Cách Thu Hoạch Tổ Yến Sào Và Chu Kì Thu Hoạch Chuẩn 2022

V. Những lưu ý khi nuôi chim yến và vận hành nhà yến

2. Thu hoạch trong trường hợp: nâng đàn (đối với nhà yến mới xây).

1. Thu hoạch tổ yến trong trường hợp: số lượng chim yến quá nhiều, nhà yến không còn khả năng nâng đàn lên được nữa.

II. Số lần thu hoạch tổ yến trong một năm

CÁCH THU HOẠCH TỔ YẾN SÀO VÀ CHU KÌ THU HOẠCH CHUẨN 2021

Tổ yến từ lâu đã được mọi người biết đến là một loại thực phẩm cao cấp, chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao cũng như là mức giá thành khá đắt so với các thực phẩm khác trên thị trường.

Vốn là món chỉ được dành cho vua chúa ăn, thế nhưng dưới sự phát triển của công nghệ hiện đại, có rất nhiều người đã nhận thấy được tiềm năng của lĩnh vực nuôi yến lấy tổ.

Từ đó, thị trường nuôi yến được phát triển và lan rộng với tốc độ chóng mặt, sản lượng yến thu được ngày càng nhiều, giá thành cũng được kéo xuống để phù hợp với mức sống của mọi người.

Là ngành mang lại giá trị kinh tế lớn cho các nhà đầu tư, thế nhưng không phải ai bước vào là cũng thành công trong lĩnh vực đầy cạnh tranh này!.

Để có thể xây dựng và vận hành một nhà yến hiệu quả, cần rất nhiều các yếu tố liên quan như: thiết kế xây dựng, thiết bị, vận hành,…

=> Tham khảo thêm tại: Kỹ thuật nuôi yến hiệu quả nhất

Hôm nay, PvH sẽ làm một bài viết, hướng dẫn mọi người một số kiến thức cơ bản về tổ yến cũng như cách thu hoạch yến sào sao cho hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất cho người nuôi!.

I. Nuôi yến bao lâu thì có tổ?

Điều đầu tiên mà thiết bị nuôi yến PvH muốn bạn biết và cần tránh nhất, đó chính là tâm lý vội vàng, mong muốn nhanh chóng thu hoạch để lấy lại số vốn đã bỏ ra, từ đó dẫn đến việc thu hoạch không đúng thời điểm, sai cách thức.

Làm cho sản lượng thu hoạch yến bị giảm, chất lượng tổ yến không đạt chuẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng số lượng bày đàn của chim yến.

Vậy, nuôi yến bao lâu thì thu hoạch?

Đối với một nhà yến được xây dựng và đầu tư rất tốt về các trang thiết bị, tạo môi trường cực kì thuận lợi cho chim đến sinh sống, làm tổ thì bạn có thể bắt đầu thu hoạch yến nuôi sau khoảng sau một năm nuôi dưỡng, thế nhưng sản lượng sẽ không quá nhiều đâu nhé!.

Khoảng thời gian được những người nuôi yến có kinh nghiệm đánh giá là thích hợp để bắt đầu thu thu hoạch tổ yến là từ “năm thứ 3” trở đi.

Trong 2 năm đầu, là khoảng thời gian để chim yến thăm dò và dẫn dụ đàn bay về, số lượng còn rất ít, thế nên, tận dụng thời gian này để gia tăng số lượng đàn sẽ là quyết định hợp lý nhất.

Năm thứ 3, bắt đầu quy trình thu hoạch yến, khi nhà yến đã có trên 300 tổ, nên thu hoạch khoảng từ 5 – 6 đợt với số lượng vừa phải để duy trì và nhân rộng số lượng đàn.

Năm thứ 4, gia tăng tần suất và sản lượng thu hoạch yến lên từ 8 – 10 lần, lưu ý cần tránh thu hoạch vào thời điểm chim đang ấp và đẻ trứng.

Năm thứ 5, sau khi nhà yến đã đi vào ổn định cả về số lượng chim lẫn tổ, thì bạn có thể thu hoạch đều đều mỗi tháng 1 lần, khuyến khích nên thu hoạch trước khi chim đẻ trứng.

Từ năm thứ 6 trở về sau, ngoài quy trình thu hoạch yến mỗi tháng 1 lần, bạn còn phải kết hợp giữ thu hoạch tổ và kiểm tra nhà chim để tránh tình trạng thu hoạch nhầm tổ.

Nên quan sát chính xác số lượng tổ, số lượng trứng, số lượng chim non sắp rời tổ để có thể quản lý thời gian thu hoạch tổ yến một cách có hiệu quả hơn.

nuôi yến bao lâu thì có tổ

II. Số lần thu hoạch tổ yến trong một năm

Ngoài phương pháp thu hoạch tổ yến đã nêu ở trên, chúng ta sẽ có một số trường hợp nên thu hoạch tổ yến như sau:

Thông thường, trong một năm thì chúng ta có thể thu hoạch tổ yến được 4 lần trong các trường hợp sau:

1. Thu hoạch tổ yến trong trường hợp: số lượng chim yến quá nhiều, nhà yến không còn khả năng nâng đàn lên được nữa.

Thường là sau khi chim yến làm tổ đã xong, sẵn sàng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng.

Phương pháp này còn có tên gọi khác là phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ). Những tổ này sẽ không đạt chất lượng như những tổ đủ ngày, đủ tháng.

2. Thu hoạch trong trường hợp: nâng đàn (đối với nhà yến mới xây).

Sau khi thu hoạch tổ yến, chủ nhà cần phải thực hiện đúng và đủ các phương pháp thu hoạch một cách chi tiết, chắc chắn.

Đảm bảo không làm ảnh hưởng đến số lượng và môi trường sống của đàn yến, cũng như không làm cho chim yến cảm thấy mất đi sự yên tĩnh và bay đi.

III. Thời điểm thích hợp để thu hoạch tổ Yến

– Thời gian chính xác và thích hợp nhất để thu hoạch tổ yến là từ 9h sáng -15h trưa bởi vì, đó chính là lúc chim yến đi kiếm mồi.

– Nên tránh thu hoạch tổ vào lúc chim đang nghỉ ngơi vì như vậy sẽ làm xáo trộn và gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chim.

– Tất cả các hoạt động thu hoạch trong nhà yến cần phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng nhất, tránh làm cho chim cảm thấy sợ hãi.

– Thời điểm người nuôi thu hoạch tổ cũng là lúc thích hợp để kiểm tra và trực tiếp loại bỏ các yếu tố gây hại đối với chim yến.

– Để đảm bảo sự nguyên vẹn và an toàn cho tổ không bị gãy, thì nên phun nước trước khi lấy tổ xuống, phun trực tiếp vào các vị trí như thanh xà gỗ gắn xung quanh tổ, sau đó mới dùng dao mỏng để lấy nó xuống.

– Cần phải chú ý thời gian thu hoạch tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi, làm sao để chim không cảm thấy bối rối và sợ hãi, từ đó giúp nó làm tổ trở lại như lúc ban đầu.

– Phải kiểm tra kĩ bên trong tổ yến trước khi thu hoạch, xem trong đó có trứng hay chim non không (nếu có thì không nên thu hoạch vội).

Vậy, cách thu hoạch yến sào như thế nào là chuẩn?

thời điểm thích hợp để thu hoạch tổ yến sào

IV. Quy trình thu hoạch tổ Yến

Chăm sóc nhà yến là một công việc yêu cầu những người nuôi yến cần phải có kỹ thuật, hiểu biết sâu về các đặc tính của loài chim yến.

Trong quy trình thu hoạch tổ yến cũng vậy, người thu hoạch cần phải nắm rõ được các quy luật về sinh sản, làm tổ của chim yến để từ đó có thể đưa ra những phương pháp thu hoạch đúng và phù hợp, không làm ảnh hưởng xấu đến đàn yến cũng như hiệu quả nhà yến của mình.

– Trước khi chim Yến đẻ trứng (hay còn được gọi là phương pháp cướp tổ):

  • Ưu điểm:

Đây là thời điểm rất được nhiều người nuôi yến ưa chuộng để thu hoạch, bởi vì, khi chúng ta lấy tổ yến tại thời điểm này, những tổ yến thu được sẽ là loại sạch sẽ nhất, không bị lẫn nhiều lông, phân hay bụi bẩn.

Giá trị của tổ yến mang lại lúc này cũng là cao nhất, nhờ lượng thời gian xử lý ngắn do bản thân tổ yến đã sạch sẵn rồi.

Lúc này, sau khi thu hoạch, chim yến sẽ phát hiện mình bị mất tổ và sẽ lập tức xây lại tổ mới ngay.

  • Nhược điểm:

Tuy nhiên, nhược điểm chính của phương pháp này chính là trọng lượng của tổ yến thu hoạch được sẽ nhẹ hơn, nguyên nhân là vì lượng nước dãi của chim yến mùa này rất ít.

Và tất nhiên, sức khỏe của những con chim yến mái sẽ bị ảnh hưởng, vì chúng phải mất sức để xây lại tổ mới, đặc biệt là khi chúng đang chuẩn bị đẻ nhưng lại không có tổ.

Số lượng đàn trong nhà yến sẽ tăng chậm, lí do là vì chim bố mẹ đã kiệt sức do xây tổ mới nên không thể chăm sóc chim non được tốt, từ đó chim yến non sẽ yếu ớt và dễ chết hơn.

– Thu hoạch khi Yến đẻ 2 cái trứng:

Bạn sẽ tiếng hành thu hoạch tổ yến khi thấy trong tổ có 2 cái trứng được chim yến cái đẻ ra.

  • Ưu điểm:

Một ưu điểm là khi thu hoạch tổ yến tại thời điểm này, tổ yến đã được hoàn thành đầy đủ về mặt cấu trúc, thế nên thành phẩm thu hoạch được sẽ dày và có chất lượng cao hơn.

  • Nhược điểm:

Phương pháp này làm cho số lượng chim yến sẽ bị giảm đi đáng kể, do không có các trứng nở để đẻ ra những con chim yến non.

Và các chim bố mẹ cũng sẽ rời bỏ tổ và tìm đến những nơi khác tốt hơn.

– Thu hoạch tổ yến sau khi chim yến non rời tổ (Khuyên dùng):

Phương pháp cuối cùng trong thu hoạch là lấy tổ khi chim yến non đã rời đi.

  • Ưu điểm:

Với cách thu hoạch này, thì bạn sẽ được một số lợi ích ví dụ như: số lượng tổ yến sẽ được gia tăng lên nhiều lần, do khi chim non rời tổ cũ, nó vẫn sẽ ở lại trong nhà và tiếp tục xây tổ mới.

  • Nhược điểm:

Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm là chất lượng tổ yến sau khi thu được không sạch mà có nhiều bụi bẩn, lông yến, tạp chất,…

Để xử lý hết tạp chất cần phải qua nhiều khâu nên những giá trị dinh dưỡng trong tổ yến sẽ bị giảm đi đôi chút.

– Tổng kết:

Mỗi phương pháp thu hoạch đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng.

Để có thể thu hoạch yến nuôi và mang về nhiều tổ yến chất lượng nhất thì bạn nên kết hợp, luân phiên giữa 3 phương pháp lại với nhau, tùy theo từng trường hợp mà bạn gặp phải mà lựa chọn sử dụng phương pháp thích hợp.

Và tất nhiên nhà yến của bạn phải đáp ứng được về tổng thể: thiết bị nhà yến chuyên nghiệp, kỹ thuật xây dựng đúng đắn, vị trí thích hợp và kỹ thuật vận hành cũng như âm thanh nhà yến phù hợp

phương pháp thu hoạch tổ yến

V. Những lưu ý khi nuôi chim yến và vận hành nhà yến

những lưu ý khi nuôi chim yến

Trong quá trình nuôi và vận hành nhà yến thì người nuôi cần phải nắm bắt được những kỹ năng cũng như kỹ thuật tốt mới có thể duy trì hiệu quả và giúp nhà yến thành công.

