Cách Trị Nhức Răng Cho Bà Bầu Hiệu Quả, An Toàn

Bà bầu đau răng phải làm sao? 6 cách trị đau nhức răng cho bà bầu

Bà bầu đau răng trong thai kỳ, đặc biệt là đau răng khi mang thai tháng cuối là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em. Nhưng nếu chủ quan không chữa trị sớm, thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả về sức khỏe, thậm chí có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 6 cách chữa đau nhức răng cho bà bầu hiệu quả và an toàn nhất.

Ba-bau-bi-dau-rangBa-bau-bi-dau-rang

1. Nguyên nhân bà bầu bị đau răng 

1.1. Trào ngược dạ dày

Khi bị trào ngược dạ dày, dịch vị đẩy ngược ra khỏi dạ dày và lên đến miệng, dẫn đến ợ chua. Lúc này, dịch vị axit quá nhiều trong khoang miệng có thể ăn mòn răng, dẫn đến răng bị ê buốt và đau nhức. Những cơn trào ngược dạ dày xuất hiện với tần số càng liên tục, thì răng sẽ bị ăn mòn càng nhiều và tình trạng đau nhức răng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. 

1.2. Nội tiết thay đổi

Nội tiết tố thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu đau răng. Cơ thể chị em lúc này trở nên nhạy cảm hơn, khiến việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng nướu, gây ra các vấn đề viêm nướu, sâu răng dẫn đến đau nhức răng. 

1.3. Chế độ ăn uống thay đổi

Phần lớn phụ nữ mang thai đều bị thay đổi khẩu vị ăn uống, thèm đồ chua và ăn nhiều đồ ngọt hơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến axit làm mài mòn men răng, vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Từ đó dẫn đến các vấn đề như răng bị ê buốt, viêm nướu, sâu răng… gây đau răng, nhức răng. 

1.4. Thiếu canxi

Trong quãng thời gian bầu bí, nhu cầu canxi của cơ thể bạn sẽ tăng lên để tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển. Do vậy, nếu không bổ sung đủ lượng canxi trong thai kỳ sẽ khiến răng trở nên yếu hơn, dễ đau nhức khi bị kích thích do ăn uống.

1.5. Vệ sinh răng miệng sai cách

Trong giai đoạn mang bầu, răng nướu trở nên nhạy cảm hơn. Do đó vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển mạnh. Dẫn đến các vấn đề như viêm nướu, đau nhức răng. Ngoài ra, việc đánh răng quá mạnh cũng có thể làm tổn thương răng nướu gây đau răng. 

2. Đau răng khi đang mang thai có nguy hiểm không?

Nếu trong thai kỳ, chẳng may mẹ bầu bị đau răng kéo dài lâu ngày thì có thể dẫn tới một số vấn đề như: 

2.1. Sinh non và con bị suy dinh dưỡng 

Một nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Hậu sản của Bệnh viện Từ Dũ – TP.HCM năm 2014. Kết quả cho thấy bà mẹ mang thai bị viêm nha chu có nguy cơ sinh non và nhẹ cân tăng gấp 2,2 lần so với các mẹ bầu không bị viêm nha chu. Vì đau nhức răng khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, dẫn đến không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Đồng thời, đau răng còn kích thích sản sinh ra prostaglandin gây sinh non.

Đau răng có thể ảnh hưởng đến thai nhiĐau răng có thể ảnh hưởng đến thai nhi

2.2. Nguy cơ lây truyền vi khuẩn sang con

Phụ nữ trong thai kỳ nếu bị sâu răng dẫn đến nhiễm trùng máu, thì vi khuẩn gây sâu răng S.mutans có thể thông qua đường máu lây sang con. Hậu quả khiến bé sau này dễ bị sâu răng hơn so với bạn bè cùng trang lứa. 

Một số nghiên cứu ở trẻ 4,5 tuổi đã cho thấy, nếu mẹ bị sâu răng khi mang thai, thì trẻ cũng dễ bị sâu răng và sâu răng nhiều hơn những trẻ có mẹ không mắc bệnh lý răng miệng trong thời kỳ mang bầu. 

3. Cách chữa trị đau nhức răng cho bà bầu

3.1. Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu 

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu - Bảo vệ lợi, giúp răng chắc khỏe từ gốcNước súc miệng dược liệu Ngọc Châu - Bảo vệ lợi, giúp răng chắc khỏe từ gốc

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu với thành phần cúc La Mã có tác dụng hỗ trợ giảm đau, kết hợp với các thành phần dược liệu khác hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Đây là sản phẩm được các nha sĩ khuyên mẹ bầu nên sử dụng để giảm các cơn đau nhức răng, cũng như ngăn ngừa các bệnh về răng miệng.

