Cách bảo quản rau tươi lâu

Rau xanh là nguồn dinh dưỡng đóng góp cho cơ thể. Vậy bạn có biết cách bảo quản rau tươi lâu chưa? Làm sao để bảo quản rau tươi mà không gây ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng? Dưới đây là những cách giúp bạn bảo quản rau tươi lâu, đảm bảo an toàn sức khỏe.

1. Chỉ rửa rau trước khi nấu ăn

Rửa rau sau đó đem bảo quản là những sai lầm rất dễ mắc phải ở những bạn trẻ. Theo kinh nghiệm từ lâu của ông bà ta, rau sau khi rửa sẽ có thể xuất hiện dập nát. Những vị trí bị hư sau đó sẽ lan rộng dù được bảo quản vẫn không ngừng lây lan làm cho rau tươi khô héo, bốc mùi.

Trên góc nhìn của lăng kính khoa học, nước tạo ra môi trường ẩm làm cho nấm, vi khuẩn vô tình phát triển trong rau. Môi trường nhiệt độ ngăn mát lại không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm nên chúng có thể sinh sôi phát triển mạnh. Vì thế chỉ rửa rau trước khi sử dụng chứ không rửa rau rồi đem chúng đi bảo quản để nâng cao thời gian sử dụng cũng như độ tươi và giá trị dinh dưỡng của rau.

2. Phân loại rau để tiện cho việc bảo quản

Mỗi loại rau có những đặc điểm khác nhau về dinh dưỡng và kích thước. Có loại rau lại chỉ để được trong thời gian ngắn. Nếu chúng được đặt cạnh nhau, rau héo trước sẽ khiến những loại rau còn lại bị hỏng theo. Vì thế cần phân loại ra để tránh việc củ quả ảnh hưởng đến rau có lá.

Hoa quả khi để cạnh rau chúng sẽ làm cho rau mau hỏng hơn. Vì vậy bạn cần chia ngăn hoặc không để chung hoa quả với rau. Thêm vào đó những loại củ quả còn nguyên vẹn có thể bảo quản bên ngoài, còn những củ quả đã cắt ra một phần thì nên bỏ vào túi và đặt trong tủ lạnh bảo quản.

3. Lưu ý vị trí rau được đặt trên kệ bán trong cửa hàng

Rau sau thu hoạch đều đảm bảo độ tươi và dưỡng chất nhưng môi trường lại quyết định thời gian bảo quản thực tế. Một số loại rau nếu đặt ở môi trường thích hợp sau thu hoạch sẽ giữ được độ tươi khá lâu. Phần lớn các loại rau xanh đều ưa mát mẹ, nhiệt độ ổn định.

Ngoài những yếu tố thiên nhiên bạn cũng nên chú ý đến thiết kế nơi để rau củ. Trong cửa hàng, nếu rau bày trên kệ được đặt ở nơi thoáng mát, ít bị ánh sáng chiếu vào sẽ có thể bảo quản lâu hơn.

Không phải loại rau nào cũng có thể bảo quản tươi lâu được khi không cấp lạnh. Nhưng hầu hết các loại củ còn nguyên vẹn không dập có thể đặt ngoài tủ lạnh. Chúng bao gồm hành, tỏi, bí ngô, khoai tây, khoai lang… Duy trì mức nhiệt khoảng 10 – 20 độ, rau có thể tươi xanh được đến 1 tháng. Trong quá trình đó bạn cần thường xuyên kiểm tra để tách những củ bị hỏng hay sâu mọt ra thì những củ còn lại sẽ không bị hỏng theo.

Đối với khoai tây và hành tây thì bạn cần lưu ý không để cạnh nhau. Bởi hơi ẩm từ hành tây sẽ là nguyên nhân làm khoai tây nảy mầm, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm hay phát triển tế bào ung thư trong cơ thể.

Cách bảo quản rau tươi lâu có liên quan tới vị trí rau được đặt trên kệ bán trong cửa hàng

4. Mua rau mới hái nếu gần trang trại khu vực trồng rau

Rau vừa thu hoạch sẽ còn tươi và có thời gian bảo quản dài hơn. Nếu bạn không có tủ lạnh, hãy lựa chọn rau mới, còn tươi để dễ bảo quản bên ngoài. Rau trong 24h thu hoạch sẽ tươi ngon và giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn rau để lâu.

