Cách Trồng Dâu Tây Và Cách Chăm Sóc Chi Tiết Từ A Đến Z

Dâu tây từ lâu đã trở thành một loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và có thành phần chất dinh dưỡng cao. Để có nguồn sản phẩm sạch thì cách trồng dâu tây tại nhà là cần thiết đối với mỗi người. Dưới đây là cách trồng và chăm sóc dâu tây mang lại hiệu quả cao, bà con cùng tham khảo nhé!

Tóm tắt nội dung

Đôi nét về dâu tây

Trước khi biết cách trồng dâu tây tại nhà, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về loại cây này nhé! Dâu tây là loại cây ưa sáng, thích khí hậu ẩm mát nên thường sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có thời tiết ôn đới ấm và cận nhiệt đới (nhiệt độ dao động 15 – 20 độ C). Vì ưa khí hậu đặc trưng nên dâu tây tại Việt Nam thường được trồng ở Đà Lạt là chủ yếu và sẽ cho ra sai quả vào các vụ đông xuân (tùy vào từng giống cây khác nhau).

Cách trồng dâu tây

Dâu tây mang đến những lợi ích thiết yếu cho sức khỏe con người như:

  • Chống oxy hóa cho cơ thể

  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch

  • Kiểm soát gia tăng đường huyết

  • Là thực phẩm an toàn cho phụ nữ có thai

  • Hỗ trợ giảm cân

Chuẩn bị trước khi trồng dâu tây

Trước khi trồng dâu tây, bạn cần chuẩn bị những thứ cần thiết để có thể trồng được dâu tây. Ví dụ bạn muốn trồng loại dâu tây nào thì hãy chuẩn bị hạt giống và nơi mà bạn sẽ trồng cũng như chăm sóc dâu tây…

Chọn giống cây dâu tây

Dâu tây có hai loại cơ bản đó là dâu tây mùa hè và dâu tây ra hoa theo mùa. Tùy thuộc vào nhu cầu của mình mà bạn có thể lựa chọn giống dâu tây từ 2 loại trên. Sau đây là một số giống dâu tây phổ biến thường được trồng, đó là:

    • Giống dâu tây quanh năm hoặc lâu năm:

      Giống dâu tây này có thể phát triển lên tới hơn 5 năm nên nó rất phổ biến đối với những người trồng dâu tây. Dâu tây quanh năm sống và phát triển tốt ở nơi có khí hậu ôn đới hoặc trong nhà, mỗi năm nó ra hoa và kết trái rất nhiều nên đây là giống cây phù hợp nhất để trồng nếu bạn muốn ăn dâu tây quanh năm.

    • Giống cây thu hoạch mùa hè:

      Loại giống này thường ra trái sau 2 tháng trồng cây. Tùy theo từng thời điểm trồng mà dâu tây có thể ra trái vào đầu mùa hè hoặc giữa mùa hè. Giống dâu tây này thích hợp để sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn hoặc đem đi đông lạnh.

    • Dâu tây ban ngày:

      Loại dâu tây này còn có những cái tên khác như dâu không nhạy quang, dâu Zhong Rizhao. Loại dâu tây này có sản lượng ít hơn dâu tây quanh năm nhưng cũng ra trái rất đều đặn. Nếu bạn có nhu cầu hái và sử dụng dâu thường xuyên thì loại dâu ban ngày này sẽ là loại thích hợp nhất.

  • Dâu tây Alpine:

    Loại dâu này cho trái khá nhỏ nhưng lại rất thơm, thích hợp dùng để làm mứt dâu nhất.

Cách trồng dâu tây

Chọn chậu cây

Chậu thích hợp để trồng dâu tây là loại chậu dài có máng dài để có thể lên luống nhỏ hoặc chậu treo để quả dâu không tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc của quả cũng tốt hơn.

Vị trí trồng

Đặc tính của dâu tây là cây ưa ẩm, chịu hạn kém. Nhiệt độ thích hợp nhất để cho cây sinh trưởng là từ 7 – 30 độ C. Vị trí đặt chậu thích hợp là nơi thông thoáng, có nhiều ánh sáng. Nếu cây thiếu sáng thì lá sẽ bị vàng và không cho quả. Thời gian chiếu sáng không quá 12h/ngày.

Vị trí trồng tốt nhất tại nhà là trên sân thượng có mái che hoặc tại các cửa sổ, ban công – nơi có đủ ánh nắng ban ngày. Còn nếu bạn trồng ngoài trời thì nên đặt ở dưới tán cây to để hạn chế bớt ánh nắng ban ngày. Không nên phơi ánh nắng trực tiếp khiến cây bị khô hạn, thiếu nước.

Xem thêm:

Cách trồng dâu tây

Đất trồng dâu tây

Đất để trồng dâu tây là đất có độ pH từ 5.3 – 6.5. Đất cần đảm bảo được những yếu tố như phải là đất hữu cơ hoặc có thể là đất thịt nhẹ giàu dinh dưỡng, sạch và giữ được độ ẩm cũng như thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng đất tribat hoặc đất thường trộn thêm phân bón, trấu, xơ dừa… để tăng thêm độ tơi xốp.

Nếu trồng dâu tây trong chậu không tráng men thì nên thêm ¼ đất than bùn dưới chậu trước khi cho đất trồng vào. Còn nếu trồng treo giỏ thì bôi rêu than bùn lên các cạnh của giỏ treo để tăng thêm khả năng giữ độ ẩm của đất.

Do quả thường mọc thấp nằm trên mặt đất nên nếu trồng bằng chậu tròn thì có thể phủ lên 1 lớp rơm trên bề mặt xung quanh gốc và phía dưới quả. Điều này vừa giúp giữ ẩm vừa giúp giữ sạch và nâng đỡ cho quả.

Chi tiết cách trồng dâu tây bằng hạt

Bước 1: Ủ hạt

Trước khi thực hiện việc gieo hạt xuống đất, để giúp kích thích việc nảy mầm cần thực hiện ủ hạt như sau:

  • Dùng nước ấm với tỉ lệ 2 sôi – 3 lạnh, nhiệt độ khoảng 45 – 60 độ C là thích hợp nhất và ngâm hạt trong khoảng 6 tiếng.

  • Sau 6 tiếng vớt hạt ra và rải đều trên đĩa, điều kiện bên trên đĩa đã rải sẵn khăn ướt hoặc khăn ẩm.

  • Phủ thêm 1 lớp khăn ẩm và chờ cho hạt nứt ra.

Cách trồng dâu tây

Bước 2: Phơi hạt ra gió

Sau khi hạt đã nứt thì mang đi phơi trong gió khoảng 30 phút rồi mới mang đi gieo trồng.

Bước 3: Gieo hạt 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật liệu cần thiết phía trên thì bắt đầu tiến hàng gieo hạt vào chậu, gieo hạt theo khoảng cách đều nhau, mỗi hạt nên cách nhau ít nhất 10cm hoặc gieo vào các hũ nhỏ như hũ sữa chua. Đặt chậu tại nơi thoáng gió và có ánh sáng mặt trời.

Lưu ý: Tưới nước thường xuyên và giữ ẩm cho đất. Nên tưới 1 lần vào sáng sớm và chiều tối, nhưng không nên tưới quá nhiều vì có thể gây ngập úng.

Cách trồng dâu tây từ cây con

Sau khi mua cây con từ cửa hàng, bạn cần thực hiện những bước sau:

  • Cho đất đã chuẩn bị vào khoảng ⅔ chậu

  • Cho lần lượt cây con vào chậu, cách nhau khoảng 20cm, đối với chậu máng thì trồng thẳng hàng

Cách trồng dâu tây từ cây con

Cách tách nhánh cây dâu tây con

Trong quá trình phát triển, cây dâu tây không những ra hoa, quả mà còn ra nhiều nhánh mới khi cây đủ chất. Đặc biệt là khi nhanh phát triển tốt và mọc dài ra sẽ tự đâm rễ và tạo thành cây mới. Lúc này bạn nên tách ra thành cây mới. Trong trường hợp chậu rộng hoặc cây con đang ra quả thì không cần tách, việc tách lúc này sẽ làm cây bị chột quả.

Khi tách cây ra chậu mới cần thực hiện nhẹ nhàng, khéo léo, không được làm đứt rễ. Bạn nên di chuyển cả bồng đất sang chậu mới. Thời gian đầu nên che nắng và tưới đủ nước để giữ ẩm, cây không bị héo.

Một số lưu ý khi trồng dâu tây

  • Tùy thuộc vào từng giống cây mà dâu tây có thể sẽ không ra trái sau khoảng 4 – 6 năm nuôi trồng.