Thành phần của nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu được chiết xuất từ các dược liệu lành tính. Do đó, đặc biệt phù hợp với bà bầu có răng nướu nhạy cảm. Sử dụng sản phẩm mỗi ngày ít nhất 2 lần, sau vài ngày bà bầu sẽ thấy tình trạng đau nhức răng được cải thiện.

Có thể bạn quan tâm: 24 cách chữa đau răng hiệu quả

3.2. Nước muối ấm

Sử dụng muối pha với nước ấm độ mặn vừa phải. Muối sẽ giúp khử trùng, sát khuẩn, giúp làm sạch vùng miệng tối đa, dứt cơn đau nhức răng. Súc miệng 2 lần sáng và tối khoảng 30 giây sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau.

súc miệng bằng nước muối là cách trị đau nhức răng cho bà bầu hiệu quảsúc miệng bằng nước muối là cách trị đau nhức răng cho bà bầu hiệu quả

3.3. Lá lốt

Là bài thuốc từ dân gian được ông cha ta truyền lại. Trong thân và lá lốt có chứa alcaloid và tinh dầu (chủ yếu là beta-caryophylen), còn rễ cây chứa tinh dầu có thành phần chính là benzyl axetat. Cả 3 đều có tính kháng khuẩn rất cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm hiệu quả.

Sử dụng lá lốt theo 2 cách sau:

Cách 1: Sử dụng lá lốt giảm đau răng cho bà bầu

  • Lấy 1 nắm lá lốt đun hoặc giã cùng với một lít nước, cho vào thêm ít muối.

  • Sau khi nước nguội, gạn lấy nước rồi súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.

Cách 2: Dùng rễ cây lá lốt giảm đau răng cho phụ nữ có thai

  • Sử dụng khoảng 20g rễ cây lá lốt, rửa thật sạch rồi đem giã nát với một ít muối hột, sau đó ép lấy nước.

  • Dùng tăm bông, hoặc bông gòn sạch thấm vào dung dịch vừa ép, sau đó thấm vào chỗ răng đau. Ngậm trong miệng khoảng 2-3 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối ấm.

  • Mỗi ngày làm khoảng 3-4 lần, trong 2 ngày sẽ giảm tình trạng đau răng rõ rệt. Đây là bài thuốc rất hữu hiệu giảm đau răng cho khi mang thai theo kinh nghiệm dân gian.

3.4. Tỏi

Trong tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh allicin, glycogen và fitonxit có công dụng diệt khuẩn và sát trùng hiệu quả. Lấy vài tép tỏi giã nát cùng vài hạt muối trắng, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ răng đau trong khoảng 10 phút. 

Tỏi có tính kháng viêm, diệt khuẩn caoTỏi có tính kháng viêm, diệt khuẩn cao

Kiên trì thực hiện mỗi ngày các mẹ sẽ thấy tác dụng mà chúng mang lại. Và các bà bầu sẽ không còn nỗi lo bị đau răng khi mang thai nữa.

3.5. Gừng

Cũng như tỏi, gừng cũng là một trong số những bài thuốc dùng để chữa trị đau răng. Trong gừng có chứa tecpen, oleoresin và chất men zingibain, đây là một loại thuốc giảm đau rất hữu hiệu.

Có thể kết hợp gừng và tỏi để trị đau răng một cách hiệu quả hơn. Lấy vài tép tỏi khô bóc vỏ giã nát cùng vài hạt muối trắng. Gừng cũng cạo sạch vỏ và giã nát. Tiếp theo, trộn cả 2 lại và đắp lên vùng răng đang bị đau từ 5-10 phút.

Có thể kết hợp gừng và tỏi để trị đau răng một cách hiệu quả hơnCó thể kết hợp gừng và tỏi để trị đau răng một cách hiệu quả hơn

Mỗi ngày kiên trì thực hiện vài lần sẽ thấy những chỗ đau răng được giảm đi đáng kể. Với việc bị đau răng khi mang thai, các bà bầu có thể yên tâm sử dụng biện pháp này.

3.6. Cây đinh hương

Trong đinh hương có chứa eugenol, đây là chất gây tê tự nhiên rất mạnh giúp giảm đau hiệu quả, ngoài ra còn có tính sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn. Đinh hương an toàn với bà bầu, không gây tác dụng phụ.

Dùng 1,2 nhánh đinh hướng ép và nghiến chặt ở giữa răng để cho nước ép chảy vào trong miệng. Giữ nước đinh hương ở răng đau trong khoảng 1 giờ, các mẹ sẽ thấy cơn đau được giảm xuống hẳn.

Bà bầu đau răng không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu chủ quan cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, chị em cần hết sức cẩn thận nếu bị đau răng trong thời kỳ mang thai. 

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập