Cách Trồng Cây Điều – Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Điều
Cách trồng cây điều – Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều cho năng suất cao
Hiện nay, điều là một trong những loài cây trồng có tiềm năng và chất lượng cao được nhiều bà con lựa chọn. Hạt điều đem lại hiệu quả kinh tế cao được tiêu thụ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều cho năng suất cao thì không phải bà con nào cũng có thể nắm rõ. Để có thể giúp đỡ bà con thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về
Cách trồng cây điều – Cách nhân giống, thời vụ, kỹ thuật trồng, chăm sóc chi tiết nhất
1. Đặc điểm của cây điều
Cây điều hay còn được biết tới với tên gọi là “đào lộn hột”, đây là loại cây trồng lâu năm, thân gỗ có tán lá rộng, rễ cọc ăn sâu xuống đất, có khả năng chịu hạn tốt, phát triển tốt ở những nơi mưa nhiều. Trồng điều trên đất nhiều sỏi đá, đất cát, đất bạc màu cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Cây điều thường bắt đầu ra hoa cuối mùa mưa, và điều có cả hoa đực và hoa lưỡng tính. Tùy thuộc vào môi trường và giống điều, tỷ lệ hoa đực và lưỡng tính sẽ có nhiều thay đổi. Thông thường, thời gian nở của hoa đực và hoa lưỡng tính sẽ chênh lệch nhau, hơn nữa tỷ lệ nhụy cái trên hoa lưỡng tính cũng thấp, nên tỷ lệ đậu trái trên 1 chùm hoa chỉ khoảng 10%.
Trái điều có 2 phần 1 phần là quả giả phát triển từ phần đế hoa ra, to và xốp khi chín có màu đỏ, cam hoặc vàng. Còn quả điều chính là phần phía dưới, có hình thận vỏ cứng chắc, chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu xám. Hạt điều chúng ta thường sử dụng nằm bên trong phần vỏ cứng của quả thật.
2. Điều kiện sinh trưởng của cây điều
Đầu tiên, ánh sáng là yếu tố quan trọng. Điều là một loại câu ưa sáng, cho ra quả ở đầu cành. Theo nghiên cứu thì cây điều cần khoảng 2.000 giờ nắng/năm. Vì vậy khi lựa chọn khu vực trồng điều cần đảm bảo được mật độ phù hợp để cây có thể phát triển toàn diện nhất.
Cây điều vốn là một cây có gốc tại vùng nhiệt đới. Vì vậy cây điều sẽ không thể trồng phát triển tại các vùng có khí hậu thấp lạnh giá. Nhiệt độ tiêu chuẩn để cây có thể phát triển tốt đó là từ 24 – 28ºC. Tránh những vùng có nhiệt có nhiệt độ trung bình hàng năm dưới 20ºC.
Lượng mưa thích hợp để trồng cây điều là từ 1.000-2.000 mm/năm. Yếu tố lượng mưa ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả thành công của cây điều. Chế độ mưa thích hợp cho cây điều ra hoa đậu quả có hai mùa rõ rệt và khô kéo dài 4 – 5 tháng.
Đất trồng điều có nhiều loại đất khác nhau. Cây điều phát triển và sinh trưởng trên những vùng có tầng đất sâu, cơ giới nhẹ, nước thoát tốt. Đất sét pha cát không có tầng đất cái, với mực nướng ngầm sâu từ 3-6m. Ngoài ra cây cũng có thể phát triển tại những đất cát pha, đặc tính thoát nước tốt, độ màu mỡ không cao. Đất đỏ cũng có thể là một trong những loại đất thích hợp. Điều sẽ phát triển và đem lại hiệu quả kém trên những trên các loại đất sét nặng, bị chặt và những vùng đất cát rời rạc có tầng nước ngầm quá sâu…
3. Cây điều trồng nhiều nhất ở đâu
Điều có khả năng trồng được ở khắp nơi trên cả nước, tuy nhiên khu vực trồng điều cho sản lượng cao phải nhắc đến đó chính là các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong số đó, điều được xem là được sản của tỉnh Bình Phước.