  • Trồng cây từ hạt có thể ra những trái dâu nhỏ và chua hơn so với trồng bằng những cây con.

  • Dâu tây nếu để trên đất quá lâu sẽ bị thối nên hãy hái chúng ngay khi chín.

  • Cung cấp đủ ánh nắng mặt trời bằng cách xoay giá thể thường xuyên nếu bạn trồng dâu tây trong chậu hoặc trên giỏ treo.

  • Nếu lá của cây có màu xanh nhạt, nếu cảm thấy cần thiết thì hãy cho 1 ít bã cà phê vào đất để tăng hàm lượng nitơ lên.

  • Nếu cây bị bệnh phấn trắng, đốm lá, mốc xám hoặc dâu tây bị ngập úng thì tốt hơn hết bạn nên loại bỏ những cây dâu tây bị bệnh đi và trồng cây mới.

Cách trồng dâu tây

Cách chăm sóc cây dâu tây tại nhà

Dâu tây là loại cây ưa ẩm, để cây phát triển tốt thì bạn nên đặt chậu cây ở nơi chỉ có ánh nắng trực tiếp vào nửa ngày, có thể treo ở ban công. Tưới nước sạch hàng ngày 2 lần cho cây.

Nên xới đất thường xuyên để đất được tơi xốp thoáng cây. Khi cây dâu tây ra thân lá nhiều, bạn nên tỉa bớt những lá già, sâu bệnh, lá bị che khuất tầng dưới để cây dễ quang hợp.

Để cây tăng cường sinh trưởng và cho hiệu quả cao hơn thì bạn nên cắt bỏ chùm hoa đầu tiên.

Cách chăm sóc cây dâu tây

Bón phân

Trong quá trình phát triển, bạn nên sử dụng phân bón được bán sẵn tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp để bón cho cây. Khoảng 10 ngày bón 1 lần với số lượng ít vừa phải.

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên bắt sâu, phun thuốc diệt côn trùng để cây phát triển khỏe hơn, đặc biệt là khi cây ra quả.

Thu hoạch

Khi quả chuyển sang màu đỏ là bạn có thể thu hoạch dâu tây để ăn, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố, nước ép.

Chu kỳ của dâu tây

Dâu tây có khá nhiều chu kỳ phát triển trong năm, tùy vào mỗi chu kỳ mà ta có cách chăm sóc dâu tây riêng. Cụ thể như sau:

Chu kỳ của dâu tây

  • Đầu mùa đông (tháng 11 – 1):

    Hãy nhổ cỏ dại xung quanh cây và loại bỏ những yếu tố có thể gây ra bệnh, nấm cho cây, kiểm tra xem có cây nào cần phủ thêm lớp phủ để che chắn cho cây không.

  • Cuối mùa đông (tháng 1 – 2):

    Đây là thời điểm tốt để trồng dâu tây.

  • Đầu xuân (tháng 3 – 4):

    Chăm sóc và bón phân cho dâu tây.

  • Cuối xuân (cuối tháng 4):

    Nếu trời còn lạnh thì hãy phủ thêm lớp phủ. Còn nếu trời bắt đầu nắng ấm thì bỏ lớp phủ ra để cây lớn và đậu quả sớm. Ở thời điểm này cần chú ý sử dụng các biện pháp để bảo vệ cây khỏi sâu bệnh.

  • Đầu hè (tháng 5 – 6):

    Thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các loại bệnh cũng như ngăn chặn sự phá hoại của loài chim. Phủ thêm lớp mùn và nhớ tưới nước định kỳ cho cây.

  • Cuối hè (tháng 7 – 8):

    Đây là thời điểm dâu tây ra trái, hãy tưới nước và thu hoạch nhưng quả dâu tây chín nhé.

  • Đầu thu (tháng 9 – 10):

    Thu hoạch hết những trái dâu tây chín để cây ra trái vào mùa sau tiếp, bón phân và tỉa những cành cây già thừa để cây sống tốt vào mùa đông.

  • Cuối thu (tháng 10 – 11):

    Đây là thời điểm mà bạn cần chuẩn bị các biện pháp giúp cây sống sót qua mùa đông.

Với những thông tin về cách trồng dâu tây và chăm sóc dâu tây mà Nhựa Sài Gòn đã chia sẻ, giờ đây bạn hãy tự tin trồng và chăm sóc dâu tây tại nhà nhé.