Cách Trồng Hoa Hồng Trong Chậu Siêu Dễ
Có rất nhiều người yêu hoa hồng muốn sở hữu những đóa hồng tươi đẹp xinh xắn trong vườn cây hoa nhà mình, tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện sở hữu khu vườn hoặc diện tích để trồng loại cây này. Một tin vui là có thể trồng hoa hồng trong chậu. Vậy chăm sóc hoa hồng thế nào để có một chậu hoa hồng đẹp rạng rỡ, hãy cùng Namix tìm hiểu nhé!
Ảnh: Internet
Cần lưu ý những gì trước khi trồng hoa hồng trong chậu?
Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ
Hồng là cây ưa sáng, hoa thường có chất lượng tốt ở cường độ 40000 đến 60000 lux. Ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, cây càng trưởng thành càng yêu cầu nhiều ánh sáng hơn khi cây còn nhỏ.
Hoa hồng là loại cây ưa khí hậu ôn hòa, có thể sống được trong khoảng nhiệt độ từ 8 – 35 độ C, tuy nhiên khoảng nhiệt độ thích hợp nhất để loại cây này phát triển là 18 – 25 độ C. Nhiệt độ cao quá cao trên 35 độ C hoặc quá thấp dưới 8 độ C đều khiến cây kém phát triển và rơi vào trạng thái ngủ nghỉ.
Kích thước chậu
Chậu được chọn cần chắc chắn và có lỗ thoát nước, kích thước phải phù hợp cho cây phát triển, cần đủ không gian để rễ ăn sâu, tuy nhiên không quá rộng lãng phí nước tưới và phân bón, cũng không quá hẹp thiếu không gian cho cây phát triển.
Chọn giống
Cần lưu ý đến việc chọn giống khi trồng hoa hồng trong chậu. Có rất nhiều giống hoa hồng để lựa chọn, tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ đặc tính giống mà bạn muốn trồng, tránh những giống hồng yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đặc biệt, khó chăm sóc. Đặc biệt là lưu ý đến vấn đề chống chịu sâu bệnh của giống. Có những loại hoa hồng cần không gian phát triển lớn cũng không phù hợp để trồng chậu.
Đất trồng
Đất trồng luôn là vấn đề đáng lưu tâm khi trồng cây. Đất trồng hoa hồng cần giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng, có độ pH từ 6 – 6,5. Đặc biệt là cần sạch, không mang mầm bệnh.
Đất trồng hoa Namix được phối trộn sẵn từ mụn dừa, vỏ trấu, đá trân châu, phân chậm tan… đã được xử lý làm sạch, vừa đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt nhưng vẫn giữ được độ ẩm cần thiết, hơn nữa còn cung cấp chất dinh dưỡng lâu dài cho cây là một sự lựa chọn hàng đầu cho bạn.
Ảnh: Namix
Mật độ trồng hoa
Tùy thuộc vào tốc độ sinh trưởng và phát triển của giống hoa để cân nhắc mật độ trồng hoa. Nếu giống hoa phát triển nhanh thì nên trồng khoảng cách 40 – 50 cm, nếu phát triển chậm thì có thể trồng khoảng cách 30 – 35 cm. Khi áp dụng trong trồng chậu thì nên cân nhắc theo diện tích chậu.
Các bước trồng hoa hồng trong chậu
Sau khi chọn giống, chọn chậu, chọn giá thể phù hợp, các bạn đã có thể bắt tay vào trồng hoa hồng.
Chuẩn bị giống: Giống hoa hồng có thể là hạt hoặc cành hoa được chiết, cắt từ cây mẹ, cũng có thể là những cây con được bán sẵn trên thị trường. Cần đảm bảo nguồn gốc và độ sạch bệnh của cây.
Trồng cây: Cho giá thể vào khoảng 80% thể tích chậu đã chuẩn bị. Gieo hạt đã chuẩn bị vào chậu và tưới nước cho giá thể.
Nếu trồng cây bằng phương pháp giâm cành thì cắm trực tiếp cành đã chuẩn bị vào giá thể sao cho cành cố định, tưới và cung cấp đủ độ ẩm cho giá thể đến khi cây ra rễ. Sau khoảng 15 – 20 ngày cây sẽ ra rễ.
Nếu trồng bằng cành chiết hoặc cây con đã ra rễ thì chỉ cần vùi cố định phần rễ vào trong giá thể, tưới nước cung cấp độ ẩm cho cây.
Ảnh: Internet
Cách chăm sóc hoa hồng trồng chậu hiệu quả
Tưới nước
Cần tưới nước cho hoa hồng thường xuyên mỗi ngày, nên tưới vào buổi sáng, tránh tưới cây vào lúc trời nắng gắt. Mỗi lần tưới nên tưới với một lượng nước vừa phải, tránh để chậu cây quá ẩm vào chiều tối vì dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Phân bón
Cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây theo từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển của cây. Tránh bón phân quá sát rễ cây, một mẹo nhỏ là có thể chia nhỏ lượng phân bón và pha loãng để tưới vào chậu. Khi cây ở giai đoạn ra ra hoa, cần bổ sung Kali cho cây, tuy nhiên chú ý tránh bón phân gốc Clorua cho cây.
Cắt tỉa
Thường xuyên cắt tỉa cây giúp cây thoáng và tránh bị bệnh. Nên thường xuyên cắt bỏ những lá vàng, bị sâu bệnh. Khi cắt tỉa nên tỉa bớt những cành tăm, cành hương, khi cây cao khoảng 20 – 25 cm thì tiến hành bấm ngọn, để lại 4 – 5 cành cấp 1. Khi cây cho nụ cũng cần tỉa bớt nụ, để lại một số lượng nụ nhất định.
Phòng ngừa sâu bệnh
Trên hoa hồng thường gặp phải các bệnh như phấn trắng, rỉ sắt, thán thư, đốm đen… và các đối tượng sâu gây hại như nhện đỏ, sâu xanh, bọ trĩ… Cần theo dõi phát hiện kịp thời khi cây xuất hiện bệnh và sử dụng hợp lý các loại thuốc bảo vệ thực vật tương ứng.
Ảnh: Internet
Trên đây là những chia sẻ của Namix về những điều cần chú ý để có một chậu hoa hồng đẹp, mong là sẽ hữu ích với mọi người!