Bình Phước là tỉnh có những dòng sông lớn lưu thông, hệ thống hồ chứa nước được xây dựng một cách hiệu quả, nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng nước dùng cho nông nghiệp suốt quanh năm.
Bên cạnh đó, với sự phong phú về thổ nhưỡng, đất xám bạc màu trên phù sa cổ và đất đỏ bazan là hai loại đất tiêu biểu tại đây giúp nâng cao sản lượng điều. Và khí hậu mang nét đặc trưng của vùng nhiệt đới cận xích đạo cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây điều.
Hiện nay, trên địa cả nước hầu như vẫn đang sử dụng các giống điều ghép, nhưng tại Bình Phước cách trồng cây điều bằng hạt đã diễn ra thành công và phát triển thuận lợi. Trồng điều bằng hạt lại cho hiệu quả cao hơn nhiều so với trồng cây điều ghép.
4. Cách trồng cây điều – kỹ thuật trồng và chăm sóc điều cao sản
4.1. Thời vụ trồng điều
Thời điểm thích hợp trồng điều chính là vào đầu mùa mưa, lúc này đất đã trở nên mềm và dẻo. Khi trồng vào đầu mùa mưa như vậy, cây điều sẽ đước sinh trường trong suốt thời gian mùa mưa.
4.2. Cách nhân giống trồng điều
Có 2 cách nhân giống điều cao sản là bằng hạt và ghép cây. Cách trồng cây điều bằng hạt đơn giản, dễ làm, tiết kiệm chi phí hơn, đôi khi có thể tạo ra giống điều cao sản nhờ ưu thế lai. Nhược điểm của phương pháp này là tỷ lệ phân ly giống cao, năng suất khó đạt được như mong muốn.
Còn nhân giống bằng phương pháp ghép cây sẽ chọn lọc từ những cây có năng suất cao, khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, nên có khả năng giữ được gần như toàn vẹn đặc tính của cây mẹ. Nhược điểm là kỹ thuật nhân giống phức tạp, tỷ lệ sống không cao.
4.2.1. Nhân giống bằng hạt điều:
-
Lựa chọn những hạt giống thu từ những cây mẹ đã được lựa chọn, phơi 2-3 nắng. Bảo quản nơi khô ráo và kín để giữ cho hạt nảy mầm tốt.
-
Thả hạt giống điều vào nước muối 3 – 5% loại bỏ những hạt nổi để chọn những hạt chắc khỏe.
-
Ngâm trong nước trong 48 giờ, ủ cần rửa chua, ươm trong túi bầu và gieo thẳng vào hố trồng ngoài hiện trường.
-
Khi gieo hạt để hạt úp xuống, cuốn hạt quay về phía trước, lấp đất phủ hạt, chăm sóc giữ ẩm trong thời kỳ cây con, gieo 30-45 ngày, và đem ra trồng ở môi trường.
4.2.2. Nhân giống điều ghép
Hiện nay, mô hình trồng điều ghép được nhân rộng ở nhiều nơi quy mô của những lớn cung cấp cho thị trường chồi ghép và mắt ghép. Bà con có thể dễ dàng tìm mua chồi ghép và mắt ghép chất lượng, ở các trung tâm nông nghiệp, cơ sở nhân giống, bán giống tại địa phương.
Kinh nghiệm khi trồng điều ghép sử dụng những giống lùn ghép sẽ làm cho cây điều ghép sẽ tránh được tình trạng điều ghép không đều. Cây điều sẽ là cây điều lùn, hạt điều nhỏ nên hệ số nhân giống cao, sức sống của hạt khỏe, cây con sẽ phát triển mạnh, đồng đều.
Tiêu chuẩn gốc ghép: Cây con được ươm trong bầu khoảng 45-60 ngày thì tiến hành đảo bầu (nhấc rễ). Loại bỏ các cây còi cọc xếp thành ô với các mức độ sinh trưởng khác nhau. Ổn định cây con trong thời gian 30 ngày thì tiến hành ghép.
Tiêu chuẩn cây gốc ghép:
-
Đường kính thân từ 7 – 10mm.
-
Cây con gốc ghép có từ 10 -15 lá trở lên.
-
Cây con làm gốc ghép có độ tuổi 60 ngày tuổi trở lên.
-
Cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh.
Tiêu chuẩn chồi ghép:
-
Thời gian lấy chồi ghép là khi cây chuẩn bị đợt lá mới.
-
Tiêu chuẩn tốt nhất chồi ghép tốt cần đạt: Chồi vừa bật, đường kính từ 7 – 10mm. Chiều dài chồi 7cm. Không có các vết sâu bệnh, lấy chồi ngoài sáng.
Thời điểm phù hợp để ghép: Thời vụ ghép tốt nhất cho cây điều là khoảng từ tháng 2 – 7. Thời vụ này sử dụng chủ yếu chối ghép từ vườn nhân chồi. Từ tháng 2 đến tháng 5 là thời điểm cây điều ra hoa, mang quả thì sử dụng chồi từ cây mẹ tốt nhất từ tháng 6 đến tháng 8. Thời điểm thích hợp là vào buổi sáng khi trời mát mẻ cây đã hút đủ nước. Khoảng từ 6 – 10 giờ sáng sẽ là khoảng thời gian lý tưởng.
Thao tác ghép điều: Có 3 phương pháp có thể thực hiện: ghép vát, ghép nêm và ghép mắt. Để đạt tiêu chuẩn cao thì ghép vát và ghép nêm đạt hiệu quả nhất. Dễ thao tác nhất hiện nay là ghép vắt.
-
Bước 1: Dùng dao ghép vạt xiên thân gốc ghép một mặt phẳng 3 – 4cm cách mặt đầy bầu khoảng từ 10 – 15cm.
-
Bước 2: Dùng dao vạt một mặt phẳng nghiêng với chồi ghép tương tự như vạt gốc ghép.
-
Bước 3: Áp mặt cắt của chồi ghép và gốc ghép trên chồi ghép với nhau để có sự tiếp hợp. Đường kính của chồi ghép và gốc ghép chênh lệch nhau để cho một mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp với nhau.
-
Bước 4: Dùng dây ni-lông quấn mỏng từ dưới lên theo kiểu lợp mái nhà để cố định và bịt kín chồi.
4.3. Chuẩn bị đất trồng điều
4.3.1. Làm sạch đất
Điều có thể, trồng trên nhiều loại đất, tránh trồng cây con ở những chỗ có tầng đất mặt quá mỏng hoặc có quá nhiều đá, đất có khả năng thoát nước kém. Dọn sạch cỏ trên toàn bộ lô đất trồng điều, nên làm cỏ vào đầu mùa mưa, đây là lúc các loại cây, cỏ dại mới mọc và chưa kịp ra hoa, tạo hạt. Làm cỏ vào lúc này sẽ hạn chế được việc tái sinh của cỏ.
Đối với loại đất đồi núi không thuận tiện cho việc cày bừa thì phải chặt cây đánh gốc, rồi mới đào hố trồng theo bậc thang để hạn chế xói mòn, rửa trôi đất trong mùa mưa lũ.
4.3.2. Thiết kế lô trồng
Để thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như bảo vệ đất, vườn trồng cây điều cần được được tính toán, thiết kế hợp lý. Phân bổ lô trồng điều phải thuận tiện cho việc vận chuyển phân bón, đi đường nước tưới cây.
Khoảng cách trồng điều: Giai đoạn đầu nên trồng mật độ 200 cây/ha. Bố trí theo khoảng cách 8x6m hoặc 10x5m, mục đích sử dụng khi cây chưa khép tán. Những năm sau khi nên tỉa thưa dần có mật độ 100 cây/ha khoảng cách lý tưởng là 8x12m hoặc 10x10m.
4.3.3. Chuẩn bị hố trồng
Kích thước lý tưởng cho hố điều cao sản là 50x50x50cm hoặc 60x60x60cm theo hình hộp vuông. Khi đào hố cần chú ý giữ lại lớp đất để sau đó lấp đất lại, do tầng đất này chứa nhiều mùn rất tốt cho cây phát triển.
Bón lót cho hố: Bón lót sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Sử dụng từ 10 – 20kg phân chuồng đã hoai mục, 0.5 – 1kg phân lân với 1 kg vôi trộn và trộn đều với lớp đất vừa đào lên. Sau đó vun vào hố lại để ủ, công việc này trước khi tiến hành điều từ khoảng 15 – 30 ngày. Cuối cùng, nên đánh dấu lại vị trí tâm hố để thuận lợi cho việc trồng cây sau này.
4.4. Cách trồng cây điều
Cách trồng cây điều được thực hiện như sau:
-
Ở ngay vị trí đã đánh dấu từ trước, sử dụng cuốc xẻng hoặc Máy khoan đất cầm tay chạy xăng 3A để tạo một cái hố lớn hơn, và sâu hơn bầu cây khoảng 5cm.
-
Bà con dùng dao cắt 1 đường dọc trên bầu rồi kéo bao nilon ra.
-
Đặt bầu cây điều ở chính giữa hố nhỏ đã đào, và lưu ý chỉ thấp hơn mặt đất nền khoảng 5 – 10cm.
-
Dùng đất vừa đào lấp hố bầu lại.
-
Nén phần đất vừa lấp xuống rồi dùng cọc cố định lại cây (không nén quá chặt).
-
Sau khi trồng cung cấp đầy đủ nước cho cây mỗi ngày, không tưới quá nhiều để cây bị úng nước.
Khoảng 1 tháng sau khi trồng, bà con tiến hành kiểm tra tất cả các gốc để thay thế các cây yếu, cây chết bằng cây khỏe mạnh.
4.5. Chăm sóc cây điều
4.5.1. Bón phân
Bón phân cho điều thường được bà con chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn kiến thiết (3 năm đầu tiên) và giai đoạn kinh doanh (đây là giai đoạn cây điều cho thu hoạch) từ năm thứ 4 trở đi.
Lượng phân sử dụng ở giai đoạn 3 năm đầu: Sử dụng phân NPK để bón cho cây, lượng đạm và lân cao hơn. Bón thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1-2 tháng. Lượng phân cần dùng mỗi năm tương ứng là 100g/gốc (năm 1), 200g/gốc (năm 2), 300g/gốc (năm 3). Từ năm thứ 3 cây bắt đầu cho đợt quả đầu (quả bói), nhưng không nên nuôi quả ở giai đoạn này, nên bỏ lứa quả đầu này để tập trung phát triển thân và nhánh cho cây, như vậy sẽ giúp cây khỏe hơn, kéo dài giai đoạn kinh doanh.
Lượng phân sử dụng ở giai đoạn kinh doanh: Bà con cần bón cho mỗi gốc 300-500g phân NPK, chia thành 2-3 đợt bón/năm, thông thường bón vào đầu và cuối mùa mưa. Giai đoạn cây nuôi trái bà con nên bón nhiều Kali, khi cây ra chồi mới bón nhiều N,P.
Ngoài ra, mỗi năm nên bổ sung thêm các loại phân bón lá cung cấp trung và vi lượng, 1-2 tháng/lần. Khoảng 2-3 năm bón phân chuồng 1 lần, bón theo rãnh đối xứng với tán cây, mỗi cây cần từ 20-30kg phân chuồng.
Cách bón: Hòa phân vào nước để tưới, như vậy cây sẽ dễ hấp thụ hơn. Khi cây chưa giao tán, thì bón theo rãnh tương ứng với tán của cây, khi cây giao tán thì nên bón dọc theo rãnh giữa 2 hàng cây.