Thế nhưng, không phải ai chịu tìm hiểu cũng như biết cách làm sao để chăm sóc chim yến tốt nhất, thu về những tổ chim có chất lượng cao.

Ngoài ra, các công trình nhà yến sau một khoảng thời gian vận hành sẽ bị cũ cũng như bắt đầu hư hỏng một vài trang thiết bị quan trọng.

Chính vì thế, người quản lý nên thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời để nhanh chóng mang thiết bị đi sửa chữa, bảo hành, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả của nhà yến.

Hệ thống loa phát là bộ phận có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc dẫn dụ chim yến về nhà, làm tổ, nên thỉnh thoảng bạn cũng cần kiểm tra xem thử hệ thống loa có đang hoạt động tốt hay không, có cần phải điều chỉnh lại cường độ, âm lượng để phù hợp với tần số của chim yến hay không,…

Ngoài ra, việc kiểm tra các giá làm tổ có bị nấm mốc hay không cũng là việc nên làm và hết sức cần thiết, bởi vì giá tổ là nơi những chú chim yến đang sinh sống và làm tổ.

Để chim yến làm tổ trên những giá bị nấm mốc sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tổ yến được thu hoạch.

Nếu trong quá trình nuôi có bất kì vấn đề nào xảy ra, người nuôi nên xử lý triệt để, tránh gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả của nhà yến.

Cần phải thường xuyên vệ sinh phân chim thật sạch để tránh tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây bệnh cho con chú chim yến trong đàn.

Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố, điều kiện sống trong nhà yến sao cho phù hợp với đặc tính của các đàn chim yến ở bên trong, ví dụ như: âm thanh, ánh sáng, không khí, độ ẩm, những bẫy tiêu diệt thiên địch,…

Vệ sinh môi trường xung quanh nhà yến thường xuyên, dọn dẹp sạch sẽ rác thải, chặt các cây to, phát quan cây cối, bụi rậm nhằm hạn chế các thiên địch như rắn, tắc kè, chuột, cú mèo,… phát triển, tạo môi trường sống bình yên nhất dành cho chim yến.

Hy vọng, thông qua bài viết trên, các bạn đã có thêm nhiều hiểu biết về các vấn đề như: nuôi yến bao lâu thì thu hoạch, cách thu hoạch yến sào, quy trình thu hoạch yến,…

Mong rằng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều hành và quản lý nhà yến, giúp nhà yến đạt hiệu quả cao, thành công cũng như thu hồi lại nguồn vốn và kiếm lời một cách nhanh chóng nhất.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào hoặc đang có nhu cầu về xây dựng, thu mua thiết bị hay những vấn đề liên quan đến nhà yến hoặc yến sào.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 0945 626 825 Gặp Mr.Hoàng hoặc để lại thông tin liên lạc trên Website và Fanpage.

Chúng tôi sẽ giải đáp trực tiếp và miễn phí tất cả các vấn đề của bạn!.

những lưu ý khi nuôi chim yến

Tham Khảo Thêm Các Bài Viết Bổ Ích Khác:

Báo Giá Thi Công Nhà Yến

Báo Giá Gỗ Nhà Yến: Gỗ meranti và gỗ bạch tùng

Thủ Tục Pháp Lý Xây Dựng Nhà Yến

Nhà Yến Thành Công Cần Gì?

Tổng Quan Âm Thanh Nuôi Yến

Tổng Quan Nghề Nuôi Yến

Bản Vẽ Thiết Kế Nhà Yến

Cách Tạo Côn Trùng Cho Nhà Yến

Kỹ Thuật Xây Dựng Nhà Yến

Mô Hình Nhà Yến Cấp 4

Kỹ Thuật Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Yến

Kinh Nghiệm Nuôi Yến Lấy Tổ 300kg/ Năm

15+ Kỹ Thuật Nuôi Yến Trong Nhà

Đặc Điểm Nhận Biết Vùng Nuôi Yến Tiềm Năm

Cách Thu Hoạch Tổ Yến Chuẩn Nhất

Kích thước nhà yến tiêu chuẩn và hiệu quả

Kỹ Thuật Vận Hành Nhà Yến