Cách chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả
Bị trĩ sau sinh không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng và thường biến mất với vài biện pháp điều trị tại nhà. Thế nhưng, trĩ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ sau khi sinh con. Chính vì vậy các mẹ bỉm sữa mắc trĩ sau sinh rất cần một phương pháp điều trị hợp lý.
BỆNH TRĨ LÀ GÌ?
Bệnh trĩ là những búi tĩnh mạch giãn, tức là tĩnh mạch trở nên phình to và ứ máu. Những tĩnh mạch này ở vùng trực tràng và kích thước có sự thay đổi theo xu hướng tăng dần cùng với mức độ trầm trọng của bệnh. Bệnh trĩ có ba loại là trĩ nội (tĩnh mạch nằm bên trong cơ thắt) và trĩ ngoại (tĩnh mạch thò ra ngoài hậu môn) và trĩ hỗn hợp.
Tùy thuộc vào từng người, trĩ có thể có những biểu hiện khác nhau như từ ngứa ngáy đến đau đớn. Trong một vài trường hơp, sau khi đi đại tiện, sản phụ có thể bị chảy máu ở vùng hậu môn. Nếu bị trĩ trước khi mang thai, thì khả năng tái phát bệnh trĩ sau sinh cao hơn, đồng thời bệnh trĩ cũng có xu hướng nặng hơn. Nhưng nếu trĩ chỉ xuất hiện khi bạn mang thai thì bạn có thể tự điều trị tại nhà.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ
Các dấu hiệu của bệnh trĩ bao gồm:
Đi đại tiện thấy máu
Khi bắt đầu, máu thường xuất hiện với số lượng tương đối ít và tần suất ra máu thưa thớt. Chúng ta chỉ có thể phát hiện ra hậu môn bị chảy máu khi chúng ta nhìn vào giấy vệ sinh đã sử dụng hoặc là nhìn thấy sự xuất hiện của tia máu có trong phân.
Giai đoạn sau, tình trạng bị chảy máu ở hậu môn diễn ra theo chiều hướng xấu đi. Máu chảy ra bắt đầu có xu hướng càng ngày càng gia tăng và với số lượng máu mỗi ngày một nhiều lên. Hơn thế nữa, khi mỗi lần phải đi đại tiện, bệnh nhân mắc bệnh trĩ có thể cảm thấy máu chảy theo tia một cách rất rõ ràng.
Đôi khi, máu từ búi trĩ sẽ bị chảy ra và có thể dẫn tới bị đông lại trong lòng của trực tràng, biểu hiện là đại tiện sẽ ra máu cục.
Sa búi trĩ
Tùy theo các mức độ trĩ mà bệnh nhân cũng sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Khi bệnh trĩ ở với mức độ nhẹ (khoảng độ 1 hay độ 2) sẽ không gây nhiều khó khăn hay cản trở trong sinh hoạt thường ngày. Nhưng đối với búi trĩ khi đã bắt đầu sa cấp độ 3 trở lên, thì bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và bứt rứt khi đi đại tiện hoặc khi cần phải di chuyển nhiều, làm những việc công nặng.
Ngứa hậu môn
Khi có dấu hiệu xuất hiện bệnh trĩ thì hậu môn sẽ trở nên vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Làm chúng ta thiếu tự tin khi ra ngoài giao tiếp.
Nứt hậu môn và rát hậu môn
Sau khi ngứa hậu môn là cảm giác hậu môn bị nứt ra kèm theo đó là là vô cùng rát. Lúc này nếu điều trị sẽ có hiệu quả vô cùng tốt.
Các triệu chứng khác của bệnh trĩ sau sinh cũng có thể xảy ra như
Búi trĩ có cảm giác đau tuy nhiên lại không gây ra cảm giác cộm hay vướng. Búi trĩ chỉ đau khi bị tắc mạch hay sa trĩ bị nghẹt, xảy ra hiện tượng nứt kẽ hậu môn. Bệnh nhân có thể còn có nguy cơ bị xuất hiện thêm ổ áp xe đi kèm, và thường thì nó nằm ngay tại dưới lớp niêm mạc và ở trong hố ngồi – trực tràng… Nó sẽ gây ra cảm giác vô cùng đau đớn và khó chịu.
Thêm vào đó, người bệnh trĩ sẽ có thêm nhiều biểu hiện nhỏ như bị chảy dịch nhày ở cửa hậu môn và các triệu chứng bệnh lý khác đi kèm theo như là bị viêm trực tràng hay u trực tràng hoặc có thể viêm da quanh hậu môn.
NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH TRĨ KHI MANG THAI VÀ SAU KHI SINH
-
Thông thường đối với phụ nữ sau khi sinh, trĩ thường là kết quả của tăng sức nặng lên vùng đáy chậu vào 3 tháng cuối của thai kỳ, trong và sau khi sinh vì bạn đang mang trong mình một em bé nặng khoảng 3kg. Tĩnh mạch giống như một cái van giúp đẩy máu về tim. Khi những tĩnh mạch này trở nên yếu đi, chúng sẽ bị ứ máu và căng phồng lên. Các tĩnh mạch này bị đẩy ra ngoài trong quá trình bạn rặn đẻ. Từ đó, bạn có thể bị trĩ sau sinh. Nói một cách cụ thể hơn, nguyên nhân bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh bao gồm:
-
Đã bị trĩ trước hoặc trong lúc mang thai, sau khi sinh con đã không chú ý giữ gìn sức khỏe của bản thân, điều này đã khiến cho bệnh trĩ có xu hướng diễn biến nặng hơn và gây những biến chứng như chảy máu, thuyên tắc búi trĩ, viêm phù nề búi trĩ.
-
Trong quá trình thai sản và chuyển dạ, việc rặn đẻ không thực hiện đúng cách, điều đó đã làm tăng thêm áp lực lên ổ bụng đặc biệt là vùng tiểu khung (phần dưới của khung chậu), khiến cho búi trĩ dễ bị sa ra ngoài.
-
Sau khi phụ nữ sinh con, phụ nữ bắt đầu áp dụng chế độ kiêng ăn khác nhau, một số chế độ ăn kiêng không phù hợp, ví dụ như ăn ít rau xanh hơn (vì sợ bị nhiễm giun), hay ít uống nước đi (để cho sữa mà con bú sẽ không bị loãng)… sẽ dẫn tới bệnh trĩ sau sinh.
-
Những tháng cuối thai kỳ, thai nhi nhiều tháng cũng có khả năng gây chèn ép và sẽ cản trở đường về của các tĩnh mạch làm cho các đám rối trĩ bị căng phồng lên, điều đó là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh.
-
Bị mắc chứng táo bón sau khi sinh với tần suất thường xuyên có nguy cơ bị trĩ. Khi các búi trĩ lớn lên nhiều sẽ bị sa ra ngoài hậu môn, thường gọi là trĩ nội sa.
-
Ngồi hoặc đứng quá nhiều hay ít di chuyển và vận động cũng là nguyên nhân gây trĩ.
-
Phụ nữ bị viêm phế quản mãn tính hay bị dãn phế quản hoặc lao động nặng nhọc… sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng điều này làm cho nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.
Bên cạnh đó, tất cả những hormone trong cơ thể người mẹ cũng ảnh hưởng đến sự hình thành trĩ. Mẹ bầu sẽ có nồng độ progesterone cao, khiến tĩnh mạch giãn ra và ngày càng ứ máu.
Có nhiều nguyên nhân khác khiến mẹ sau sinh tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, bởi nhiều người phải đối mặt với trình trạng táo bón. Tình trạng này chính là tác nhân lớn nhất gây nên bệnh trĩ vì khiến sản phụ dùng nhiều sức lực để tống chất thải ra ngoài, tăng áp lực lên búi trĩ gây khó chịu và các mẹ lại càng sợ đi đại tiện. Như thế, chất thải sẽ bị ứ lại, ngày càng cứng hơn và táo bón nặng hơn.
CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ SAU SINH HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Ngay khi nhận chị em nhận thấy có máu xuất hiện trong khi đi ngoài thì chị em nên đến bệnh viện ngay để bác sĩ chuyên khoa có thể thăm khám, chẩn đoán và kê đơn cho chị em nhanh nhất. Giúp cho việc điều trị bệnh dễ dàng.
Điều trị bệnh trĩ sau sinh tại Vinmec
Ưu tiên hàng đầu của điều trị trĩ sau sinh là phương pháp điều trị nội khoa bảo tổn, giảm tối thiểu việc sử dụng nhiều loại thuốc, tuy nhiên một số vài trường hợp bệnh ở mức độ quá nặng, gây biến chứng như chảy máu cấp tính, thuyên tắc hay hoại tử búi trĩ vẫn phải can thiệp phẫu thuật để đảm bảo điều trị hiệu quả.
Các loại thuốc thường được sử dụng như thuốc làm co mạch và tăng tính bền của thành mạch, giúp giảm kích thước búi trĩ cũng như giảm chảy máu, thuốc chống viêm giảm đau, giảm sưng nề búi trĩ, thuốc chống co thắt cơ vòng hậu môn, thuốc làm mềm phân giúp đại tiện dễ dàng hơn, tránh táo bón làm nặng thêm tình trạng trĩ.
Các phương pháp phẫu thuật bao gồm cắt búi trĩ theo kinh điển (khi trĩ sa độ IV, trĩ vòng, trĩ hỗn hợp tức có cầu nối giữa trĩ nội và trĩ ngoại, búi trĩ không còn khả năng trượt lên trên đường lược bên trong hậu môn được). Ở mức độ nhẹ hơn, trĩ nội đơn thuần độ III, phẫu thuật Longo với ưu điểm ít đau sau mổ, không có sẹo hở vùng hậu môn sau mổ, thời gian nằm viện ngắn thường được áp dụng để điều trị triệt để bệnh trĩ.
Khi về nhà, để việc trị liệu được hiệu quả hơn, chị em nên thường xuyên ngâm hậu môn với nước muối có độ ấm 9‰ khoảng 15 phút mỗi ngày, rửa lại bằng nước sạch sau mỗi lần đi tiêu, chị em nên ăn nhiều rau xanh, quả tươi và chú ý uống đủ lượng nước mỗi ngày ít nhất là 1,5 lít nước; hạn chế tối đa việc ăn đồ ăn cay nóng hoặc chất kích thích; nên xoa bụng mỗi khi đi cầu; luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày. Đồng thời, chị em tránh làm việc nặng hay đứng hoặc ngồi quá lâu
Ngoài ra còn có một vài biện pháp bạn có thể tự điều trị trĩ tại nhà như:
-
Chườm lạnh bằng miếng vải mềm có chứa đá.
-
Ngâm chậu nước ấm vài lần trong ngày hay bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm.
-
Xen kẽ túi chườm đá và ngâm chậu nước ấm.
-
Lau nhẹ nhàng và sạch sẽ vùng đáy chậu. Bạn có thể dùng bình nước xịt để rửa sạch vùng này. Thay vì dùng giấy vệ sinh, bạn nên lau bằng khăn ướt.
-
Những vật dụng bạn dùng để vệ sinh như giấy, túi đá nên là đồ không mùi và đừng quá khô ráo.
-
Bạn nên nằm nhiều để giảm áp lực lên vùng đáy chậu.
-
Để giảm đau nhanh chóng, bạn có thể dùng acetaminophen (Tatanol hay Panadol) hay ibuprofen đúng liều. Cả hai đều an toàn với mẹ đang cho con bú.
-
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các thuốc điều trị trĩ tại nhà như thuốc bôi hay thuốc nhét hậu môn. Bạn không nên dùng thuốc lâu hơn 1 tuần và chỉ dùng các thuốc không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
SẢN PHỤ PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH LÀNH TRĨ?
Phụ nữ sau sinh muốn đẩy nhanh việc lành trĩ thì cần chú ý làm những điều sau:
-
Phòng ngừa hay trị táo bón.
-
Bạn nên đi vệ sinh ngay nếu muốn đi đại tiện. Đừng nhịn đi vì sợ đau. Bạn càng để lâu, phân sẽ càng cứng hơn và trĩ sẽ càng nặng hơn.
-
Bài tập Kegel để săn chắc cơ vùng đáy chậu.
Ở MỨC ĐỘ NÀO CỦA BỆNH THÌ SẢN PHỤ NÊN ĐI KHÁM?
Nếu đang muốn điều trị trĩ tại nhà, các mẹ bầu mắc bệnh trĩ sau sinh nên nên chú ý đến quá trình cải thiện từ từ trong vài tuần sau sinh. Tuy nhiên, nếu trĩ vẫn còn dai dẳng, ngày càng nặng nề hơn hay sản phụ bị chảy máu khi đi đại tiện thì nên đến bác sĩ khám ngay. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật để điều trị hết trĩ.
Đên đây, thông qua bài viết này chúng tôi muốn khuyên các sản phụ cũng như những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Đối với những ai đã mắc trĩ và các thể riêng của căn bệnh này (trĩ nội, trĩ ngoại) cần chú ý đến việc ăn uống đủ chất, đặc biệt đối với những ai hay mắc triệu chứng táo bón thì nên ăn nhiều chất xơ và các thực phẩm nhuận tràng sẽ rất tốt để đẩy lùi nguy cơ mắc trĩ.