4.5.2. Tưới nước
Tùy theo tình hình khô hạn, bà con linh động cấp nước vừa đủ cho cây, bà con có thể tạo bồn với đường kính 2-4m quanh gốc như vậy sẽ giúp giữ nước cho cây, tiết kiệm nước khi tưới.
4.5.3. Tỉa cành, tạo tán
Khi cây điều cao khoảng 0,8-1m, thì tiến hành hãm ngọn, để nuôi 3-5 cành chính mọc lên từ thân. Tạo tán sao cho phát triển cân đối về các hướng, sau đó sau vụ thu hoạch cắt tỉa cành nhỏ yếu ớt, không có khả năng mang trái, cành khô, sâu bệnh, cành khô, chồi vượt sát thân,…
4.5.4. Làm cỏ
Trước khi bón phân cần dọn sạch cỏ trong vườn, để tránh thất thoát dinh dưỡng. Không để cỏ quá già, cũng như không để cỏ ra hoa kết hạt, vì có thể sẽ gây ra sâu bệnh hại cây điều và dễ tái sinh. Khi cây điều đã lớn, phần vỏ và thân gỗ hóa, bà con có thể sử dụng các thuốc trừ cỏ tiếp xúc hoặc lưu dẫn để phun xịt.
Giai đoạn cây điều còn nhỏ, bà con có thể xen canh các loại cây họ đậu ngắn ngày, vừa giúp tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo thêm thu nhập, vừa hạn chế cỏ dại, đồng thời có thể sử dụng thân cây đậu để làm phân hữu cơ ủ cho đất. Lưu ý: nên trồng các loại cây có chiều cao vừa phải, không chèn ép sự phát triển của cây điều, trồng cách cây điều khoảng 1-1,5m để tránh cạnh tranh ánh sáng.
5. Trồng điều bao lâu thì thu hoạch?
Rất nhiều bà con đang có ý định trồng hoặc mới bắt tay vào sẽ thắc mắc rằng liệu trồng cây điều bao lâu thì thu hoạch được? Câu trả lời sẽ được chúng tôi trả lời ngay sau đây.
Trong điều kiện áp dụng đúng cách trồng cây điều cũng như đúng kỹ thuật chăm sóc thì từ năm thứ 4 trở đi bà con có thể bắt đầu thu hoạch vụ đầu tiên. Cây điều sẽ ra hoa và rụng lá và thời điểm cuối mùa mưa, và sau tết nguyên đán là trái điều sẽ bắt đầu chín và có thể thu hoạch được.
Tùy theo yêu cầu bà con có thể chọn lựa một trong hai cách thu hoạch sau đây:
-
Thu hái trên cây:
Nếu bà con cần thu hoạch cả quả giả lẫn hạt điều thì việc thu hái được tiến hành ngày ngay trên cây. Quả giả có vị chua chua, ngọt ngọt, chưa chín thì hơi chát, có thể dùng để ăn sống, nấu canh chua, xào hoặc bóp gỏi đều rất ngon. Sau khi hái xuống, quả giả cần phải đưa vào sử dụng hay chế biến ngay để tránh bị hư hỏng. Quá trình quả giả lên men rất nhanh, trong vòng 24-36 giờ sau khi thu hái.
-
Thu nhặt dưới đất:
Nếu chỉ cần thu hoạch hạt điều, thì bà con chỉ cần chờ cho điều chín rụng dưới đất rồi đi thu nhặt lấy phần quả thật chứa hạt điều, bỏ quả giả. Trời không mưa thì thu định kỳ 2-3 ngày một lần, thu hoạch hoảng ngày nếu trời mưa.
Trồng cây điều đang là một xu hướng được nhiều bà con lựa chọn để phát triển kinh tế. Bài viết trên, chúng tôi vừa hướng dẫn bà con chi tiết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều cho năng suất cao. Còn nếu như bà con đang có ý định trồng cây điều làm giàu nhưng lại chưa biết cách trồng cây điều như thế nào và phải bắt đầu từ đâu thì liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.