Cách Trồng Tỏi Cô Đơn Lý Sơn ” cho hiệu quả cao nhất”

Trong những bữa ăn hằng ngày củ tỏi đã quá thân thuộc với người dân Việt Nam, củ tỏi không chỉ mang công dụng chính là làm gia vị trong việc chế biến món ăn, mà củ tỏi còn chứa rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe. Vì vậy cách trồng tỏi cô đơn là nội dung mà rất nhiều người thắc mắc và tò mò.

Đã khi nào bạn có ý định tự tay mình trồng tỏi cô đơn để để gia đình bạn cùng thưởng thức chưa. Vừa tiện lợi cho việc đun nấu, lại sạch không dính chất độc hại như nhiều loại tỏi Trung Quốc bán tràn lan ngoài chợ.

Đến với bài viết hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn kỹ thuật trồng tỏi cô đơn cũng như cách trồng, cách chăm sóc loại tỏi này để đạt năng suất cao nhé!

Vì sao lên trồng tỏi cô đơn

Tỏi cô đơn hay còn gọi là tỏi lý sơn, điểm đặc trưng của giống tỏi này khác hẳn với những giống tỏi thông thường là chúng chỉ có một tép duy nhất, cũng chính vì vậy mà người ta gọi nó là tỏi cô đơn.

Cách trồng tỏi cô đơn

Nhờ thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng cao và được khá nhiều người ưa chuộng đặc biệt là món tỏi cô đơn ngâm mật ong.

Vì vậy giá tỏi cô đơn trên thị trường hiện nay khá đắt đỏ. Hiện nay tại nhiều vùng miền khác nhau mọi người thường thực hiện cách trồng tỏi cô đơn với quy mô khá lớn thay vì trồng tỏi ta truyền thống.

Tỏi cô đơn trồng được ở loại đất nào?

Thực hiện cách trồng tỏi lý sơn phù hợp với loại đất của nó thì năng suất đạt được là rất lớn. Vì vậy hãy áp dụng những điều Fao chia sẻ dưới đây để đảm bảo củ tỏi phát triển khỏe nhất nhé.

Đầu tiên về thời tiết: Nguồn gốc mẹ đẻ của tỏi cô đơn chính là được xuất thân tại Trung Quốc. Nơi có nhiệt độ thấp và khá hanh khô. Chính vì vậy, để có thể thực hiện cách trồng tỏi cô đơn thu được năng suất cao thì trước hết phải đảm bảo thời tiết thích hợp với củ tỏi.

Thứ 2 đất: Ở nước ta chỉ một số vùng đất mới có thể tiến hành thực hiện kỹ thuật trồng tỏi cô đơn đạt năng suất cao. Đó là tại vùng đất có bề mặt tơi xốp, độ pH trung bình đạt từ 5,5 tới 6,5.

Trồng tỏi lý sơn

Thứ 3 giống: Chúng ta có thể thực hiện kỹ thuật trồng tỏi cô đơn bằng củ giống với tỏi ta thông thường. Vì vậy, chúng ta chỉ cần mua giống tại địa phương hay những vùng lân cận nơi có thời tiết và đất gần như tương thích với nhau. Không nhất thiết phải mua giống đắt đỏ như tỏi cô đơn Lý Sơn. Vì tỏi cô đơn Lý sơn được ưu ái hơn do vùng đất chân núi lửa, vô cùng màu mỡ.

Cách trồng tỏi cô đơn hiệu quả

Chỉ với một vài thao tác đơn giản là bạn có thể thực hiện thành công cách trồng tỏi cô đơn. Hãy tiến hành trồng tỏi cô đơn theo hướng dẫn dưới đây để đạt được năng suất cao nhé.

Mùa vụ gieo tỏi phù nhất là từ tháng 8 cho tới tháng 9 âm lịch, chỉ sau 4 tháng trồng tỏi cô đơn là bạn có thể bắt tay vào việc thu hoạch, tức là vào tháng 1 hoặc tháng 2 năm sau. Khi đó các bạn sẽ vừa kịp thời gian để chuẩn bị cho vụ lúa xuân.

Sau khi hoàn thiện làm rãnh gieo tỏi xong thì phải găm đứng tép tỏi hướng theo phương lên trời, phủ lên bề mặt của tỏi bằng một lớp đất mỏng, chú ý ở giai đoạn này tỏi vẫn cần một lượng ẩm vừa đủ để có khả năng nảy mầm.

