Các vấn đề về giáo dục thẩm mỹ cho học sinh Tiểu học
Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây giáo dục khá thành công trong việc đào tạo và có những thành tích tốt trong công tác giảng daỵ Nhưng bên cạnh đó giáo dục thẩm mỹ cho học sinh Tiểu học vẫn chưa được triển khai mạnh. Ở các trường hiện nay đã tiến hành giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua các môn học như âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục công dân. Tuy nhiên các môn học này hầu như đã có một hệ thống chương trình chuẩn mực như quy định về cách vẽ, cách phổ nhạc, thanh âm, cách sống và giáo dục đạo đức chính vì thế việc các em có đem vào thực tế để áp dụng hay không lại là một vấn đề khác.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các vấn đề về giáo dục thẩm mỹ ở môi trường Tiểu học nhé.
Các khái niệm cơ bản
Thẩm mỹ là cảm quan về cái đẹp, sự thưởng thức và hiểu biết về cái đẹp.
Giáo dục thẩm mỹ là hướng dẫn, truyền thụ cho người học có nhận thức đúng đắn và tương đối về cái đẹp nói chung và cái đẹp về nghệ thuật nói riêng về nền văn hóa văn minh, các công trình, các trường phái nghệ thuật.
Theo quan điểm giáo dục thì giáo dục thẩm mỹ thì quá trình bồi dưỡng cho học sinh sự hiểu biết, cảm thụ đánh giá đúng về cái đẹp trong nghệ thuật và trong cuộc sống. Từ đó có cơ sở để phát huy khả năng sáng tạo và biết nhìn nhận mọi thứ đúng với giá trị của nó.
Thực trạng về giáo dục thẩm mỹ ở trường Tiểu học
Hiện nay việc các em học sinh có thái độ sống vô tâm, vô cảm trước những cái đẹp cái tốt của cuộc sống rất nhiều. Nguyên nhân chính là do các em chưa được sự đào tạo chuyên sâu nào về giáo dục thẩm mỹ. Các năng khiếu nghề thuật của các em cũng chưa được khám phá và phát huy.
Đa phần lứa tuổi Tiểu học các em ai cũng đều có những ước muốn, khát khao chinh phục, khám phá, sáng tạo nên cái đẹp, và phát triển những giá trị thẩm mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh vẫn còn có nhận thức, hành động lệch lạc, phản thẩm mỹ, đi ngược lại mục tiêu giáo dục mà xã hội đang hướng tới.
Ở độ tuổi này các em dù chưa thực sự trở thành người lớn nhưng có những chuyển biến mạnh mẽ và thay đổi về tâm sinh lý, đặc biệt là việc hình thành và phát triển của sự tự ý thức. Từ đó hình thành nên những tri giác, cảm nhận về đặc điểm cơ thể, cử chỉ, thái độ, cách hành xử, nghĩa là các em bước đầu quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ của bản thân và của thế giới xung quanh.
Ngay tại trường học việc thực hiện trang phục, lễ phục và nghi thức học đường như đồng phục, bảng tên, sinh hoạt trong giờ học… đúng quy định cũng là những biểu hiện của việc các em đã bộc lộ xu hướng vươn đến sự thẩm mỹ cho bản thân mình
Lợi ích của việc giáo dục thẩm mỹ
Giúp định hướng thẩm mỹ cho các em học sinh để rèn luyện kỹ năng tỉ mĩ biết phân định đẹp xấu và có cái nhìn chân, thiện, mĩ với mọi thứ xung quanh mình.
Ngoài ra giáo dục thẩm mỹ còn giúp khai thác tài năng và khơi dậy những mong muốn của bản thân mỗi học sinh giúp các em có nhận thức đúng đắn về sở thích , đam mê của mình chứ không phải đi theo trào lưu số đông hoặc sự tán dương qua loa của bạn bè.
Thực tế có rất nhiều trường hợp các em có cái nhìn sai lệch về cái đẹp nên chọn những trang phục, phụ kiện hoặc cách sống không phù hợp với bản thân vì vậy giáo dục thẩm mỹ chính là yếu tố cần thiết để giúp các em theo đuổi những cái đẹp thuộc về mình .
Mặc khác, khi được giáo dục thẩm mỹ đúng cách sẽ giúp các em biết tôn trọng những nét đẹp văn hóa, các giá trị sống của xã hội và tự hòa về bản sắc dân tộc. Qua đó giúp các em có nền tảng tích cực để có thể hội nhập chủ động thay vì bị lôi kéo ảnh hưởng với những văn hóa không phù hợp.
Vai trò của giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mỹ là một trong những bộ phận của giáo dục toàn diện.
Đồng thời đóng vai trò hỗ trợ trong việc rèn luyện các kỹ năng sống của học sinh góp phần tạo nên sự hài hòa về thái độ sống và nhận thức mọi thứ về cái đẹp theo huynh hướng phát triển toàn diện, cuộc sống trở nên vui tươi và sáng tạo hơn, kích thích sự phát triển của học sinh và trao dồi tình cảm giữa các em với mọi người xung quanh.
Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ
Bồi dưỡng cho học sinh nhu cầu và khả năng sáng tạo cái đẹp biết cách thưởng thức cái đẹp và muốn tạo ra những cái đẹp tích cực trong học tập và cuộc sống.
Bồi dưỡng tình cảm tức là giúp các em biết rung cảm thẩm mỹ trước những cái đẹp nhất định. Rèn luyện tình cảm và hướng đến những cái đẹp toàn diện trong cuộc sống.
Phát triển năng lực thẩm mỹ của học sinh, phát huy các năng khiếu sở trường mang tính nghệ thuật để đào tạo ra những nhân tài và tạo điều kiện phù hợp để bé học tập và phát huy năng lực bản thân, sống đúng với nhận thức trong cuộc sống phong phú và đa dạng của mình.
Nội dung của giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước lòng thương người tính đoàn kết và lòng bái ái với đồng bào, biết thương yêu mọi người và giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn.
Giáo dục tình cảm yêu thương gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Giáo dục cách ứng xử đối với mọi người xung quanh.
Giáo dục tình yêu lao động và trân trọng thành quả lao động của người khác.
Bài viết trên đã đưa ra các vấn đề về giáo dục thẩm mỹ mà chúng ta cần phải quan tâm và thực hiện ngay bây giờ để góp phần xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện và đa chức năng. Bên cạnh đó các bạn nên tìm hiểu thêm các phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho học sinh Tiểu học để có cách thức đào tạo phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhé.