Cách bảo quản nấm rơm trong tủ lạnh | LAS Việt Nam
Cách bảo quản nấm rơm trong tủ lạnh?
Có rất nhiều cách bảo quản nấm rơm trong tủ lạnh để có thể dễ dàng sử dụng mà vẫn giữ được độ tươi ngon, ngọt của nấm. Sau đây Las Việt Nam sẽ liệt kê và hướng dẫn một số cách bảo quản nấm rơm trong tủ lạnh hay:
- Cho nấm rơm vào hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa đậy kín lại
- Bảo quản nấm rơm trong ngăn đá
- Bảo quản nấm rơm tươi đã luộc bằng muối và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Ngoài ra còn có một số cách bảo quản nấm rơm không cần tủ lạnh:
- Bảo quản nấm rơm bằng cách phơi khô, sấy khô
- Ngâm nấm với nước muối
Cho nấm rơm vào hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa đậy kín lại
Một trong những cách bảo quản nấm rơm lâu hỏng là cho nấm rơm vào ngăn mát tủ lạnh. Quá trình thực hiện rất đơn giản:
- Bước 1: Mua nấm rơm về và rửa sạch, sau đó để nấm vào rổ cho ráo nước.
- Bước 2: Cho nấm rơm vào hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa đậy kín lại, rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản ở nhiệt độ khoảng 10 – 15 độ C.
Cách bảo quản nấm rơm này sẽ giúp bạn giữ nấm rơm tươi lâu khoảng 4 ngày. Trong trường hợp bạn chỉ cần mua một lượng nấm rơm vừa đủ ăn trong ngày thì sau khi rửa xong, bạn chỉ cần để nấm rơm ở nơi khô ráo là được, không cần thiết bảo quản trong tủ lạnh.
Bảo quản nấm rơm trong ngăn đá
Nấm rơm sau khi thu hoạch nên dùng trong 12 giờ. Nếu bạn muốn bảo quản nấm lâu hỏng thì bạn có thể chọn cách bảo quản nấm rơm trong ngăn đá hoặc tủ đông.
- Bước 1: Sau khi mua về, bạn nhặt sạch rác, gọt bỏ phần gốc dính đất và rửa sạch nấm rơm.
- Bước 2: Bạn chần nấm rơm trong nồi nước sôi khoảng 1- 2 phút rồi vớt ra, ngâm trong nước lạnh.
- Bước 3: Ngâm đến khi nấm rơm nguội rồi thì vớt ra và để phơi khô, rồi cho nấm vào túi zip, hút chân không. Cuối cùng bạn cho vào ngăn đá tủ lạnh bảo quản.
Ngâm nấm với nước muối
- Bước 1: Mua nấm về rửa sạch.
- Bước 2: Cho nước vào nồi rồi pha thêm một ít muối, sau đó bỏ nấm vào luộc để các tế bào trong nấm ngưng hoạt động.
- Bước 3: Vớt nấm ra và ngâm vào nước lạnh khoảng 5 phút
- Bước 4: Ướp nấm với muối khô để nước trong nấm bị rút hết.
- Bước 5: Để ráo nấm và cho vào hũ ngâm cùng nước muối ở nồng độ 20-30%.
Lưu ý: Thỉnh thoảng bạn kiểm tra xem màu nước nấm có bị đục màu không nếu đục thì bạn thay nước mới với cách ngâm nước muối cùng nấm sẽ giúp bảo quản nấm trong thời gian vài tháng.
Bảo quản nấm rơm tươi đã luộc bằng muối và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Bước 1: Nấm rơm mua về gọt chân sạch sẽ, sau đó rửa lại.
- Bước 2: Đun nước sôi và cho nấm vào luộc tầm 3 phút. Nấm rất mau chín, nên không nên luộc lâu. Nấm chín ăn sẽ có vị ngọt
- Bước 3: Sau đó vớt nấm cho vào thau nước lạnh (tốt nhất là nước đá)
- Bước 4:Pha nước muối pha loãng cùng nước lọc uống nồng độ khoảng 20 30%, cho nấm vào. Và bỏ nguyên hộp trong ngăn mát. Cứ khoảng 3 ngày thay nước mối 1 lần
- Bằng cách bảo quản này, nấm để trong ngăn mát khoảng 10 ngày.
Bảo quản nấm rơm bằng cách phơi khô, sấy khô
- Bước 1: Nấm mua về gọt sạch sẽ và rửa sạch. Sau đó để ráo
- Bước 2:Sẽ chẻ đôi ra rồi phơi trong nắng tốt tầm 4 đến 5 nắng. Lưu ý khi phơi năng đầu tiên, buổi tối phải bật quạt nguyên đêm để nấm không bị mềm lại. Từ ngày thứ 2 phơi nắng, vào buổi chiều cuối ngày gom nấm bỏ trong hộp kín. Cứ hôm sau phơi thì lại trút ra phơi 2 3 ngày nắng đẹp nữa, rồi cuối ngày lại gom bỏ hộp kín. Cứ như vậy, thì nấm mới khô hoàn toàn.
- Còn nếu nhà bạn có máy sấy, để đạt tối ưu bạn nên trước phơi 1 nắng. Sau đó mới đem sấy nấm. Thời gian sấy 8 đến 10 tiếng. Thông thường khoảng 11 đến 12kg nấm tươi, mới cho ra 1kg nấm rơm khô.
- Bằng cách làm nấm rơm khô bảo quản này, nấm có thể để 6 tháng 3 năm tùy điều kiện bảo quản (bên ngoài tủ lạnh: 1 năm đổ lại, trong ngăn đá 3 năm)
Nấm rơm trắng hay nấm rơm đen ngon hơn?
- Nấm rơm ngon thường có hình tròn, vẫn còn búp, chưa nở, bóp nhẹ vẫn thấy hơi cứng. Chọn loại màu đen sẽ ngon hơn loại màu trắng. Vì nấm rơm có thời gian bảo quản ngắn nên dễ bị ủ hóa chất nhất.
- Nấm rơm để lâu sẽ có mùi mốc, bạn có thể xử lý bằng cách cạo sạch nấm và cho vào thau nước muỗi loãng pha sẵn, ngâm trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo.
Có nên ăn nấm khi mang thai?
- Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bà bầu hoàn toàn có thể được ăn nấm khi mang thai, thậm chí nấm còn là một lựa chọn thực phẩm tuyệt vời cho thai kỳ để cung cấp cho thai nhi nhiều dưỡng chất cần thiết.
- Trong nhiều loại nấm ăn được, nấm rơm là phổ biến nhất với lượng protein và chất xơ dồi dào nhưng lại rất ít calo. Nấm mỡ cũng vậy, chỉ có khoảng 20 calo/100gr nấm mỡ. Ngoài ra, các loại nấm ăn được cũng cung cấp nhiều vitamin, khoáng và nguyên tố vi lượng cho cơ thể.
- Những lời khuyên không được ăn nấm khi mang thai có thể do lo ngại về tình trạng dị ứng nấm hoặc ngộ độc nấm, mặc dù đó là nấm ăn được. Ngộ độc nấm mức độ nhẹ có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy và mức độ nặng có thể đe dọa đến tính mạng.
- Tốt nhất mẹ bầu nên lựa chọn mua nấm tại địa chỉ uy tín, ghi rõ nguồn gốc và chỉ nên ăn một lượng vừa phải.