Cách chăm sóc hoa hồng tại nhà cho nhiều hoa

 

    Hoa hồng được xem là nữ hoàng của các loài hoa. Với những bông hoa lớn nhỏ khác nhau, màu sắc đa dạng cùng với hương thơm dịu nhẹ, hoa hồng luôn được ưa chuộng nhất từ xưa đến nay. Bạn đang dự định trồng hoa hồng hay đã có vài chậu hoa hồng nhưng không biết cách chăm sóc như thế nào để cho nhiều hoa. Hãy cùng Xuân Nông tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cây hoa hồng qua bài viết sau đây nhé!

 

1. Vị trí trồng

 

hoa hồng

 

Hoa hồng leo

 

    Tất cả các loài hoa hồng đều phát triển tốt ở những vị trí nhiều nắng, gió và thoáng. Nếu bạn trồng ở những khu vực không thoáng khí, trồng dưới tán cây lớn hay trồng quá dày đặc dễ dàng gây ra nhiều bệnh cho cây hoa hồng.

Xem thêm: Hạt giống hoa.

 

2. Tưới nước cho hoa hồng

 

kỹ thuật chăm sóc hoa hồng

 

Kỹ thuật tưới nước cho hoa hồng

 

    – Đặc biệt, đối với cây hoa hồng non và mới trồng vào những ngày nóng, nước là yếu tố rất quan trọng. Bởi vì, hệ rễ của cây bị tổn thương và cây bị mất nước trong quá trình trồng. Tưới ẩm đất nhưng không tưới lên lá và lưu ý là không nên tưới vào ban đêm để hạn chế nấm bệnh phát triển.

    – Cây cần nước vào mùa nắng nóng nhiều hơn vào mùa mát mẻ. Cần giảm lượng nước tưới từ từ khi chuẩn bị giao mùa từ nóng sang lạnh. Cây sẽ thích nghi dần và không bị sốc.

    Xem thêm: Các mẫu bình tưới.

 

3. Bón phân cho hoa hồng

 

Ky-thuat-cham-soc-hoa-hong-2

 

Bón phân cho hoa hồng

 

    Phân bón là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kì loài cây trồng nào. Hoa hồng là một loại cây cần nhiều dinh dưỡng, thì việc bón phân cần đầy đủ và hợp lý.

     – Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.

    – Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn. Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng.

    – Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc…

    – Định kỳ bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ.

    Tuy nhiên, hoa hồng rất thích các loại phân hữu cơ như: Phân trùn quế, phân bò, phân dơi,… Sử dụng phân hữu cơ tự làm tại nhà từ rác thải nhà bếp hay dịch chuối đều thích hợp. Việc sử dụng phân hữu cơ vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa góp phần bảo vệ môi trường.

     Xem thêm: Phân bón.

 

4. Cắt tỉa hoa hồng

 

4.1 Cắt tỉa hoa hồng giữa mùa nở để kích cây ra hoa hồng ra hoa nhiều hơn

 

kỹ thuật cắt cành hoa hồng

 

Kỹ thuật cắt tỉa hoa hồng

 

    – Trước tiên, hãy tìm hiểu giống hoa hồng mà bạn đang trồng có nở hoa nhiều lần trong một mùa hay chỉ một lần. Nếu giống hoa nhiều nở nhiều lần trong mùa, bạn có thể cắt tỉa để kích cây ra hoa nhiều hơn. 

    – Khi hoa hồng nở xong, chúng sẽ rụng cánh dần và hình thành búp chứa hạt giống. Đây là dấu hiệu cho biết mùa hoa nở đã kết thúc.

    – Việc cắt tỉa cành, hoặc loại bỏ những bông hoa đã già, sẽ giúp cây tiếp tục ra hoa thay vì tạo hạt. Trước khi cắt và giữa mỗi lần cắt, cần vệ sinh kềm bằng cồn để tránh lây lan bệnh từ cây này sang cây khác. Từ hoa đếm xuống cụm 5 lá đầu tiên, cắt một góc 45 độ. Cách cắt này giúp cây hoa hồng ra nhiều hoa và ra nhanh hơn đáng kể.

    – Lưu ý chúng ta nên sử dụng kéo cắt cành chuyên dụng để cắt tỉa hoa hồng, khi cắt xong nên bôi thêm keo liền sẹo để tránh vi khuẩn mầm bệnh tấn công.

    Xem thêm: Kéo cắt cành chuyên dụng, Keo liền sẹo.

 

4.2 Cắt tỉa hoa hồng cuối mùa nở để giữ sức cho cây

 

cach cham soc hoa hong 2

 

Cắt tỉa những bông hoa già cuối mùa

 

    – Nhiều giống hồng như hoa hồng leo, hồng cổ chỉ nở hoa một lần trong mùa. Vì thế, việc cắt tỉa hoa già không có tác dụng giúp cây tiếp tục ra hoa.

    – Nhưng việc cắt tỉa rất cần thiết đối với loại cây này. Thời điểm tốt nhất để cắt tỉa là sau khi cây tàn hoa. Cần loại bỏ các bông hoa già, cành chết, cành tăm, cành khuất tán để cây không mất nhiều sức để nuôi bông. Việc cắt tỉa giúp cây bảo tồn dinh dưỡng để ra chồi tược mới, chuẩn bị cho mùa ra hoa tiếp theo.

    – Các nhánh sẽ bị cắt lại từ 2-5 mắt tùy vào mỗi nhánh già hay non mà cắt tỉa phù hợp. Những nhánh già cần cắt nhiều hơn những nhánh non. Đối với những cành quá già hay cằn cỗi, không còn mắt ngủ hay khả năng ra chồi cần cắt bỏ sát gốc.

 

5. Phòng ngừa các loại sâu bệnh hại trên cây hoa hồng

 

5.1 Đối với côn trùng gây hại

 

    Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, côn trùng thường phát triển và gây hại nghiêm trọng cho cây trong thời gian ngắn. Chúng thường ăn hại lá, chích hút hoặc làm môi giới truyền bệnh virus.

    Do vậy, cần có các biện pháp phòng như:

    – Dọn sạch cỏ dại, phá vỡ nơi cư trú của chúng.

    – Theo dõi và điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp, tránh để đất ẩm ướt.

    – Trồng thêm các loài hoa thu hút thiên địch gây bệnh cho côn trùng gây hại như hoa vạn thọ, hoa cúc.

 

5.2 Đối với bệnh trên cây hoa hồng

 

    Cây hoa hồng thường gặp nhiều bệnh hại: đốm lá, phấn trắng, sương mai, bệnh do vi khuẩn, do bọ hung,…Hoa hồng rất dễ bị bệnh khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi. Việc phòng ngừa bệnh ngay từ đầu là vô cùng quan trọng.

    – Sử dụng giống rõ nguồn gốc, các giống kháng bệnh.

    – Bón phân cân đối, hợp lý.

    – Nên tưới nước vào buổi sáng để ngăn các bào tử nấm phát triển.

    Xuân Nông hy vọng, bài viết trên đã giúp các bạn biết cách chăm sóc hoa hồng phát triển tốt và cho nhiều hoa.

    Xem thêm: Thuốc trừ sâu sinh học, Phân bón hữu cơ, Dụng cụ nông nghiệp, Chậu trồng hoa, Đất sạch.

 

 

  Ks. Trà Mi (sưu tầm)

 

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:    

HỆ THỐNG CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO XUÂN NÔNG

Cửa hàng: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Hotline: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 (Zalo)