Cách chăm sóc bưởi diễn sau khi thu hoạch

Bưởi Diễn thường được thu hoạch vào khoảng trung tuần tháng 1 dương lịch. Sau khi thu hoạch nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi hoặc không có cách chăm sóc bưởi diễn sau khi thu hoạch thì cây bưởi thường sẽ không ra quả vụ sau và làm thất thu cho nhà vườn.

Cách chăm sóc bưởi diễn sau khi thu hoạch như nào?

Sau đây tôi xin giới thiệu cho bà con kinh nghiệm chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch của các nhà vườn bưởi diễn chính gốc tại Đức Diễn – Phúc Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội.Bà con cần dùng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật phối hợp làm hạn chế hoặc diệt lộc đông thì bưởi diễn mới ra hoa, đậu quả ở vụ sau. 

Sau đây là cách chăm sóc cây bưởi diễn sau thu hoạch:

1. Vệ sinh tán cây:

– Thực hiện 5 lần/ năm. Vào các đợt: sau khi thu hoạch và sau các đợt bưởi ra lộc ổn định. 

+ Sau khi thu hoạch quả, dùng kéo cắt bỏ triệt để những cành bị sâu bệnh, những cành bưởi không có lá, cành trong tán cây, cành vượt và những cành có cuống quả mới thu hoạch.

+ Sau các đợt lộc ổn định ta cũng phải cắt bỏ triệt để những cành bưởi bị sâu bệnh, những cành nhỏ, cành không có lá, cành vượt, cành trong tán cây. Chú ý: Khi cắt phải cắt sát không để lại đoạn cành, bôi vôi vào vết cắt để hạn chế một số sâu bệnh.

tia-canh-buoi-dien

Đối với những cành trên cao bà con có thể dùng thang, ghế cao hoặc sử dụng kéo cắt cành trên cao để cắt tỉa. Tôi khuyên bà con nên mua 1 cái kéo cắt cành trên cao để có thể cắt tỉa các chồi non hoặc những cành không cần thiết một cách dễ dàng và nhanh nhất. 

Hái được tất cả các loại trái cây trên cao mà không phải trèo leo

 

Click vào đây để xem công dụng và cách sử dụng >>> kéo cắt cành trên cao hoặc liên hệ Mr Thành để đặt mua ngay 0976432466

Xem thêm: >> mua cây bưởi diễn ở đâu

Từ khóa liên quan: chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch, cách chăm sóc cây bưởi diễn, kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch

2. Cách bón phân

– Bà con nên sử dụng các loại phân đa yếu tố NPK 5.10.3 dạng viên có tỷ lệ các thành phần (N=5%; P2O5=10%; K2O=3%;  MgO=9%; CaO=15%; S=2%; SiO2=14%) phân đa yếu tố NPK 16.6.16 (N=16%; P2O5=6%; K2O=16%; MgO=5%; S=2%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như Mn, B, Zn, Co, Cu…

– Lượng bón: Lượng bón nhiều hay ít còn phụ thuộc vào đất, tuổi của cây bưởi, thời điểm bón, cũng như tiềm năng năng suất của giống, tập quán thâm canh tại địa phương…

– Cách bón: Bà con cần bón phân vào giai đoạn tháng 11- 12 (cơ bản) gồm: 100% phân NPK 5.10.3 + 100% phân hữu cơ ủ hoai + 100% vôi (1-2 kg/gốc). Chú ý: Đào rãnh xung quanh tán có độ sâu 0,5m trộn đều và bón theo rãnh đào rồi dùng đất lấp kín phân.

+ Bón thúc lần 1 (đón hoa): giai đoạn vào Tháng 1 – 2 bón 40% lượng NPK 16.6.16 hoặc 5.10.3.

+ Bón thúc lần 2 (thúc quả): giai đoạn vào Tháng 4 – 5 bón 30% lượng NPK 16.6.16 hoặc 5.10.3.

+ Bón thúc lần 3 (thúc quả): giai đoạn vào Tháng 7 – 8 bón 30% lượng NPK 16.6.16 hoặc 5.10.3.

+ Bón thúc lần 4: giai đoạn vào Tháng 9 – 10 mỗi gốc bón 2kg NPK 5.10.3 hoặc 1kg NPK 16.6.16 (chống nứt quả).

Xem thêm: kỹ thuật trồng bưởi diễn sai quả

Từ khóa liên quan: cách chăm sóc bưởi diễn sau khi thu hoạch, cách chăm sóc cây bưởi diễn

Chú ý: Rắc phân và xới đất nhẹ quanh tán nơi lấp phân. Tưới giữ ẩm thường xuyên hoặc tranh thủ sau mưa thì ta bón phân.

Tủ gốc, thoát nước, giữ ẩm: Sử dụng các loại rơm rạ mục tủ gốc, tàn dư thực vật, cây phân xanh, thường xuyên tưới và thoát nước kịp thời giữ đủ độ ẩm cho cây bưởi.

