Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Nhân Sự Trong CV
Làm sao để viết mục tiêu nghề nghiệp Nhân sự hiệu quả? Đây là vấn đề của rất nhiều bạn khi viết CV. Mặc dù chỉ dài khoảng 2 – 3 câu nhưng phần thông tin này quyết định quan trọng đến việc bạn có vượt qua vòng CV hay không. Trong bài viết này cùng Glints tìm hiểu ngay cách viết mục tiêu nghề nghiệp nghề nhân sự nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu là phần thông tin được đề cập ở phần trên cùng của bản CV. Phần thông tin này có nhiệm vụ cung cấp góc nhìn sơ lược về kỹ năng, kiến thức và mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
Mặc dù chỉ dài khoảng 2 – 3 câu, tuy nhiên không phải ứng viên nào cũng có kỹ năng viết mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả đảm bảo truyền tải thông tin cần thiết đến nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Theo đó, trong phần này bạn nên mô tả ngắn gọn kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của bạn thân, sau đó là định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Bạn có thể chia thành mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và trong ngắn hạn để HR nhìn thấy tổng quan con đường nghề nghiệp của bạn.
Đọc thêm: Mô Tả Công Việc Chuyên Viên Nhân Sự & Các Kỹ Năng Cần Thiết
Các bước viết mục tiêu nghề nghiệp Nhân sự trong CV
Thông thường, phần mục tiêu nghề nghiệp được HR đọc để xác định mức độ phù hợp của ứng viên với công việc. Đối với ứng viên cho vị trí nhân sự, HR sẽ có góc nhìn và đòi hỏi khắt khe hơn với CV và phần mục tiêu nghề nghiệp. Bởi đơn giản, vì bạn là một chuyên viên nhân sự trong tương lai.
Tìm hiểu ngành và thị trường
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần có góc nhìn tổng quan về ngành nghề và lĩnh vực bạn theo đuổi.
Khi bạn ứng tuyển vào vị trí nhân sự của một doanh nghiệp cụ thể, bạn cần có những hiểu biết nhất định về thị trường lao động hiện nay, đặc biệt trong các lĩnh vực bạn đã từng làm hoặc lĩnh vực doanh nghiệp bạn ứng tuyển đang hoạt động.
Đối với vị trí nhân sự, bạn cần có khả năng sử dụng các phần mềm quản lý ứng viên và quản lý nhân sự (ATS, HRIS); các kỹ năng mềm và kỹ năng cứng liên quan đến nghề nhân sự (kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi, v.v.)
Điều này sẽ rất hữu ích để bạn viết phần mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả.
Nhấn mạnh các kỹ năng
Trong phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần đề cập ngắn gọn đến những kỹ năng nổi bật mà bạn sở hữu. Khi ứng tuyển cho vị trí chuyên viên nhân sự, bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng tuyệt vời giúp bạn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Các bước viết mục tiêu nghề nghiệp Nhân sự trong CV
Dưới đây là các kỹ năng quan trọng mà một HR cần có:
- Lắng nghe và đặt câu hỏi
- Đa nhiệm
- Tổ chức
- Tư duy phản biện
- Quản lý thời gian
- Làm việc nhóm/làm việc độc lập
- Sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự
- Giao tiếp
- v.v
Đọc thêm: Các kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả & chuyên nghiệp
Xem xét các giá trị bạn có thể mang lại
Có thể nói, đây là điều mà mọi doanh nghiệp đều muốn biết ở ứng viên. Những giá trị bạn có thể đem đến cho công ty là gì? Do đó, khi viết mục tiêu nghề nghiệp Nhân sự bạn nên đề cập tới những mục tiêu có liên quan đến doanh nghiệp.
Không vòng vo tam quốc
Một lỗi sai phổ biến thường được bắt gặp ở phần mục tiêu nghề nghiệp là viết quá dài dòng, không tin không có gì nổi bật. Do đó, bạn cần tập trung vào những điểm nổi bật. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ tìm ra chính xác thứ mà họ đang tìm kiếm ở ứng viên một cách nhanh chóng.
Viết chuẩn và ngắn gọn
Để có một phần mục tiêu nghề nghiệp Chuyên viên nhân sự hiệu quả, bạn cần xem xét một số yếu tố sau:
- Đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp nổi bật nhất có liên quan đến công việc và lĩnh vực bạn đang ứng tuyển.
- Đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và ngắn hạn. Để giúp phần mục tiêu trở nên thực tế hơn bạn hãy đề cập ngắn gọn đến cách bạn đạt được, chẳng hạn bằng kỹ năng, kiến thức hoặc kinh nghiệm của bản thân.
- Viết ngắn gọn không dài dòng và được trình bày một cách rõ ràng. Phần mục tiêu nghề nghiệp lý tưởng nên có độ dài từ 2 – 3 câu.
Ví dụ cách viết mục tiêu nghề nghiệp Nhân sự
Nếu bạn chưa biết viết phần mục tiêu nghề nghiệp cho nghề nhân sự như thế nào thì đây chính xác là phần thông tin dành cho bạn. Tham khảo ngay các mẫu mục tiêu nghề nghiệp nghề nhân sự ở từng cấp độ dưới đây nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp của thực tập sinh nhân sự
Với những bạn chưa có kinh nghiệm làm việc sẽ gặp một vài khó khăn khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Khi ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh nhân sự, bạn cần thể hiện rõ mong muốn được học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, cuối cùng là những kết quả bạn mong muốn đạt được trong kỳ thực tập.
Ví dụ tham khảo phần mục tiêu nghề nghiệp nghề Nhân sự cho vị trí thực tập sinh:
“Học hỏi kiến thức, kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm thông qua quá trình làm việc thực tế để nâng cao trình độ của bản thân và chất lượng quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Sau 3 tháng thực tập đạt xếp loại Giỏi trở lên.”
Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên nhân sự
Đối với vị trí chuyên viên nhân sự, nhà tuyển dụng thường đòi hỏi khắt khe hơn về phần mục tiêu của bạn. Do bạn đã có kinh nghiệm và trải nghiệm làm việc thực tế. Lúc này, bên cạnh mục tiêu ngắn hạn, nếu bạn đã xác định được con đường dài hạn nên đề cập thêm thông tin này.
Ví dụ tham khảo phần mục tiêu nghề nghiệp ngành Nhân sự cho vị trí chuyên viên:
“Với những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế của doanh nghiệp, tôi mong muốn được đóng góp vào sự phát triển chung của công ty và bộ phận quản lý nhân sự. Bên cạnh đó, không ngừng học tập và trau dồi phẩm chất, kiến thức và kỹ năng để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Sau hai năm, tôi sẽ trở thành chuyên viên nhân sự cao cấp và sau năm năm, tôi sẽ trở thành quản lý bộ phận nhân sự.”
Mục tiêu nghề nghiệp của quản lý nhân sự
Ví dụ tham khảo về phần mục tiêu nghề nghiệp Nhân sự cho vị quản lý/trưởng phòng:
“Tôi mong muốn tìm kiếm những thử thách cho bản thân với những cơ hội mới và trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động thông qua những kinh nghiệm trên vai trò người quản lý.”
Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp Nhân sự bằng tiếng Anh
Tham khảo mục tiêu nghề nghiệp Nhân sự bằng tiếng Anh
Dưới đây là một vài ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp nghề Nhân sự bằng tiếng Anh bạn có thể tham khảo:
- Mục tiêu nghề nghiệp của thực tập sinh nhân sự: “Through practical work, I would like to learn new knowledge, train skills, and gain experience to improve my qualifications and the quality of human resource management in the enterprise. After 3 months of the internship, rank good or better.”
- Mục tiêu nghề nghiệp dành cho sinh viên Quản trị Nhân sự mới ra trường: “I already have a degree in Human Resources Management. I am looking for an entry-level Human Resources Administration position to leverage my majority knowledge, communication skills, leadership abilities, and critical thinking. Besides, I would like to gain more experience and train my skills to become a HR specialist.”
- Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên nhân sự: “With my skills and experience in the human resources field, I look forward to contributing to the overall development of your company and the human resource management department. Besides, I will constantly learn and cultivate qualities, knowledge, and skills to improve the industry level. After two years, I will become a senior HR specialist, and after five years, I will become a manager of the human resources department.”
- Mục tiêu nghề nghiệp Quản lý nhân sự/Trưởng phòng nhân sự: “Deal with new challenges to advance my skills and serve as a liaison between management and employees through my experience as the head of human resources department.”
Đọc thêm: Hướng Dẫn Viết Mẫu Báo Cáo Tuyển Dụng Nhân Sự Chi Tiết Nhất
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về cách viết mục tiêu nghề nghiệp Nhân sự hiệu quả mà Glints muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể tự tin viết phần mục tiêu nghề nghiệp chiếm chọn ‘’spotlight” của nhà tuyển dụng.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả