Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính

Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính. Cách áp dụng các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định mới nhất năm 2021.

    Khi các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính thường rất lo lắng là mình sẽ bị xử phạt theo mức nào trong khung hình phạt. Nếu có nhiều thành tích, đã khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra có được giảm nhẹ hay không? hoặc có những hành vi vi phạm nhiều lần, nhiều lần tái phạm, hậu quả nghiêm trọng thì có bị xử phạt nặng hơn không? các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng bao gồm những hành vi nào? được quy định trong các văn bản nào của pháp luật.

    1. Vi phạm hành chính là gì?

    Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên cá nhân vi phạm hành chính có thể được giảm nhẹ hình phạt hoặc bị tang nặng nếu hành vi rơi vào các tình tiết giảm nhẹ và tang nặng quy định trong luật.

    Trong xử phạt vi phạm hành chính thì việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng cũng không có ý nghĩa trong việc xác định hình thức xử phạt như các yếu tố tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm của hành vi vi phạm hay đối tượng vi phạm. Bởi vì, hình thức xử phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính được căn cứ vào khung hình phạt, điều, khoản, điểm, của Nghị định, thông tư quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể. Nếu hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị xử phạt tương ứng với khung phạt nào thì người có thẩm quyền xử phạt bắt buộc phải áp dụng hình thức xử phạt đã được quy định tại khung đó. Tuy nhiên, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ lại có ý nghĩa quyết định trong việc xác định mức phạt tiền.

    Tinh-tiet-giam-nhe-trong-trach-nhiem-hanh-chinhTinh-tiet-giam-nhe-trong-trach-nhiem-hanh-chinh

    Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Xem thêm: Thời hạn, thời hiệu? Cách tính thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

    2. Các tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính

    Các tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính thông thường là các tình tiết gắn liền với các chủ thể vi phạm, có tác dụng làm giảm nhẹ mức độ trách nhiệm hành chính của các cá nhân, tổ chức vi phạm, cho nên việc áp dụng các tình tiết này phải được xem xét cùng với việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu chủ thể vi phạm có đủ điều kiện để được xem xét và thuộc các điều kiện giảm nhẹ hành vi vi phạm thì các tình tiết này phải được thể hiện ngay trong nội dụng trong quyết định xử phạt vi phạt hành chính.

    Do vậy, trên cơ sở đó, những tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt mới được áp dụng mức chế tài thấp hơn so với các trường hợp thông thường. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ phải dựa trên sự thật khách quan để xem xét một cách toàn diện, công minh các tính tiết gắn liền với chủ thể vi phạm. Để đảm bảo sự thượng tôn của pháp luật nhằm đảm bảo theo nguyên tăc là mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật

    Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

    Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

    Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

    Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

    Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

    Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

    Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

    Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Xem thêm: Quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thế nào?

    3. Các tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính

    Theo đó, trong Luật xử lý vi phạm hành chính đến năm 2020 vẫn còn hiệu lực thì các hành vi được coi là có cấu thành tăng nặng nếu: vi phạm có tổ chức, vi phạm nhiều lần, tái phạm, chuyên nghiệp, đã bị xử phạt vi phạm hành chính rồi nhưng được xóa nay lại tiếp tục vi phạm, không có tinh thần hợp tác, sửa chữa, khắc phục hậu quả những hành vi vi phạm đã gây ra của mình thì khi có hành vi vi phạm cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng mức hình phạt tối đa cho những hành vi phạm được thể hiện trong quyết định xử phạt.

    Nếu vụ việc có tính tiết giảm nhẹ theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì mức tiền phạt có thể được giảm xuống thấp hơn so với mức trung bình của khung hình phạt nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung hình phạt đó, còn so với tình tiết tăng nặng thì luật xử lý vi phạm hiện hành mới nhất năm 2021 vẫn còn áp dụng thì mức tiền phạt có thể tăng trên mức trung bình của khung hình phạt đó nhưng không được cao hơn mức tối đa của khung hình phạt đã quy định tại điều, khoản, điểm đó theo quy định của pháp luật.

    Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành cũng như Luật xử phạm vi phạm hành chính, các thông tư, nghị định hướng dẫn cũng không quy định cụ thể về cách xác định mức phạt tiền trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì sẽ xác định như thế nào, có nhiều tình tiết tăng nặng sẽ như thế này mà chỉ có một số văn bản trong một số lĩnh vực cụ thể có hướng dẫn cụ thể ví dụ nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt sẽ áp dụng mức tối thiểu của khung hình phạt. Tường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bù trừ theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.

    Cho nên người có thẩm quyền sẽ căn cứ tùy vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để xem xét quyết định mức phạt tiền cho phù hợp với từng hành vi vi phạm.

    Do vậy, việc xem xét quyết định xử phạt áp dụng đúng và đầy đủ hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

    Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:

    “Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ

    Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

    1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

    2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

    3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

    5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

    7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

    8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.”

    Như vậy, nếu hành vi của chủ thể vi phạm rơi vào các khoản từ 1 đến 8 Điều 9. Đó là: do trình độ lạc hậu, do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tự nguyện khai báo…thì họ sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm của mình. Các quy định trên cũng  được coi là căn cứ để cơ quan nhà nước có thảm quyền xử phạt. Điều này thể hiện cao tính khoan hồng của pháp luật.

