Cách bảo quản vú sữa và đóng gói xuất khẩu đúng tiêu chuẩn

Cách bảo quản vú sữa và đóng gói xuất khẩu là bài toán quan trọng mà các doanh nghiệp nông sản Việt Nam cần phải nghiên cứu. Trong quá trình xuất khẩu vú sữa phương pháp bảo quản và đóng gói đúng cách sẽ giúp bảo đảm chất lượng cũng như hương vị tốt hơn. Cùng Vietpacking tham khảo cách bảo quản và cách đóng gói vú sữa đúng tiêu chuẩn trong bài viết dưới đây.

1. Tiềm năng xuất khẩu vú sữa của nước ta

Vú sữa là loại trái cây duy nhất chỉ có Việt Nam xuất khẩu trên thế giới hiện nay. Các nước khác như: Thái Lan, Philippines, Cambodia, Ấn Độ, tiểu bang Northem Temtory (Australia)… vẫn có trồng cây vú sữa nhưng họ chỉ tiêu thụ nội địa chứ không chọn làm hàng hóa để xuất khẩu. 

Hiện nước ta có rất nhiều giống như vú sữa Lò Rèn, vú sữa vàng, vú sữa nâu tím, vú sữa Hoàng Kim,… Tuy nhiên vú sữa Lò Rèn là giống được đánh giá cao và xuất khẩu nhiều nhất. 

cách bảo quản vú sữa

Vú sữa Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn GlobalGap để xuất khẩu ra nước ngoài trong những năm gần đây. Hàng năm, hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim xuất khẩu sang Anh và Canada số lượng vú sữa lên đến trên 10 tấn. Bên cạnh đó, chúng ta còn xuất sang hai nước Nga và Đức. Cùng với vú sữa Lò Rèn, hai loại vú sữa Bơ cơm vàng (Đồng Tháp) và Bơ hồng (Bến Tre) cũng đang được xuất khẩu ra nước ngoài.

Với tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe của các nước và mong muốn quảng bá hình ảnh cũng như khẳng định giá trị trái cây Việt Nam trên thế giới. Việc bảo quản và đóng gói vú sữa xuất khẩu càng đòi hỏi phải nghiêm ngặt và chỉnh chu hơn.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 3 Tiêu chuẩn vú sữa xuất khẩu sang Mỹ

2. Cách bảo quản vú sữa xuất khẩu

Vú sữa là loại trái cây có vỏ mỏng, dễ bị dập nát trong quá trình vận chuyển. Do vậy muốn thuận lợi xuất khẩu vú sữa ra nước ngoài cần bảo quản đúng cách. Dưới đây là những phương pháp giữ vú sữa luôn tươi ngon và kéo dài thời gian bảo quản.

  • Đầu tiên lúc thu hoạch cần nhu nhàng, không để vú sữa tiếp xúc với mặt đất. Như vậy có thể hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào trái cây qua cuống hoặc các vết trầy xước.
  • Bao bọc trái bằng túi lưới xốp hoặc giấy phù hợp nhất để tránh va đập trong khi vận chuyển. Sau đó xếp trái vú sữa đã phân loại vào những sọt tre, thùng xốp hoặc thùng carton đạt tiêu chuẩn.
  • Trong thời gian lưu trữ và vận chuyển không để vú sữa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này giúp ngăn ngừa ánh nắng làm tổn thương bề mặt của vú sữa. Tuyệt đối không ngăn ánh nắng bằng các tấm nilon khiến vú sữa bị hấp nhiệt và nhanh hỏng hơn.
  • Ngâm vú sữa trong nước Ozone 0,2% ngay sau khi thu hoạch để loại bỏ tạp chất. Hàng ngày có thể phun thêm 1 lượng nước ozone vừa đủ để làm chậm quá trình chín của quả. Đồng thời nước ozone cũng giúp tiêu diệt nấm mốc và các loại vi khuẩn tạo men.
  • Bảo quản vú sữa trong phòng lạnh với nhiệt độ dưới 20 độ C. Nếu muốn trái chín nhanh hoặc chậm hơn thì có thể tăng giảm khoảng 2 độ. Những trường hợp tăng giảm nhiệt độ đột ngột có thể khiến vú sữa nhanh hỏng hơn bình thường.

