Cách chăm sóc na mãng cầu sau thu hoạch

Cách chăm sóc na mãng cầu sau thu hoạch

Cũng như các loại cây ăn trái lâu năm khác, sau mỗi vụ thu hoạch, cây na cần được chăm sóc tốt để phục hồi sức khỏe, chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.

Việc chăm sóc cây na sau thu hoạch cần tiến hành ngay sau khi đã thu hoạch hết na trên cây, đảm bảo cây kịp hồi sức trước khi làm hoa cho vụ sau.

Các bước chăm sóc cây na sau thu hoạch bao gồm các bước quan trọng sau.

1. Cắt tỉa cành

Trong quy trình chăm sóc cây na sau thu hoạch, việc cắt tỉa cành, tạo tán cho cây là rất quan trọng, quyết định đến năng suất cây na trong vụ tới.

Thời gian cắt tỉa thích hợp nhất là vào tháng 10-11.

Cách cắt:

Đối với những cây lâu năm, già yếu, nhiễm bệnh: Tiến hành cắt cành cách gốc khoảng 80-100cm. Cắt theo góc nghiêng 45o, hạn chế để lại vết xước.

Với những cây khỏe mạnh, nhiều cành lá: Cắt bỏ những cành nhỏ mọc trong tán, cành bị khuất sáng. Để lại những cành to bằng ngón tay út trở lên và trên những cành ấy cắt bỏ tất cả ngọn ở nơi tiếp giáp giữa cành bánh tẻ và cành non.

Lưu ý: Không nên cắt quá nhiều cành lá của cây, chỉ nên cắt số lượng cành nhỏ hơn 25% số cành của cây. Nếu cắt quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức sống của cây.

2. Xử lý nấm bệnh

Xử lý nấm bệnh là bước cực kỳ quan trọng nhà vườn không được bỏ qua. Bởi thời điểm này sức đề kháng của cây rất kém, dễ nhiễm bệnh và những vết thương hở trong quá trình thu hoạch và cắt tỉa mở đường cho nấm khuẩn tấn công cây.

Nhà vườn tiến hành xử lý nấm khuẩn trên thân cành lá và xử lý nấm khuẩn dưới đất.

Xử lý nấm khuẩn thân cành lá:

Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá. Để  tẩy rửa, tiêu diệt các mầm bệnh và rong rêu, mảng bám trên cành lá. Giúp lá cây quang hợp tốt hơn, hạn chế nấm bệnh gây hại trong mùa vụ tới.

Xử lý nấm bệnh trong đất:

Sử dụng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ xử lý nấm khuẩn WAO BOOM tưới đều quanh gốc.

WAO BOOM là bộ giải pháp giúp kiểm soát các nấm khuẩn gây bệnh trong đất, kích hoạt các vi sinh vật có lợi hoạt động, đồng thời củng cố hệ rễ, tăng cường khả năng hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng của rễ. Ngoài ra còn ổn định pH đất, bổ sung dinh dưỡng cho cây.

3. Bổ sung dinh dưỡng

Sau một mua vụ, cây na đã cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, do đó, nhà vườn cần bổ sung dinh dưỡng ngay cho cây.

Sử dụng các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân trùn quế, phân hữu cơ nở để bón gốc cho na.

Lưu ý: Phân chuồng cần được ủ với Trichoderma.

Lượng bón: Tùy thuộc vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán.

Cách bón: Bón rải mặt, cách gốc 40cm theo hình chiếu của tán cây. Sau đó trộn nhẹ với 5cm đất mặt và che phủ bằng vật liệu hữu cơ.

Tiếp đến bón mỗi gốc từ 30-50gram phân bón trung vi lượng cao cấp Sao đỏ để bổ sung các dinh dưỡng trung vi lượng thiết yếu, giúp cây nhanh phục hồi.

Sau khi bón gốc, nhà vườn tiến hành phun phân bón lá A4 Amino acid để giảm stress, kích thích phát triển chồi, cân bằng dinh dưỡng và giảm áp lực cho bộ rễ.

Trên đây là ba bước cơ bản để hồi phục cây na sau thu hoạch, chuẩn bị kỹ lưỡng cho một mùa vụ bội thu.

Đọc tiếp:

Sâu bệnh cây na và cách trị sâu bệnh cho cây na

Vân Hồng

Xem thêm về: chăm sóc cây na

Danh mục: Cách trồng và chăm sóc, Kỹ thuật chăm sóc cây