏng sao rượu; 16g cây lá lốt sao vàng. Cho các vị thuốc vào ấm đất sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát thì chia uống 2 lần/ngày.
-
Bài thuốc từ hoa hòe, hạt bí, sơn tra
Đem 18g hoa hòe, 15g hạt bí xanh và 15g sơn tra đun sôi với nước trong 5 phút. Uống nước này như nước trà.
Cách chữa bong gân cổ chân bằng thuốc đắp
-
Bài thuốc đắp từ lá náng
Cách 1: Dùng 1-2 lá náng hơ trên lửa cho nóng chín rồi bó vào khớp cổ chân bị sưng đau. Khi lá nguội thì hơ nóng lại và bó tiếp. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần cho đến khi hết bong gân.
Cách 2: Ngoài lá náng, dùng thêm vài loại lá sau đây: lá cúc tần, lá chìa vôi, lá bạc thau, lá ngải cứu, lá đau xương, lá thầu dầu tía. Mỗi lá dùng khoảng 1 nắm, đem rửa sạch bụi bẩn rồi giã nát, trộn chung với giấm hoặc rượu rồi lại đem sao nóng. Đắp hỗn hợp lá thuốc này lên khớp cổ chân bị bong gân, chờ thuốc khô thì thay thuốc mới.
Cây lá náng
-
Bài thuốc từ lá tầm gửi, lá gấc và gạch non
Đem 100g lá tầm gửi, 30g lá gấc và một ít gạch non giã nát, trộn chung với nhau rồi đắp vào khớp cổ chân. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần cho đến khi hết bong gân.
-
Thuốc đắp từ lá ngải cứu
Dùng 40g lá ngải cứu khô hoặc 100g lá ngải cứu tươi đem rửa sạch, giã nát, tẩm rượu hoặc giấm thanh rồi bó vào vùng bong gân cổ chân mỗi ngày 1 lần.
-
Bài thuốc từ 8 vị thảo dược
Cho 30g vòi voi, 20g nga truật, 12g lá cúc tần, 12g trầu không, 12g lá xạ can, 10g đu đủ xanh, 10g lá na, 1 củ tỏi vào cối giã nhỏ. Sau đó đắp thuốc lên vết thương, 2 – 3 ngày thay thuốc 1 lần.
Ngoài việc áp dụng các bài thuốc chữa bong gân cổ chân trên đây, bệnh nhân có thể kết hợp xoa bóp cổ chân để giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm đau và giảm sưng nề, bầm tím. Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bệnh nhân dùng ngón tay cái của bàn tay cùng phía với cở chân bị bong gân miết lên các huyệt Giải khê, Khâu khư, Chiếu hải, Thái khê. Mỗi huyệt ấn miết 14 lần.
- Sau đó, nắm xoay khớp cổ chân theo chiều kim đồng hồ 36 lần và xoay ngược chiều kim đồng hồ 36 lần.
- Xoa hai bàn tay cho ấm lên rồi xoa bóp nhẹ lên khớp cổ chân trong 3 phút, kết hợp ngâm cổ chân trong nước ấm để kích thích tuần hoàn máu.
Bệnh nhân nên thực hiện cách xoa bóp này vào buổi tối và áp dụng sau khi bị bong gân 1 ngày.
LƯU Ý:
♦ Những cách chữa bong gân cổ chân bằng mẹo dân gian trên đây chỉ áp dụng trong các trường hợp bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý và khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo.
♦ Với những trường hợp bong gân nặng, dây chằng khớp cổ chân bị đứt hoàn toàn hoặc bị bong điểm bám làm cho khớp bị lỏng lẻo thì không được tự ý xử lý mà phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp gần nhà để điều trị thích hợp.