cách bảo quản vú sữa

>>>> XEM NGAY: Cách bảo quản sầu riêng xuất khẩu đúng chuẩn

3. Quy cách đóng gói vú sữa xuất khẩu

Nguyên nhân chính dẫn đến hư hại trong quá trình vận chuyển đường dài chính là sự va chạm và chèn ép lẫn nhau của trái cây. Mục đích quan trọng nhất của việc đóng gói vú sữa chính là giảm lực tiếp xúc và sự tiếp xúc của trái cây, tránh hư hỏng, dập nát, đảm bảo nguyên trạng của sản phẩm khi đến tay bạn hàng hay người tiêu dùng.

cách bảo quản vú sữa xuất khẩu

Dưới đây là một số những hướng dẫn cách đóng gói trái cây đường dài đúng cách để tránh bị hư hỏng:

  • Bước 1: Trái cây sau khi được thu hoạch sẽ được loại bỏ các trái không đủ tiêu chuẩn, làm sạch và sấy khô trước khi tiến hành đóng gói. Việc sấy khô hoa quả sẽ giúp trái cây không bị hư hỏng bởi tác động của nước khi để lâu.
  • Bước 2: Sử dụng những loại xốp bọc trái cây chuyên dụng dành có các kích thước khác nhau. Các loại xốp này được thiết kế dạng vòng lưới để tránh va đập vào nhau sau. Sau đó, bạn có thể sử dụng thêm các loại giấy báo để bọc bên ngoài.
  • Bước 3: Sau đó,  vú sữa vào thùng carton hoặc thùng xốp dày để đảm bảo cho quá trình vận chuyển. So với thùng xốp, cách đóng gói vú sữa xuất khẩu bằng thùng carton được xem là giải pháp toàn diện nhất mà nhiều doanh nghiệp đang sử dụng.

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cách bảo quản vải thiều xuất khẩu đúng chuẩn

4. Một số lưu ý về thùng carton đựng vú sữa xuất khẩu

  • Thùng carton đựng trái cây xuất khẩu nói chung và vú sữa xuất khẩu nói riêng phải được thiết kế có kích thước phù hợp với hàng hóa ở bên trong.
  • Thùng carton xuất khẩu đạt tiêu chuẩn cần phải qua xử lý khử trùng, có dấu và chứng từ hun trùng. 
  • Thùng carton cần có thiết kế tối ưu hóa diện tích khoang chứa trên xe hàng, tàu chở hàng hoặc máy bay.
  • Thùng carton đựng vú sữa xuất khẩu cần được dàn buộc cố định và chắc chắn.
  • Cần đánh dấu mã và niêm phong cẩn thận cho các thùng hàng đựng vú sữa xuất khẩu.
  • Thùng hàng đựng vú sữa hay trái cây xuất khẩu cần đáp ứng tiêu chuẩn ISPM15.

Trên đây là chia sẻ của Vietpacking về cách bảo quản vú sữa và đóng gói để xuất khẩu đúng tiêu chuẩn. Hy vọng những điều này có thể giúp ích cho quý khách trong quá trình xuất khẩu. Nếu quý khách quan tâm đến dịch vụ sản xuất bao bì xuất khẩu trái cây, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Thông tin liên hệ:

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bạn cần đặt thùng, hộp carton, hộp giấy hay túi giấy ?


Vietpacking nhận đặt sản xuất và in thùng carton, hộp carton, túi giấy theo yêu cầu


Số lượng tối thiểu (MOQ): 1000-3000 cái trở lên, tùy kích thước