Cách Trồng Và Chăm Sóc Tỏi Cô Đơn Cho Năng suất Cao

Tỏi Cô Đơn Phan Rang là đặc sản có giá trị cao, chính vì vậy để trồng tỏi cô đơn cho năng suất cao, đạt chất lượng tốt đòi hỏi người trồng phải tìm hiểu kĩ cách trồng, đặc tính của cây,….

Tỏi cô đơn

Dưới đây là một số đặc tính của cây tỏi cô đơn và cách trồng, bạn nhà nông có thể tham khảo thêm

Đặc tính của cây tỏi cô đơn

+ Là cây thân thảo chu kỳ sống quanh năm.

+ Cây có hình trụ đứng, mọc thẳng lên trời.

+ Có rễ chùm.

+ Phía trên thường có 5-7 lá hẹp, thẳng và cứng, giữa lá có rãnh dọc sâu, chiều dai của lá dài 15 – 25cm, rộng 1,5cm.

Đặc điểm nhận biết tỏi cô đơn với các tỏi khác

Chỉ có đúng một nhánh, 1 củ duy nhất nên gọi là tỏi cô đơn, tỏi 1 tép, tỏi mồ côi.

Tỏi cô đơn

Tất cả dưỡng chất của cây tỏi tập trung lại vào một tép của củ tỏi, mà con người không thể nào tác động hay kích thích cây tỏi thường để cho ra loại tỏi cô đơn này được, nên trong một ruộng tỏi khi thu hoạch thì có rất ít loại tỏi cô đơn vì vậy người dân rất quý loại tỏi này ngoài những đặc điểm sống kỳ lạ, tỏi cô đơn còn có công dụng rất tốt cho con người như: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh, tư âm bổ thận, trị cảm cùm, đau lưng nhức mỏi, cao huyết áp, đổ mồ hôi tay – chân, hôi nách, giảm mỡ máu, dạ dày, bộ tiêu hóa yếu ăn khó tiêu, viêm xoang, sốt…

Cách trồng tỏi cô đơn

Kinh nghiệm đầu tiên là phải chọn giống, chọn ra những củ tỏi to, tròn cấy mới phát triển khỏe mạnh làm giống.

Để trồng tỏi ta tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Làm đất Tỏi là cây trồng để lấy củ, chủ yếu phát triển phần rễ, nhưng rễ cây chỉ ăn nông nên rất cần đất tơi xốp ở trên mặt. Độ PH từ 5,5 – 6,5 là thích hợp. Đất cày xới thật sâu và bừa thật kỹ, phơi ải, bón phân lót, rồi un đất thành nhiều luống cao 25 -30cm, rộng 1,0 -1,5m.

Bước 2: Cách trồng Tiến hành găm tép tỏi đứng hướng lên trời, sau đó phủ lên bề mặt của tỏi vừa găm một lớp cát mỏng, tránh không cho tép tỏi tiếp xúc với phân đã bón lót.

Phân bón: Dùng phân hữu cơ để chăm sóc tỏi gồm: (phân chuồng, xác thực vật, rong biển): tỉ lệ 10 tấn/ha + 500 kg Urê + 250 kg sưper lân + 450 kg kali + 350 kg NPK/ha .

Bước 3: Phòng ngừa sâu bệnh cho tỏi Những loại sâu bệnh có hại cho tỏi giống với hành. Về sâu có hại cho tỏi chủ yếu là sâu xanh da láng, nhện và bọ trĩ.

Lưu ý: Một số bệnh do sâu hại gây ra chủ yếu là bệnh gây ra bởi nấm Peronospora sp ( hay còn gọi là bệnh sương mai) và bệnh do nấm Urocystis sp (hay còn gọi bệnh than đen). Dùng thuốc gốc đồng Mancozeb và Zinbeb để phòng và trừ bệnh.

Tỏi cô đơn Phan Rang

Biểu hiện của cây tỏi bị bệnh:

+ Cây mắc bệnh sẽ không phát triển, gây ra vàng lá, thối rễ, và dẫn đến chết. Phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc Funomyl, Monceren, Aliette.

+ Bệnh sương mai: thường xuất hiện vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1 lúc tỏi đang phát triển phần củ (phình to), khi nhiệt độ môi trường xuống thấp và độ ẩm không khí cao. Phun định kỳ thuốc Rovral 50WP, Antracol 70WP, Ridomin,CurzeteM8 để phồng ngừa bệnh. Ngoài ra, những ngày thời tiết có sương mù vào sáng sớm bạn nên tưới nước rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp lên bề mặt của đất.

+ Bệnh thối đen thưởng bị vào lúc bảo quản: bảo quản tỏi để ở nơi thoáng mát, tránh để tỏi ở nơi có nhiệt độ thấp, không cho nhện làm tổ ở tỏi. Chăm sóc là một trong những bước rất quan trọng để cho ra những tép tỏi thơm, ngon , có chất lượng cao.

Vì vậy đòi hỏi người trồng có các kỹ thuật chăm sóc cần thiết

Kỹ thuật tưới nước cho tỏi:

 Cách Trồng Và Chăm Sóc Tỏi Cô Đơn Cho Năng suất Cao

Tưới nước đều đến khi cây mọc và khi có 3-4 lá thật thì tưới nước ít, thấm lên dần. Cả thời gian sinh trưởng tưới 4-5 lần. Trước mỗi lần tưới rãnh nên kết hợp bón thúc phân. Bên cạnh đó, nếu trồng tỏi vào mùa xuân nên bón phân hữu cơ vào mùa thu và bón vào mùa xuân nếu trồng vào mùa thu

Kỹ thuật bón phân cho cây tỏi:

Tính cho 1ha đất trồng tỏi. Bón lót, rải đều theo hàng và trộn kỹ: Phân chuồng 15.000 -20.000kg (nếu đất chua bón thêm 500kg vôi bột). NPK-S 5.10.3-8: bón 660-720kg. Sau đó bón thúc, gồm 3 lần bón, cụ thể: Bón thúc lần 1 sau trồng 14-21 ngày

Bón thúc lần  2 sau đợt 1 khoảng 20-25 ngày.

Bón thúc lần 3 sau đợt 2 khoảng  từ 15-20 ngày.

Phòng chống bệnh cho tỏi

Cách Trồng Và Chăm Sóc Tỏi Cô Đơn Cho Năng suất Cao

+ Cây tỏi thường bị các bệnh như: Bệnh sương mai, bệnh than đen. Cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã được cho phép đối với từng bệnh.

+ Phòng bệnh tốt nhất là trước khi bệnh xuất hiện phun định kỳ dung dịch Boócđô hoặc Zineb 80%, hoặc Ziram 90%  và phun với lượng 18 – 20 lít/sào. Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp cũng là biện pháp tốt.

+ Bệnh than đen (Urocystis cepula Prost.). Bệnh xuất hiện trên củ, khi củ sắp thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản. Cách ly những củ bị bệnh. Dùng Zineb 80% để phun trừ.