    Ngoài ra tại Điều 10 Luật cũng quy định:

    “Điều 10. Tình tiết tăng nặng

    1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

    a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

    b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

    c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

    d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

    đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;

    g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;

    h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

    i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

    k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

    l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;

    m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

    2. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.”

    Theo đó, các hành vi được coi là có cấu thành tăng nặng nếu: vi phạm có tổ chức, vi phạm nhiều lần, tái phạm… Chủ thể vi phạm hành chính mà có thêm các tình tiết này sẽ bị phạt nặng hơn.  Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng nếu các hành vi đó mà đã bị xử lý và quy là hành vi vi phạm hành chính thì sẽ không coi là tình tiết tăng nặng nữa

    tinh-tiet-tang-nang-va-giam-nhe-trong-xu-ly-vi-pham-hanh-chinhtinh-tiet-tang-nang-va-giam-nhe-trong-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh

    Luật sư tư vấn pháp luật về xử lý vi phạm hành chính qua tổng đài: 1900.6568

    Xem thêm: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hành chính

    4. Tình tiết giảm nhẹ trong trách nhiệm hành chính

    Tóm tắt câu hỏi:

    Tôi đã ly hôn được 2 năm, chồng cũ của tôi liên tục đến quấy rối, chửi bới và dọa nạt tôi. Cách đây một tháng còn sang bên nhà tôi (nhà chồng mới cưới của tôi) đập phá và chửi bới. Sau đó thì người chồng tôi mới kết hôn bức xúc và tức giận khi hành vi đó liên tục xảy ra và sang bên nhà chồng cũ nói chuyện. Trong lúc nói chuyện chồng cũ chửi bới xúc phạm nên chồng mới của tôi có đập bàn ghế làm vỡ gương trên bàn. Nay người chồng cũ tố cáo ra công an và công an đã gọi chồng mới lên giải quyết và xử phạt hành chính? Vậy luật sư cho tôi hỏi bên công an phạt 5.000.000 đồng có đúng không? Tại sao không có tình tiết giảm mức phạt nhẹ xuống? Tôi mong luật sư tư vấn vì tôi rất bức xúc!

    Luật sư tư vấn:

    Theo như nội dung bạn trình bày bạn cần lưu ý:

    Thứ nhất: Đối với hành vi làm hư hỏng, hủy hoại tài sản của người khác

    Tại Nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định như sau:

    “2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

    b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

    c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm phápluật mà có;

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.”

    Để xem xét việc bị xử lý vi phạm hành chính có đúng hay không bạn cần đưa ra căn cứ để chứng minh hành vi chồng hiện tại của bạn thực hiện, nếu như không chứng minh được sẽ bị xử phạt theo mức từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Thứ hai: Về tình tiết giảm nhẹ

    Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có đưa ra các tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính như sau:

    Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ

    Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

    1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

    2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

    3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

    5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

    7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

    8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.”

    Bạn có thể dựa vào những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm trong xử lý vi phạm hành chính để trình bày với bên phía cơ quan công an để có căn cứ giảm nhẹ mức phạt mà chồng bạn đang bị áp dụng.

    Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi xử lý rác thải không đúng quy định

    5. Tình tiết giảm nhẹ khác theo Luật xử lý vi phạm hành chính

    Tóm tắt câu hỏi:

    Tại điều 9 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên tại khoản 8 có nói đến những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định. Vậy những tình tiết giảm nhẹ khác đấy là gì? Nhờ Luật sư tư vấn giúp. Xin trân thành cảm ơn!?

    Luật sư tư vấn:

    Theo quy định tại khoản 8 điều 9 luật xử lý vi phạm hành chính 2012, ngoài những tình tiết giảm nhẹ đã nêu tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 7 thì còn có các tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng từ khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực cho đến nay, Chính phủ chưa ban hành bất cứ một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về những tình tiết giảm nhẹ khác quy định tại khoản 8 điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

    Như vậy không có nghĩa rằng ngoài những tình tiết giảm nhẹ được quy định từ khoản 1 đến khoản 7 điều 9 thì không còn những tình tiết giảm nhẹ khác. Quy định tại khoản 8 điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là một quy phạm mang tính chất “quét” điển hình thường thấy trong pháp luật Việt Nam. Các nhà làm luật thường sử dụng những quy phạm dạng này trong những điều luật mang tính chất liệt kê để phòng trừ trường hợp pháp luật không dự liệu được những trường hợp có thể xảy ra trên thực tế khi đề ra khả năng bổ sung những trường hợp mới cho nội dung điều luật mà không cần phải sửa đổi quy định.

    Khoản 8 điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính cũng được thông qua với chung mục đích đó, bởi trong quá trình áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên thực tế hoàn toàn có thể phát sinh, xuất hiện những tình tiết đủ điều kiện và phù hợp để được coi là một tình tiết giảm nhẹ. Khi đó, khoản 8 sẽ phát huy tác dụng của nó, Chính phủ sẽ căn cứ vào đó để ban hành văn bản hướng dẫn về tình tiết giảm nhẹ mới để hướng dẫn thực hiện một cách dễ dàng và hợp pháp.

    Vậy, đôi khi, theo nghiệp vụ lập pháp và yêu cầu của thực tế mà pháp luật có những quy định mang tính chất “mở” như khoản 8 điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính để tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật trên thực tế.