Khoảng cách lý tưởng nhất giữa những tép tỏi là khoảng 3cm tới 5cm, trồng với khoảng cách dày hơn so với tỏi ta do tỏi cô đơn chúng không đẻ nhánh, chỉ có 1 nhánh duy nhất, các bạn có thể tận dụng đất để tăng năng suất trên cùng một diện tích.

Kỹ thuật trồng tỏi cô đơn

Chăm sóc tỏi cô đơn

Để đảm bảo cây tỏi cô đơn luôn được khỏe mạnh, chất lượng cao thì bạn cần phải thường xuyên theo dõi cây, tưới nước và bón phân với liều lượng vừa đủ.

Khoảng thời gian đầu và thời gian sinh trưởng thì tỏi luôn cần một lượng ẩm vừa đủ, ở giai đoạn tỏi cô đơn xuống củ thì cần lượng nước ít hơn. Tiến hành bón phân ngay khi chuẩn bị gieo trồng tỏi cô đơn.

Một số loại sâu bệnh

Trong suốt khoảng thời gian thực hiện cách trồng tỏi cô đơn thì việc tỏi bị nhiễm sâu bệnh là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, khi thấy cây bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của bệnh thì bạn cần nhanh chóng tiêu diệt sâu bệnh, cũng như tránh sự lây lan ra toàn cây.

Dưới đây là một số loại sâu bệnh mà tỏi hay gặp phải và những dấu hiệu, cách tiêu diệt chúng, đừng bỏ qua 1 loại bệnh nào để khiến cây bị chết dần nhé.

Nắm bắt được phương pháp chữa một vài bệnh thường gặp của tỏi cô đơn như sâu xanh, bọ trĩ, nhện và các bệnh do nấm Urocystis sp (bệnh than đen) và bệnh do nấm Peronospora sp (bệnh sương mai) gây ra.

Lúc này, bạn có thể dùng thuốc gốc đồng Mancozeb và Zinbeb để ngăn ngừa và tiêu diệt những bệnh ở trên. Tỏi cô đơn còn thường mắc bệnh cây còi cọc, không sinh trưởng, gây ra bệnh vàng lá, thối rễ, và dần sẽ chết.

Nhiều chuyên gia khuyến nông khuyến khích nên ngăn ngừa các loại sâu bệnh bằng thuốc Monceren, Funomyl, Aliette. Việc phun thuốc phải dựa vào tình hình sâu bệnh nặng hay nhẹ của tỏi.

Thu hoạch tỏi cô đơn

Chắc chắn đây là công đoạn quan trọng nhất trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật trồng tỏi cô đơn đúng không nào. Tuy nhiên đừng quá vội vàng thu hoạch sớm quá khiến nắng suất thấp, hãy dựa vào đặc điểm của cây, thời gian kể từ khi trồng tỏi cô đơn để bắt tay vào thu hoạch nhé.

Khi cây tỏi vừa tàn lá và gốc, lá và chóp phía trên cùng bắt đầu khô dần, thì lúc đó là tỏi đã già có thể thu hoạch và sử dụng được.

Khi cây tỏi cô đơn đã già, bạn bắt tay vào việc thu hoạch, sau đó bó cây tỏi lại thành từng chùm rồi treo lên dây, phơi ngoài trời có thời tiết nắng nhẹ sau đó treo trên chạn bếp hoặc những vịt rí khô ráo, thoáng mát để tránh tình trạng tỏi bị teo và tóp lại.

Nếu như bạn có mục đích để giống thì nên trồng tỏi cô đơn với khoảng cách thưa thôi và tỉa bớt cây yếu để bán, để lại những cây tốt, bón thêm một lượng phân hữu cơ vừa đủ như kali, lân, tro bếp trước khi tỏi vào giai đoạn ra hoa. Bảo quản giống trong khoảng thời gian từ 6 đến 7 tháng để trồng tỏi cô đơn vào vụ sau.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng tỏi cô đơn cũng như những cách trồng, kỹ thuật trồng tỏi rồi. Qua bài viết này, fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây tỏi chất lượng, đạt năng suất cao nhé. Chúc các bạn thành công!