Tưới phân nước bổ sung: Ở nơi đất xấu, bà con có thể ngâm thêm nước phân chuồng, xác súc vật, ốc hến với lân super (5 kg trong 100 lít nước) trong 6 – 8 tháng cho đến khi hoai mục không còn mùi thối, rồi pha loãng với nước để tưới bổ sung vào các giai đoạn chính ở phía trên. 

Cách chăm sóc bưởi diễn sau khi thu hoạch và biện pháp khắc phục

Đối với những năm rét muộn (năm ấm), mưa kết thúc muộn độ ẩm đất cuối năm cao đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho bưởi ra lộc đông, bà con cần tiến hành 1 số biện pháp khắc phục sau:

– Dùng dụng cụ khoanh vỏ sâu đến tận gỗ (vết khoanh có kích thước bằng chiếc đinh 1cm rạch sâu đến gỗ) thân cây hoặc cành cấp một để có thể hạn chế chất dinh dưỡng và nước đi lên tán lá nhằm làm giảm quá trình sinh trưởng hay còn gọi là phát lộc của cây.

Chú ý: đây là giai đoạn cây mang quả nên bà con cần quan sát dựa vào tình hình sinh trưởng của cây bưởi (biểu hiện qua màu sắc của lá, xanh vừa hay xanh thẫm) mà có thể tiến hành khoanh 1 hay nhiều vòng. Nhưng bà con nên nhớ phải để 1 cành cấp 1 thấp nhất trong tán cây bưởi nối liền với thân chính và gốc bưởi không được khoanh, tránh làm cây bưởi bị sốc dinh dưỡng đột ngột, làm rụng quả.

Chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch bằng thuốc sinh trưởng

– Phun dung dịch B9 nồng độ 0,2% (pha một gói 20g/ 10 lít nước) hoặc bà con có thể sử dụng Ethrell (dùng 2 loại thuốc dấm hoa quả Trung Quốc 10ml/ 10 lít nước), phun ướt đều tán cây, thuốc có tác dụng gây ức chế sinh trưởng của cây.

– Bà con có thể bón thêm phân kali quanh tán cây vào giai đoạn tháng 9 tháng 10, mỗi cây bưởi 1 – 2 kg tùy mức độ cây phát triển tốt hay xấu (lá xanh vừa hay xanh thẫm), phân kali có công dụng đối kháng với phân đạm, làm giảm quá trình hút đạm của bộ rễ bưởi, làm giảm sinh trưởng thân lá (phát lộc đông), và đồng thời tăng vận chuyển các chất về quả, tăng cường chuyển hóa đường, tăng chất lượng quả bưởi vào cuối vụ.

hoa-buoi-1-30-12

– Khi bưởi diễn phát lộc đông vào giai đoạn tháng 12 – tháng 1. Bà con cần dùng Ethrell phun vào lộc đông mới nhú dài từ 2 – 7 cm (pha 3 loại nước dấm hoa quả trung quốc với 10 lít nước), bà con chú ý phải phun bằng “béc” tia nhỏ, khéo léo làm sao cho vừa ướt hết phần lộc đông cần diệt và hạn chế tối đa thuốc bám vào quả. Sau 7 – 15 ngày phun thuốc các lá non sẽ rụng.

Để bưởi diễn sai hoa, sai quả bà con cần phun 3 lần các sản phẩm Vườn sinh thái hoặc Kích phát tố hoa trái Thiên Nông.Thời gian lần thứ nhất ngay sau khi thu hoạch, kết hợp với bón thúc nụ, thúc hoa cho bưởi diễn bằng đạm, lân, kali tỷ lệ 1:1:1 + phân chuồng hoai mục quanh tán cây + tưới đủ ẩm, mỗi lần cách nhau 10 ngày. ( Cách bón phân đã nêu phía trên)

Cách chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch khỏi bệnh sương mai

Trong mấy năm gần đây các bệnh sương mai (bệnh gây xì mủ thân cây, rụng hoa,thối rễ, rụng quả) gây hậu quả rất nặng nhất là vào tháng 2 đến tháng 10 hàng năm. Vì vậy, khi bưởi phát lộc xuân, nhìn thấy nụ hoa to (trước khi hoa nở 7-10 ngày) bà con cần phun phòng bệnh sương mai cho bưởi từ 2 – 3 lần bằng thuốc trừ bệnh nội hấp như Amirtas top 250EC; Aliette 80WG hoặc Ridomin Gold 68WC để phòng thối nụ, thối hoa hay thối quả non; mỗi lần phun thuốc cách nhau 10 – 15 ngày. Sau đó định kỳ phun phòng 30 ngày/lần cho đến tháng 10 đối với những vườn bưởi đã bị xì mủ từ vụ trước.

Cách chăm sóc cây bưởi diễn…

Quý khách có thể theo dõi trang fanpage của Bưởi Diễn Thành đạt để có thể nhận được những tin tức mới nhất. Xin cảm ơn