Thông thường rau sẽ được thu hoạch vào sáng sớm và tiêu thụ trong ngày. Vì thế, chúng ta có thể lựa chọn chúng vào sáng sớm rồi tiến hành bảo quản. Kèm theo đó, lượng rau sử dụng nên phù hợp với nhu cầu và thời gian tối đa nhằm đảm bảo dưỡng chất trong rau không mất đi.

5. Cấp lạnh là cách bảo quản rau tươi lâu

Không riêng rau mà hầu hết các thực phẩm đều có thể giữ được độ tươi ngon lâu hơn nếu để trong tủ lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ hạn chế khả năng hoạt động của vi khuẩn giúp rau được tươi lâu hơn. Tuy nhiên khí lạnh của tủ lạnh thường đi kèm hơi ẩm nên đó là điều kiện tốt cho nấm mốc phát triển.

Vì thế ngăn để rau cần được kín hoặc có ngăn kéo ngăn cách với các ngăn còn lại và trong đó độ ẩm cũng thấp hơn các ngăn bên ngoài. Bạn cũng có thể điều chỉnh tủ để giảm độ ẩm, phù hợp cho bảo quản rau tươi lâu.

Nếu bạn muốn bảo quản măng tây thì cần chọn loại mới thu hoạch. Sau khi thu hoạch bạn có thể giữ được độ tươi của măng tây 2- 3 ngày trong tủ lạnh. Cùng với đó là một số loại rau xanh có lá hoặc không như súp lơ, đậu hà lan, bí đao, dưa chuột… khi bảo quản tủ lạnh sẽ để được khoảng 3- 5 ngày. Củ cải, khoai tây,… có thể kéo dài đến 2 tuần.

6. Bọc rau bằng khăn giấy bỏ vào túi zip

Một số loại rau xanh có lá cần giảm ẩm nếu bỏ túi để tủ lạnh vẫn sẽ dễ bị nấm mốc. Bạn có thể dùng khăn giấy cuộn rau lại rồi bỏ túi zip trước khi cho vào bảo quản. Khăn giấy sẽ hút ẩm còn túi zip hạn chế tối đa hơi ẩm xâm nhập vào rau. Nhờ đó thời gian tươi xanh của rau được kéo dài.

Tương tự cách làm đó bạn có thể thay thế túi zip bằng hộp nhựa. Hộp sẽ giúp tận dụng tối đa không gian sử dụng mà lại tránh dập nát cho rau. Đồng thời hộp cũng khá kín có thể giúp rau tươi đến 7 ngày.

Cách bảo quản rau tươi lâu có liên quan tới vị trí rau được đặt trên kệ bán trong cửa hàng

7. Cách bảo quản rau tươi lâu cho một số loại rau thường gặp

  • Măng tây: Măng tây là một thực phẩm giúp cho phụ nữ ăn kiêng rất hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian giữ độ tươi của chúng lại thấp hơn hầu hết các loại rau khác vì vậy cần lưu ý cắt 1 đoạn phần gốc trước khi bảo quản. Phần măng tây giữ lại chế biến sẽ được bọc lại bằng khăn giấy sau đem bỏ vào túi zip bịt kín mới bỏ tủ lạnh.
  • Rau diếp và rau chân vịt: Rau diếp và rau chân vịt là nhóm có lá chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung nhiều nguyên tố khoáng cùng dưỡng chất cho sức khỏe. Tuy không nên rửa rau trước khi sử dụng nhưng đây là trường hợp đặc biệt. Rau diếp và rau chân vịt cần được rửa sạch trước khi bảo quản. Với 2 loại rau này, nếu trực tiếp bỏ tủ không làm sạch sẽ tăng nguy cơ vi khuẩn sinh sôi. Đến mức độ nhất định những vi khuẩn tồn tại trên rau có thể làm chúng héo và mau hỏng dẫn đến thời gian bảo quản bị giảm nhanh, thậm chí làm tủ bốc mùi ảnh hưởng cho các loại rau khác được bảo quản cùng thời điểm.
  • Nấm hương, mộc nhĩ, hành tây và bí đỏ mùa đông: Những nhóm thực vật ở dạng khô hay củ thường có thể bảo quản lâu lên đến vài tháng khi không có tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn cần để chúng ở nơi thoáng mát không chịu ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và độ ẩm không khí ở mức cho phép.
  • Ethylene cần được ngăn chặn: Rau củ quả là những thực phẩm sử dụng hàng ngày nên sẽ không có gì lạ nếu chúng đặt được chung trong tủ lạnh. Thói quen đó vô tình dẫn đến sai cách bảo quản rau tươi vì có thể bị ảnh hưởng bởi ethylene. Những loại rau củ có khả năng sinh ra ethylene bao gồm ớt, cà chua, táo, lê… Nhóm thực phẩm này sẽ được bảo quản kỹ hơn một chút để ngăn chặn ethylene lan ra khiến nhóm rau nhạy cảm với chất này bị phân hủy sớm. Những loại rau phổ biến nhạy cảm với ethylene bao gồm bí xanh, bông cải xanh, măng tây, cà tím, dưa chuột….

8. Giữ cho rau không ẩm trước khi bảo quản lạnh

Độ ẩm của rau sẽ nhanh chóng khiến chúng bị phân hủy bởi nấm mốc và vi khuẩn, đặc biệt là trong tủ lạnh. Thông thường rau mới thu hoạch vẫn có độ ẩm nhất định cho sương xuống còn động lại.

Chính vì thế, bạn có thể đặt rau trên nia lớn rồi dùng giấy đắp lên để chúng được hút ẩm và tránh ánh sáng mặt trời. Sau đó mới tiến hành phân chia từng loại và theo từng khẩu phần nhu cầu mỗi bữa ăn gia đình trước khi bảo quản lạnh trong tủ lạnh.

cách bảo quản rau tươi lâu

9. Thường xuyên kiểm tra phân loại rau cũ rau mới

Với mỗi loại rau, khi mới thu hoạch và sau thu hoạch từ 3- 5 ngày sẽ có sự biến đổi. Bằng con mắt thông thường có thể coi rằng rau tươi mới là rau chất lượng đạt tiêu chuẩn về hàm lượng dinh dưỡng ở mức cao gần như là tối đa. Sau đó với các loại củ quả vấn đề nhăn nheo mềm khi ấn tay sẽ xuất hiện thậm chí là mọc mầm và nấm mốc sinh trưởng xung quanh vỏ.

Những vấn đề xung quanh những cây rau sẽ diễn ra thường xuyên hàng ngày. Vì thế bạn cần kiểm tra việc bảo quản rau củ thường xuyên để phát hiện ẩm mốc và loại bỏ phần hỏng đó đi sớm. Phần hỏng có khả năng lan rộng khiến rau mới cũng khó giữ độ tươi nên bạn loại bỏ càng sớm thì tỷ lệ bảo quản rau tươi càng cao và lâu hơn.

Một cách sắp xếp vị trí để rau khoa học cũng góp phần bảo quản tốt hơn. Cách bảo quản rau tươi lâu chính là luôn kiểm soát được thời hạn dinh dưỡng cao của rau. Hãy phân loại cụ thể rau cũ- rau mới, ăn trước-ăn sau theo nhu cầu. Đồng thời không tích trữ rau quá nhiều, chỉ nên bảo quản lượng rau theo nhu cầu dùng trong khoảng 3- 7 ngày. Trong trường hợp bạn muốn bảo quản lâu hơn hãy chọn những củ quả có thể để được 2- 3 tuần.

10. Rau đã sơ chế không thể để được qua ngày

Bạn có thể sẽ gặp phải vấn đề rau dư thừa với các món lẩu hay nấu. Thông thường những loại rau còn như salad và xà lách rất khó bảo quản. Chúng lại thường được nhặt và thái nhỏ để ăn nên khi chế biến rồi không ăn hết sẽ không thể bảo quản được quá lâu.

Đây cũng là vấn đề có thể gặp với nhiều loại rau khác bạn nên chú ý. Hãy chỉ lấy lượng rau vừa đủ để ăn cho mỗi bữa, tránh dư thừa rồi phải bỏ đi một cách lãng phí.

Cách bảo quản rau tươi lâu không cần tủ lạnh rất phong phú và đa dạng. Đối với rau tươi ngoài phân chia sắp xếp thì cần có thêm ghi chú thời gian bảo quản để dễ dàng kiểm soát cũng như lên kế hoạch sử dụng cho hợp lý vừa phải.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.