Cách chọn giày chạy bộ phù hợp nhất cho người mới bắt đầu

Một đôi giày phù hợp sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho suốt quá trình chạy bộ, đồng thời cũng bảo vệ chân của bạn khỏi phần lớn các chấn thương khó lường. Bài viết này sẽ hướng dẫn về cách chọn giày chạy bộ một cách chi tiết dành cho người mới bắt đầu. Cùng đọc ngay nhé!

Chọn giày chạy bộ theo định địa hình

Chạy bằng phẳng, đường nhựa (road)

Giày chạy bộ đường bằng hay còn gọi là giày chạy road có đặc điểm nổi bật là mang thiết kế gọn nhẹ và thoáng khí. Phần đế ngoài và đế giữa có xu hướng bằng phẳng, sở hữu độ êm và độ bền cao, hỗ trợ người dùng chạy bộ lâu dài mà vẫn thoải mái. Phần trên của giày chạy road sẽ ưu tiên thiết kế thoáng khí và không yêu cầu gia cố nhiều như giày chạy địa hình.

Chạy bằng phẳng, đường nhựa (road)

Chạy địa hình (trail)

Khác với giày chạy bộ đường bằng, đế ngoài của giày địa hình có thiết kế gồ ghề và mềm hơn để tạo thêm ma sát giúp mỗi bước chạy của bạn luôn được chắc chắn. Phần đế giữa cũng cứng cáp hơn nhằm tạo thêm một bề mặt ổn định khi bạn chạy trên địa hình không bằng phẳng.

Ngoài ra, giày chạy rail còn có điểm khác biệt so với giày chạy bộ đường bằng đó là ở cách gia cố phần trên. Vì tính chất đường rail hay có các chướng ngại vật như đá hoặc gai nhọn nên phần trên của giày sẽ dày dặn và bền hơn để bảo vệ đôi chân của bạn đấy.

Chạy địa hình (trail)

Chọn giày chạy bộ theo kiểu chạy

Chạy bình thường

Bằng cách xem phần bị mòn của đế giày, bạn có thể xác định được độ lệch cổ chân của chính mình. Đối với kiểu chân bình thường, giày sẽ có xu hướng bị mòn ở giữa đế giày như hình. Loại giày giúp tăng sự ổn định (Stability) là lựa chọn phù hợp cho những ai có kiểu chân tự nhiên này.

Chạy bình thường

Chạy chân lệch (lật) trong

Nếu giày bạn bị mòn nhiều ở má trong thì đôi chân của bạn thuộc kiểu lệch trong. Nhưng những người có bàn chân kiểu này thường gặp vấn đề đau đầu gối khi chạy trong thời gian dài. Vì thế, một đôi giày có khả năng kiểm soát chuyển động (Motion Control) sẽ giúp giảm chấn thương cho đôi chân cũng như đầu gối của bạn.

Chạy chân lệch (lật) trong

Chạy chân lệch (lật) ngoài

Ngược lại với kiểu chân lệch trong, chân lệch ngoài sẽ khiến đế giày mòn nhiều hơn ở phần rìa má ngoài. Tình trạng này có thể dẫn đến chấn thương cổ chân do trật chân như lật sơ-mi (lật cổ chân) hay bong gân. Nếu bạn thuộc kiểu chạy này thì hãy chọn cho mình đôi giày có lót đệm hoặc hỗ trợ cân bằng (Cushion/Neutral) nhé.

Chạy chân lệch (lật) ngoài

Chạy tối giản

Thông thường, các đôi giày chạy bộ sẽ được thiết kế để người dùng tiếp đất bằng gót, vì thế phần gót giày sẽ dày hơn mũi giày. Tuy nhiên, khi mang giày chân trần (Barefoot shoes) hay giày tối giản (Minimalist shoes), đế giày rất mỏng nên bạn cần phải tiếp đất bằng mũi hoặc ức chân để đảm bảo an toàn.

Chạy tối giản

Chọn giày chạy bộ theo chức năng của giày

Giày có đệm

Đối với người có kiểu chân lật ngoài, loại giày có đệm sẽ phát huy hết công dụng của mình trong suốt quá trình hoạt động. Giày có đệm (cushioning shoes) đặc biệt giúp hấp thụ hiệu quả các phản lực từ mặt đất, giảm áp lực cho bàn chân giúp chân bạn lâu mỏi hơn, nhất là phần má ngoài.

Giày có đệm

Giày tăng sự ổn định

Được trang bị một miếng đệm cứng ở lòng bàn chân, giày tăng sự ổn định đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cho phần lõm của bàn chân ở mức ít đến trung bình. Đối với người có kiểu chân lệch trong, khu vực này thường dễ chịu tác động mạnh mỗi khi chạy.

Giày tăng sự ổn định

Giày kiểm soát hoạt động

Sở hữu chức năng khá giống với giày tăng sự ổn định, giày kiểm soát hoạt động sẽ có các đặc tính như gót giày cứng và đế giày khuôn thẳng hơn các loại khác. Các điểm này sẽ hỗ trợ cho những người có độ nghiêng bàn chân từ trung bình đến cao, bảo vệ bạn khỏi các chấn thương cổ chân và đầu gối.

Giày kiểm soát hoạt động

Giày chân trần

Loại giày đặc biệt này không có sự chênh lệch độ cao giữa gót và mũi giày như bao đôi giày khác, phần đế dày khoảng 3-4mm và gần như không có đệm nên tính năng bảo vệ chỉ ở mức tối thiểu như tránh các chướng ngại vật nhỏ trên mặt đường.

Bất kể ai cũng có thể thử qua giày chân trần, nếu bạn yêu thích cảm giác đôi chân tiếp xúc với mặt đất và luôn được nhẹ nhàng thì hãy tìm đến giày chân trần nhé. Tuy nhiên sẽ có nhiều lưu ý cần nhớ trước khi sử dụng loại giày này như tiếp đất bằng mũi hoặc ức bàn chân.

Giày chân trần

Giày tối giản

Đây là kiểu giày có cấu trúc siêu nhẹ, có thiết kế được kết hợp từ giày chân trần và giày truyền thống. Phần đệm giày rất mỏng đem lại cảm nhận rõ ràng địa hình mà bạn đang chạy cũng như giúp đôi bạn trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn rất nhiều.

Giày tối giản

Chọn giày chạy bộ theo cách đáp chân

Đối với những người mới tập chạy thường sẽ có xu hướng tiếp đất bằng gót chân. Động tác này có thể dẫn đến chấn thương cũng như khiến gót chân phải chịu nhìu áp lực và nhanh mỏi. Vì thế, để cải thiện tư thế khi chạy, bạn cần quan tâm đến độ dốc của đế giày (chỉ số độ dày hay mỏng của gót và mũi giày).

Chỉ số này càng cao thì độ bổ trợ cũng càng cao, nếu bạn mới tập chạy thì nên lựa chọn các đôi giày có độ dốc lớn để dễ dàng điều chỉnh tư thế và có thể giảm dần khi bạn đã quen hơn. Khi mang giày mà chân không bị trượt xuống và 10 đầu ngón chân cảm thấy thoải mái thì mới gọi là một đôi giày phù hợp với bạn.

Chọn giày chạy bộ theo cách đáp chân

Chọn giày chạy bộ có kích cỡ phù hợp

Bạn nên mua giày chạy bộ có kích thước không quá vừa khít bàn chân, phần đầu mũi chân nên có khoảng trống nhỏ với mũi giày để khi chạy không bị đẩy xuống quá sát mũi giày. Bên cạnh đó, buổi tối là thời điểm phù hợp để đo kích thước bàn chân hoặc thử giày vì khi này bàn đang nở nhiều nhất. Nếu hai chân bạn có kích thước khác nhau thì nên chọn size cua chân lớn hơn.

Chọn giày chạy bộ có kích cỡ phù hợp

Những lưu ý quan trọng khi chọn mua giày chạy bộ

  • Không nên chọn giày có đệm mắt cá chân như giày bóng rổ cho mục đích đi bộ hoặc chạy bộ, vì có thể làm mắt cá chân bạn bị yếu đi.
  • Không nên chọn giày có phần đế hẹp vì sẽ làm giảm khả năng giữ thăng bằng lẫn ma sát.
  • Nên chọn giày có thiết kế thông hơi hoặc làm từ chất liệu thoáng mát để đôi chân luôn được thoải mái.
  • Hãy thử uốn cong phần mũi giày, nếu ⅓ chiều dài giày có thể uốn dẻo và ⅔ cứng cáp, khó uốn thì đó là một đôi giày phù hợp để chạy bộ.
  • Đi thử là một điều không thể thiếu khi bạn đi mua giày, bạn nhớ ưu tiên công dụng của đôi giày hơn là thiết kế bên ngoài nhé. Còn nếu mua giày trực tuyến thì bạn cần xác định cỡ chân cũng như liên hệ cửa hàng để được tư vấn rõ ràng nhất.
  • Mua giày chính hãng, tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng cho mỗi đường may cũng như bộ phận của đôi giày.

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết cách chọn giày chạy bộ phù hợp nhất cho người mới bắt đầu. Hãy nhắn ngay vào mục bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc nào.